Việt Nam báo cáo chia sẻ về cấp cứu tai nạn giao thông tại WHO

Từ ngày 09 đến 13/10/2017, tại thành phố Brisbane, Australia, Hội nghị lần thứ 68 của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) khu vực Tây Thái Bình Dương diễn ra, các Bộ trưởng Y tế và quan chức cấp cao ngành Y tế đến từ 37 quốc gia, vùng lãnh thổ tham dự.

PGS Lương Ngọc Khuê thay mặt cho đoàn Việt Nam báo cáo tại hội nghị

Theo số liệu của WHO khu vực Tây Thái Bình Dương, tai nạn giao thông đường bộ là nguyên nhân hàng đầu gây tử vong 900 người mỗi ngày cho những người ở độ tuổi từ 10 - 49 ở vùng Tây Thái Bình Dương. Chính vì vậy, các quốc gia thành viên đã thông qua Kế hoạch Hành động khu vực đầu tiên về phòng chống tai nạn thương tích ở khu vực Tây Thái Bình Dương (2016-2020) tại kỳ họp thứ 66 của Uỷ ban khu vực vào năm 2015, trong đó tai nạn giao thông đường bộ là một sự ưu tiên. Phòng chống và cấp cứu tai nạn giao thông đường bộ luôn là một chủ đề đầy thách thức đối với Bộ Y tế các nước.

Tại kỳ họp 68 của WHO khu vực Tây Thái Bình Dương, Việt Nam là một trong 4 quốc gia cùng với Australia, Trung Quốc và Fiji được chọn là những quốc gia nhiều kinh nghiệm trong tổ chức cấp cứu tai nạn giao thông đường bộ, có những đóng góp tích cực cho Tổ chức Y tế thế giới trong thực hiện Kế hoạch hành động cải thiện các chỉ số An toàn Giao thông.

PGS.TS. Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý Khám, chữa bệnh thay mặt cho đoàn Việt Nam cùng đại diện 03 nước nói trên chủ trì Hội thảo chia sẻ kinh nghiệm cấp cứu tai nạn giao thông đường bộ. PGS.TS. Lương Ngọc Khuê đã có bài báo cáo với các nước trong khu vực Tây Thái Bình Dương, nêu lên những kinh nghiệm quan trọng của Việt Nam, đó là sự quan tâm, chỉ đạo đồng bộ từ Chính phủ, sự phối hợp chặt chẽ của các Bộ, Ngành liên quan. Việt Nam đã thành lập Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia mà Bộ Y tế là một thành viên. Ủy ban An toàn Giao thông Quốc gia Việt Nam do Phó Thủ tướng thường trực Chính phủ làm Chủ tịch, Bộ Y tế cử Thứ trưởng Bộ Y tế và Cục Quản lý Khám, chữa bệnh là cơ quan thường trực chỉ đạo công tác cấp cứu an toàn giao thông. 

Bộ Y tế với trách nhiệm cấp cứu và xử trí sau tai nạn giao thông, đã đề xuất với Chính phủ xây dựng kế hoạch Hành động Quốc gia về An toàn giao thông; củng cố hệ thống cấp cứu và xây dựng Đề án cấp cứu an toàn giao thông trên đường cao tốc của Việt Nam.

Theo đó, hệ thống này đã củng cố các cơ sở cấp cứu, các trạm cấp cứu ban đầu, trung tâm 115 ở các tỉnh, các khoa cấp cứu ở các bệnh viện trong cả nước. Trong hệ thống cộng đồng, Việt Nam đã xây dựng hệ thống các trạm, hệ thống cấp cứu ngoại viện, xây dựng các hệ thống chuyên môn sơ cấp cứu ban đầu.

