Vụ khủng bố ở Paris có ý nghĩa gì với Pháp và toàn Châu Âu?

Hiện đang có rất nhiều thông tin khác nhau về việc tổ chức nào đã gây ra vụ tấn công ngày 13/11 tại Paris. Việc sàng lọc các manh mối sẽ rất khó khăn đối với chính quyền Pháp cũng như các tổ chức giám sát ở nước ngoài.

Mặc dù Nhà nước Hồi giáo (IS) đã lên tiếng nhận trách nhiệm cho các vụ tấn công, hiện vẫn chưa rõ các thủ lĩnh của IS có thực sự lập kế hoạch, tìm kiếm nguồn tài chính hay chỉ đạo thực hiện vụ việc hay không.

Vụ khủng bố ở Paris có ý nghĩa gì với Pháp và toàn Châu Âu? - ảnh 1

Những bông hoa dành cho các nạn nhân thiệt mạng trong vụ tấn công liên hoàn ở Paris ngày 13/11.

Cho đến nay, chính quyền vẫn chưa thể xác định được liệu những tay súng gây ra vụ việc là những phần tử nằm vùng bị cám dỗ bởi các tổ chức khủng bố (giống như tay súng Ahmed Coulibaly, kẻ đã bắt 4 người làm con tin tại một cửa hàng tạp hóa và sau đó giết chết họ), hay là những phiến quân được các thủ lĩnh cử đến.

Những lựa chọn của Pháp

Tổng thống Pháp Francois Hollande đã tuyên bố công khai rằng thủ phạm của vụ khủng bố liên hoàn này là IS và gọi đây là hành động gây chiến. Phản ứng của Pháp sau vụ khủng bố diễn ra tại đất nước mình có sự khác biệt lớn so với chính phủ Tây Ban Nha sau khi vụ đánh bom ở một ga tàu ở Madrid do các phần tử cực đoan tiến hành xảy ra vào tháng 3/2004.

Thay vì rút lui khỏi cuộc chiến chống chủ nghĩa khủng bố, dường như Pháp sẽ tiếp tục mở rộng các hoạt động nhằm đáp trả cuộc tấn công liên hoàn mới đây. Cho đến khi xác định chính xác tổ chức nào có trách nhiệm đối với vụ tấn công, Pháp sẽ có biện pháp phản pháo tương ứng.

Cho đến nay, các hoạt động chống khủng bố của Pháp đang được thực hiện một cách dàn trải, khi chính phủ nước này tập trung vào khu vực Sahel ở châu Phi. Pháp cũng hỗ trợ liên quân chống IS ở Iraq và Syria khi cho 6 máy bay chiến đấu Dassault Rafale đóng tại Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất (UAE) và điều 6 máy bay Mirage đến Jordan.

Vụ khủng bố ở Paris có ý nghĩa gì với Pháp và toàn Châu Âu? - ảnh 2

Ảnh chụp trên boong tàu sân bay Charles de Gaulle của Pháp.

Ngày 4/11, Paris tuyên bố chính phủ đã đưa tàu sân bay Charles de Gaulle để đẩy mạnh hoạt động không kích chống lại IS tại Syria và Iraq. Cho đến nay, máy bay Pháp đã thực hiện 1.285 lần cất cánh để tấn công các cứ điểm khủng bố ở Iraq và chỉ 2 lần ở Syria.

Pháp có rất nhiều lựa chọn để đáp trả, tuy nhiên điều này còn phụ thuộc vào việc tổ chức nào mới thực sự là thủ phạm. Nếu thành phần chỉ huy của IS được xác định là đứng đằng sau vụ tấn công ngày 13/11, rất có thể Pháp sẽ tăng cường hoạt động không kích ở Syria.

Tuy nhiên, vùng trời Syria đã có quá nhiều máy bay của liên quân do Mỹ đứng đầu và cả của Nga. Do đó, Pháp có thể sẽ đáp trả bằng cách tiếp tục tập trung vào lực lượng IS ở Iraq hoặc tại các nước khác như Libya. Pháp cũng có thể thực hiện việc huấn luyện và trang bị cho các nhóm nổi dậy chống IS ở Iraq và Syria hoặc đưa lính đặc nhiệm nhằm tiêu diệt những trung tâm chỉ huy quan trọng.

Pháp cũng có thể triển khai quân đội với quy mô lớn, tuy nhiên điều này có nghĩa là họ sẽ cần sự hỗ trợ từ trên không từ các nước NATO và Mỹ.

Tình hình chính trị châu Âu

Vụ tấn công tại Paris diễn ra vào thời điểm khủng hoảng di cư từ các nước Trung Đông, châu Á và châu Phi vẫn đang tiếp diễn. Theo thông tin mới nhận được, trong thi thể của một trong số những tay súng bị cảnh sát bắn hạ trong vụ khủng bố vừa qua có hộ chiếu Syria, và ngay sau đó một quan chức Hy Lạp tuyên bố rằng tên trong hộ chiếu thuộc về một người đã tiến vào châu Âu qua Hy Lạp vào tháng 10.

