Việt Nam đạt giải thưởng vì Châu Á già hóa và khỏe mạnh
Giải thưởng này được trao cho những sáng kiến tốt nhất tại Châu Á giúp giải quyết các thách thức mà xã hội gặp phải khi đối mặt với sự già hóa nhanh chóng.
Việt Nam đạt giải thưởng Sáng kiến dựa vào Cộng đồng với mô hình phát triển Câu lạc bộ Liên thế hệ Tự giúp nhau (ISHC).
Từ năm 2006, HelpAge International in Vietnam đã cùng các đối tác địa phương thí điểm mô hình mang tính đột phá Câu lạc bộ Liên thế hệ Tự giúp nhau – tổ chức cộng đồng có vai trò thúc đẩy việc già hóa lành mạnh thông qua một loạt những hoạt động mang tính chất liên thế hệ. Hiện nay, trên toàn quốc đã có gần 3000 Câu lạc bộ Liên thế hệ Tự giúp nhau được thành lập, và mô hình này đã trở thành nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc lớn nhất tại Việt Nam.
Giải thưởng Sáng kiến vì một Châu Á Già hóa Khỏe mạnh (HAPI – The Healthy Aging Prize for Asian Innovation) công bố các bên đoạt Giải thưởng Lớn và Giải Khuyến khích trong lần tổ chức HAPI lần thứ nhất. Các bên đoạt giải được lựa chọn từ hơn 130 ứng viên từ 12 quốc gia và vùng lãnh thổ, cạnh tranh trên ba hạng mục.
Công nghệ và Đổi mới: Những công nghệ, kỹ thuật mới khuyến khích sự Già hóa lành mạnh và hiệu quả, giúp cải thiện công tác chăm sóc hoặc mang lại hiệu quả, sự an toàn, tiện lợi cao hơn.
Sáng kiến dựa vào Cộng đồng: Các cách tiếp cận dựa vào cộng đồng – bao gồm cả các cách tiếp cận đa thế hệ – giúp người cao tuổi được khỏe mạnh, năng động, gắn kết, và đảm bảo an toàn.
Hỗ trợ Tự lực: Những cách mới trong việc hỗ trợ người cao tuổi duy trì, cải thiện, hoặc phục hồi các chức năng thể chất và tinh thần, hỗ trợ họ khi các chức năng này suy giảm, hoặc xây dựng sức bật và phục hồi cao.
HAPI là một chương trình giải thưởng được thiết kế để công nhận và nhân rộng các chính sách, chương trình, dịch vụ, và sản phẩm sáng tạo với mục đích giải quyết các thách thức mà các xã hội già hóa đang phải đối mặt. Giải thưởng này là một sáng kiến của Viện Nghiên cứu kinh tế ASEAN và Đông Nam Á (ERIA) và Trung tâm Giao lưu Quốc tế Nhật Bản (JCIE), được thực hiện dưới sự bảo trợ của Sáng kiến Sức khỏe và Hạnh phúc Châu Á (AHWIN) của chính phủ Nhật Bản. Hội đồng giám khảo cho giải thưởng này được thành lập từ một ủy ban gồm các chuyên gia quốc tế.
Giải thưởng này mang tính độc đáo trong độ bao phủ rộng lớn của chương trình, cho phép nhiều các tổ chức khác nhau, bao gồm các tổ chức cộng đồng, tổ chức phi lợi nhuận, hiệp hội, chính quyền địa phương, doanh nghiệp, và các tổ chức đoàn thể khác trong khu vực được tham gia, qua đó cho phép họ thể hiện các cách mà họ đang sáng tạo và đổi mới trong một loạt những vấn đề liên kết với nhau.
K.Chi