Vụ đảo Điếu Ngư, sự thất bại và ý đồ của Trung Quốc
Vụ đảo Điếu Ngư, sự thất bại và ý đồ của Trung Quốc
Tàu Trung Quốc ra đảo Điếu Ngư bị hai tàu Nhật Bản ép sát hai bên |
Những tranh luận giữa Bắc Kinh và Tokyo vẫn luôn tồn tại ở mọi thời kì. Trong thời điểm quan hệ giữa Nhật Bản và Trung Quốc đang căng thẳng như hiện nay, sự tranh chấp tại đảo Điếu Ngư (Nhật gọi là Senkaku) cũng ảnh hưởng đến cả sự phát triển thương mại của khu vực.
Trang mạng của Asia Times đã có bài viết về vấn đề tranh chấp giữa Trung Quốc và Nhật Bản tại đảo Điếu Ngư, sự tranh chấp này không chỉ ảnh hưởng đến quan hệ giữa hai nước trên, mà còn ảnh hưởng đến cả sự phát triển thương mại của cả khu vực do Trung Quốc và Nhật Bản là nền kinh tế đứng thứ hai và thứ ba thế giới.
Đây không phải là lần đầu tiên xảy ra va chạm giữa Trung Quốc và Nhật Bản liên quan đến vấn đề đảo Điếu Ngư, nhưng cục diện hiện nay đã khác xa cục diện trước kia. Những xung đột trước kia chỉ là những tranh luận xung quanh những vụ va chạm tàu cá và cáo buộc của Trung Quốc đại lục, khiến Trung Quốc luôn ở thế yếu, các nước trên thế giới và trong khu vực đều đứng về phía Nhật Bản.
Lần này, những người dân Hồng Kông đặt chân lên đảo Điếu Ngư đã nhận được sự ủng hộ của Đài Loan. Hành động bảo vệ đảo Điếu Ngư lần này không đề cập đến các vấn đề trong nước như vấn đề dân chủ, ý thức về chủ quyền lãnh thổ đã làm tăng cường sự liên kết trong khối Hoa ngữ.
Nước ngoài thì xem đây là kế hoạch tinh vi của Bắc Kinh nhằm động viên người dân tại Hồng Kông và Đài Loan, lấy đó làm sức ép cho Nhật Bản. Đến đây, Trung Quốc đã thể hiện rõ chiến lược ngoại giao và khả năng định hướng dư luận, mở rộng ảnh hưởng của vấn đề nhạy cảm trong nước đối với Đài Loan.
Sau năm 1949, Đài Loan trở thành sân sau của Mỹ tại châu Á. Những người Hồng Kông vừa lên đảo Điếu Ngư thì bị lực lượng an ninh Nhật Bản bắt giữ, đó là sự thất bại của Trung Quốc. Nhưng Trung Quốc đang tìm cách lôi kéo Đài Loan, một đồng minh của Mỹ vào vấn đề tranh chấp đảo Điếu Ngư này. Người ta nghi ngờ khả năng Mỹ sẽ ủng hộ Nhật Bản trong việc giải quyết vấn đề đảo Điếu Ngư. Xét từ góc độ này, sự tranh chấp trên biển giữa Trung Quốc và Nhật Bản đã gián tiếp rút ngắn khoảng cách giữa Mỹ và Trung Quốc.
Người Trung Quốc đặt chân lên đảo Điếu Ngư vẫy cả cở Trung Quốc (cờ đỏ với 5 ngôi sao vàng) và cờ Đài Loan (mặt trời trắng trên nền xanh nước biển nằm ở góc) |
Trên thực tế, Mỹ luôn cảnh giác về vùng biển tấp nập nhất thế giới này, và quan tâm nhiều hơn đến khả năng quân sự ngày càng lớn mạnh của Trung Quốc. Các nước liên quan đến tranh chấp trên biển tại châu Á bao gồm cả ba đồng mình của Mỹ là Nhật Bản, Đài Loan và Hàn Quốc khiến Mỹ không thể xem nhẹ.
Bắc Kinh thì ủng hộ Hồng Kông, điều này cho thấy vấn đề chủ quyền quốc gia đã khơi lại sự hận thù của người dân Trung Quốc đối với Nhật Bản, kẻ thù của họ trong Chiến tranh thế giới thứ 2. Do Nhật Bản cũng muốn lôi kéo cả Việt Nam và Philippines, những nước đang có tranh chấp với Trung Quốc tại biển Đông vào vấn đề này, khiến địa lý chính trị của khu vực ngày càng phức tạp.
Hiện tại, thương mại trong khu vực là vấn đề thực sự có ảnh hưởng đối với cục diện này, các bên đều muốn khống chế ý chí người dân, tránh việc xung đột và cục diện căng thẳng. Nhưng điều này không hề dễ dàng, Bắc Kinh rất khó khống kiểm soát sự tự do truyền bá trên mạng Internet của những “thanh niên nổi giận”. Do không có phương án thỏa hiệp, nên biểu tình lần sau có khả năng còn căng thẳng hơn.
Những ngày qua, ở Trung Quốc tràn ngập các bài viết về việc Nga tăng cường tàu hải quân tuần tra tại các vùng biển đảo có tranh chấp với Nhật Bản, thông báo một tín hiệu cho những “thanh niên nổi giận” rằng, không nên lo lắng, không phải chỉ riêng chúng ta, mà còn có nhiều nước khác cũng tức giận Nhật Bản, chúng ta không cần phải nổ phát súng đầu tiên báo.
Tuy Bắc Kinh không muốn bị lôi kéo vào sự xung đột làm phá hỏng sự phát triển kinh tế, nhưng vấn đề đảo Điếu Ngư cho thấy sự thất bại của Trung Quốc trong phương châm chấm dứt tranh chấp đảo này. Trung Quốc phải phá bỏ những ràng buộc, xây dựng sự tin tưởng vớ Mỹ, cố gắng giải quyết các tranh chấp. Một quan chức ngoại giao của Mỹ cho rằng, tranh chấp trên biển không phải là một cuộc giao dịch, nếu Bắc Kinh cố gắng hơn về vấn đề Triều Tiên, Bắc Kinh và Washington sẽ tăng cường sự tín nhiệm, có thể dẫn đến sự giải quyết hòa bình các tranh chấp trên biển.
Hòa Phong