Điều này có nghĩa là những chính trị gia chỉ trích chính sách mà Liên minh Châu Âu (EU) đang làm nhằm chống lại khủng hoảng di cư sẽ càng có lý do phản đối. Cụ thể, một số người đã lên tiếng hủy bỏ hiệp định Schengen, được lập ra nhằm nới lỏng kiểm soát biên giới các nước châu Âu, sẽ coi Paris là một minh chứng rất rõ ràng.

Vụ khủng bố ở Paris có ý nghĩa gì với Pháp và toàn Châu Âu? - ảnh 3

Dòng người tị nạn đứng xếp hàng chờ được vào Đức tại biên giới Đức - Áo.

Mới đây, Ba Lan là quốc gia đầu tiên tuyên bố rằng vụ tấn công ở Paris có liên quan đến dòng người tị nạn ngày một tăng lên ở châu Âu. Ngày 14/11, ông Konrad Szymanski, một chính trị gia Ba Lan cho biết vụ khủng bố ở Paris đã khiến kế hoạch phân bố người tị nạn trên khắp các quốc gia châu Âu của EU không còn khả thi nữa.

Trong khi đó, Đảng Mặt trận Quốc gia cánh hữu của Pháp cũng yêu cầu hủy bỏ hiệp định Schengen. Trong một bài phát biểu trên truyền hình, lãnh đạo của đảng là bà Marine Le Pen nói rằng Pháp “phải giành lại quyền kiểm soát biên giới của mình”. Tại Đức, chủ tịch đảng CSU Horst Seehofer cũng có ý kiến cho rằng vụ tấn công ở Paris một lần nữa cho thấy tầm quan trọng của việc thắt chặt kiểm soát biên giới.

Ông Seehofer đã nhiều lần chỉ trích những chính sách của chính phủ Đức trước khủng hoảng di dân, và yêu cầu kiểm soát biên giới cũng như đẩy nhanh thủ tục cho những người tị nạn hồi hương. Vụ tấn công ở Paris sẽ khiến quan điểm này của ông trở nên vững vàng hơn và làm suy yếu vị thế của Thủ tướng Angela Merkel.

Vụ khủng bố ở Paris có ý nghĩa gì với Pháp và toàn Châu Âu? - ảnh 4

Bà Merkel đã phải chịu áp lực lớn kể từ khi cuộc khủng hoảng di dân bắt đầu.

Trong những tuần qua, nhiều vụ xung đột chống lại những người tị nạn đã diễn ra tại Đức, bao gồm nhiều vụ phá hoại khu vực tạm trú của người di dân. Vụ tấn công ngày 13/11 sẽ khiến nhiều nhóm cực đoan trên khắp châu Âu tăng cường tấn công những người tị nạn.

Một số nước châu Âu, bao gồm Đức, Thụy Điển, Slovenia và Hungary đã thực hiện các biện pháp kiểm soát biên giới chặt chẽ trước tình hình khủng hoảng dân di cư. Hungary và Slovenia thậm chí đã phải lập rào chắn để ngăn không cho dòng người tiến vào lãnh thổ đất nước.

Nói cách khác, vụ tấn công ngày 13/11 sẽ còn khiến chính phủ các nước châu Âu dè dặt hơn khi có ý định áp dụng chính sách mở cửa biên giới.

Nội dung được thực hiện qua tham khảo nguồn tin từ tờ Business Insider, một trang tin công nghệ lớn của Mỹ. Business Insider nổi tiếng bởi các bài viết tổng hợp từ nhiều nguồn tin với các chủ đề nổi trội liên quan đến công nghệ, chính trị, quân sự…

Anh Tuấn (lược dịch)

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Nữ hành khách người Việt khỏa thân ở sân bay Philippines vì bị phạt quá hạn visa

Một nữ hành khách người Việt đã bất ngờ khỏa thân tại sân bay Ninoy Aquino (Philippines) sau khi được yêu cầu trả thêm phí quá hạn visa.

Video lữ đoàn biệt kích Ukraine vô hiệu hóa xe tăng ‘mai rùa’ Nga bằng UAV

Chỉ với những chiếc UAV cảm tử, Lữ đoàn biệt kích biệt lập số 71 Ukraine đã khiến xe tăng ‘mai rùa’ của Nga hư hại nặng.

Video Ukraine phóng tên lửa nước ngoài, phá hủy S-400 của Nga ở Donetsk

Quân đội Ukraine đã phóng tên lửa đạn đạo ATACMS, phá hủy hệ thống phòng không S-400 Triumf của Nga ở khu vực Donetsk.

Đang cập nhật dữ liệu !