Việt Nam hơn Nga 12 bậc về sự thịnh vượng trên toàn cầu?
Bảng xếp hạng được đưa ra sau khi phân tích các số liệu về 8 hạng mục khác nhau bao gồm kinh tế, cơ hội kinh doanh, giáo dục, sức khỏe, y tế, tự do cá nhân, an toàn an ninh và vốn xã hội.
Trong đó, theo Robert D. Putnam, nhà khoa học chính trị nổi tiếng người Mỹ, vốn xã hội là “các mối liên kết giữa các cá nhân, các mạng lưới xã hội và các quy tắc và từ đó hình thành nên sự tin tưởng”. Một xã hội có nhiều cá nhân bị tách biệt thì không giàu vốn xã hội.
Việt Nam kém Trung Quốc 2 bậc trong bảng xếp hạng thịnh vượng của viện Legatum (Anh). |
Việt Nam đã tăng lên 6 bậc, từ hạng 62 (năm 2013) lên 56 trong năm 2014. Theo đánh giá của viện Legatum, trong số các tiêu chí, Việt Nam đạt tốt nhất trong lĩnh vực kinh tế (bậc 31); kém nhất ở vốn xã hội (bậc 80) và y tế (bậc 75).
So với các quốc gia, vùng lãnh thổ khác ở Đông Nam Á, Việt Nam bị đánh giá kém hơn Singapore (18), Hồng Kông (20), Đài Loan ( 22), Malaysia (45), Thái Lan (51) và được đánh giá cao hơn Philippines (67), Indonesia (71), Lào (93), Campuchia (112).
Một góc thủ đô Hà Nội nhìn từ trên cao. Ảnh: Internet |
Trong số 30 quốc gia đứng top đầu, có tới gần 2/3 là thuộc châu Âu. Các nước châu Á lọt vào top 30 là Singapore (bậc 18), Nhật Bản (19), Hong Kong (20), Hàn Quốc (25), Mỹ chỉ đứng ở vị trí thứ 10 tổng thể.
Trung Quốc hơn Việt Nam 2 bậc, nằm ở vị trí 54.
Nga bị đánh giá là quốc gia hoạt động tệ nhất ở châu Âu, giảm tới 7 bậc, từ bậc 61 (năm 2013) lên bậc 68 (năm 2014), kém Việt Nam tới tận 12 bậc.
Na Uy vẫn là quốc gia thịnh vượng nhất thế giới trong năm thứ sáu liên tiếp. Đứng ở vị trí thứ hai là Thụy Sĩ, thứ ba là New Zealand. Đúng cuối cùng là Cộng hòa Trung Phi.