Việt Nam ứng dụng phương pháp mới phát hiện được nhiều bệnh ung thư
Công nghệ gen ngày càng phát triển. |
Theo ước tính của Tổ chức Ung thư toàn cầu Globocan, năm 2018 có 18,1 triệu trường hợp mắc bệnh ung thư mới và 9,6 triệu ca tử vong. Trong đó, tại châu Á, số ca ca ung thư mắc mới chiếm 48% (8.751.000 trường hợp) và số ca tử vong ở châu Á là 57% (5.477.000 trường hợp).
Ung ung thư do nhiều nhóm nguyên nhân gây nên như nhóm tác nhân sinh học (virus, vi khuẩn HP, bệnh lý…), hóa học (thuốc lá, rượu bia, ô nhiễm, thuốc bảo vệ thực vật…), vật lý (phóng xạ, tia tử ngoại…). Các tác nhân này gây đột biến gen và hệ quả là gây ung thư.
Hiện nay trên thế giới công nghệ gen đã được ứng dụng rộng rãi. Trong bệnh ung thư, công nghệ gen giúp các bác sĩ có thể tầm soát sớm và điều trị ung thư. Đặc biệc là tìm ra các đột biến gen để có phác đồ điều trị ung thư cho từng cá nhân một. Công nghệ gen cũng tìm được các gen có nguy cơ ung thư qua đó sàng lọc được nguy cơ có bị ung thư hay không.
Theo TS Liêm, nhờ những nghiên cứu trong lĩnh vực y tế, tỷ lệ điều trị thành công bệnh ung thư hiện nay đã tăng gấp đôi so với những năm 1970. Riêng với các đột biến gen gây ung thư, hiện người dân có thể được phát hiện bệnh từ rất sớm bằng công nghệ giải mã gen.
TS Liêm cho biết hiện nay công nghệ giải mã gen được ứng dụng trong tầm soát và điều trị như ung thư vú, ung thư buồng trứng, ung thư bàng quang, ung thư đại trực tràng, ngoài ra còn có thể tầm soát được ung thư não, ung thư xương…
Với ung thư phổi việc tầm soát bằng công nghệ gen ít được khuyến cáo hơn. Ung thư phổi chỉ cần điều trị lối sống.
Xét nghiệm gen độ nhạy 99,8 % nhưng nhược điểm dễ gây dương tính giả. Tại Mỹ họ thực hiện 3 bước giải mã gen bằng công nghệ mới, khi phân tích cần bác sĩ di truyền học, khi có đột biến dương tính sẽ kiểm định. Điều này đảm bảo chắc chắn dương tính.
Cần có nền tảng về công nghệ giải mã gen. Bác sĩ di truyền học cần có kiến thức về di truyền học hiện đại, để phân tích kiểu gen, kiểu hình, đọc được các mẫu gen cần các bác sĩ thực sự có chuyên môn để đọc được chính xác. Bác sĩ chuyên khoa ung thư cũng cần xác định được các bước từ điều trị công nghệ gen.
Việc ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong công tác bảo vệ, chăm sóc, nâng cao sức khỏe ở Việt Nam đã có bước phát triển quan trọng, đặt nền móng xây dựng nền y tế thông minh với ba trụ cột chính là phòng bệnh, chăm sóc sức khỏe thông minh, khám chữa bệnh thông minh và quản trị y tế thông minh, người dân bước đầu được hưởng lợi từ các thành tựu CNTT trong hoạt động y tế.
Bộ Y tế đã xây dựng và từng bước hình thành hành lang pháp lý về ứng dụng CNTT y tế. Trong đó, đặc biệt là có sự đột phá trong việc ứng dụng CNTT tại bệnh viện với gần 100% bệnh viện có phần mềm hệ thống thông tin bệnh viện, bước đầu triển khai phần mềm truyền tải và lưu trữ hình ảnh (PACS).
“99,5% các bệnh viện đã kết nối, liên thông dữ liệu khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế với cơ quan giám định và thanh toán bảo hiểm y tế, phục vụ giám định khám chữa bệnh bảo hiểm y tế điện tử”, Bộ trưởng cho hay.
Việc hình thành hệ thống thông tin quản lý y tế dự phòng, triển khai phần mềm tiêm chủng mở rộng trên cả nước, đến nay đã có 11.183 (99%) trạm y tế; 2.261 cơ sở khám chữa bệnh và cơ sở tiêm chủng dịch vụ đã sử dụng hệ thống để quản lý tình trạng tiêm chủng cá nhân. Đã có trên 6,2 triệu đối tượng tiêm chủng được quản lý.
Bộ Y tế cũng tiển khai thành công và có hiệu quả các dịch vụ công trực tuyến, kết nối Cổng thông tin một cửa quốc gia, thực hiện Cơ chế một cửa quốc gia và Một cửa ASEAN. Hệ thống quản lý và điều hành văn bản điện tử, kết nối liên thông với Văn phòng Chính phủ, hơn 20 bộ/ngành và các UBND tỉnh/thành phố, công khai kết quả giải quyết thủ tục hành chính trên Cổng thông tin điện tử Chính phủ.
Ứng dụng CNTT trong công tác quản lý bệnh viện là trăn trở nhiều năm của ngành y tế và đã được hiện thực hóa dần trong những năm gần đây. Việt Nam hiện ứng dụng phần mềm quản lý bệnh viện, bệnh án điện tử, y tế từ xa (telemedicine), xếp hàng điện tử, thẻ điện tử thanh toán viện phí…, giúp quá trình quản lý bệnh viện được minh bạch hóa, giảm thủ tục hành chính, giảm thiểu thời gian khám, chữa bệnh, giảm thời gian chờ khám, giảm thời gian chờ mua thuốc, giảm thời gian làm thủ tục xuất viện….