Bộ Y tế đã phối hợp với Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia tích cực triển khai tổ chức các khóa tập huấn cấp cứu ban đầu cho các đối tượng tham gia giao thông như cảnh sát giao thông, lái xe, người đang học lái xe; phối hợp với các tổ chức như Hội chữ thập đỏ triển khai hệ thống cấp cứu ban đầu tại các trạm y tế và các cơ sở chữ thập đỏ; xuất bản các cuốn sách về An toàn giao thông, tài liệu truyền thông về cấp cứu An toàn giao thông và đặc biệt là hướng dẫn đánh giá chấn thương, tai nạn thương tích qua các số liệu hệ thống các bệnh viện như số liệu tai nạn giao thông do các nguyên nhân xe máy, người điều khiển xe máy không đội mũ bảo hiểm, xe ô tô, tai nạn do uống rượu bia khi tham gia giao thông… làm căn cứ đánh giá và đề xuất các can thiệp trong cộng đồng cũng như các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.

Bộ Y tế đã tích cực chỉ đạo các đơn vị như Đại học Y tế công cộng, Đại học Y Hà Nội, Bệnh viện Việt Đức, Bệnh viện Chợ Rẫy tích cực tham gia đánh giá, nghiên cứu để có những bằng chứng khoa học và các tài liệu giúp cho các nhà hoạch định chính sách, cũng như xây dựng các hướng dẫn chuyên môn cho toàn hệ thống. Từ những hoạt động này, Bộ Y tế cũng đã rút ra những bài học kinh nghiệm là cần phối hợp hết sức chặt chẽ giữa các lực lượng như cảnh sát giao thông, lực lượng cấp cứu ban đầu, các số điện thoại di động để sẵn sàng tham gia ứng cứu cho người bị nạn trong các vụ tai nạn giao thông; đẩy mạnh hơn nữa việc tổ chức tập huấn, giúp người tham gia giao thông để có kiến thức sơ cấp cứu ban đầu và đặc biệt củng cố hệ thống cấp cứu ban đầu trong toàn quốc.


Ngọc Khánh

Cuộc điện thoại lúc nửa đêm giành giật sự giống cho người đàn ông trẻ

Người đàn ông 34 tuổi vào viện lúc nửa đêm trong tình trạng đau ngực dữ dội, huyết áp tụt. Các bác sĩ đã bỏ dở giấc ngủ, nhanh chóng đến viện tham gia cấp cứu bệnh nhân.

4 điểm bất thường trong vụ bệnh nhân tử vong liên quan 3 bác sĩ BV Bạch Mai

Theo báo cáo của Sở Y tế Đắk Lắk, ca tử vong sau thay van động mạch chủ liên quan tới 3 bác sĩ của Bệnh viện Bạch Mai còn nhiều yếu tố chưa đúng quy trình.

Chung kết cuộc thi: 'Cán bộ trạm y tế sẵn sàng ứng phó dịch bệnh'

Ngày 9/8, tại Hà Nội diễn ra vòng chung kết cuộc thi “Cán bộ trạm y tế sẵn sàng ứng phó dịch bệnh” giữa các cán bộ tại các trạm y tế của các xã, phường, thị trấn.

Hành trình hơn 8 năm vượt qua 'cơn ác mộng' bị chồng tưới xăng đốt

Hơn 8 năm trước, khi bị chồng tưới xăng đốt, sự sống của Thùy Dung rơi vào tình cảnh "ngàn cân treo sợi tóc", bác sĩ báo gia đình chuẩn bị hậu sự cho cô. Dung từng là một cô gái xinh đẹp, sau biến cố đau đớn, hai đứa con cũng không nhận ra mẹ.

Yếu tố làm tăng 56% nguy cơ đột quỵ

Sự cô đơn kéo dài có thể khiến một người đối mặt với nguy cơ đột quỵ cao giống như khi mắc bệnh nền hay có chế độ ăn uống thiếu lành mạnh.

PGS Nguyễn Lân Hiếu: Tác hại của đơn thuốc 'dày đặc' thuốc bổ

Các loại thuốc bổ được kê nhiều hơn thuốc điều trị đã vô hình gây tác hại cho người bệnh như tốn kém, dễ nhầm lẫn, dẫn đến quên hoặc bỏ thuốc.

Loại cá rẻ tiền có vô số tác dụng với sức khỏe

Cá diếc có nhiều giá trị dinh dưỡng, thịt thơm không tanh, tốt cho nhiều người kể cả bệnh nhân ung thư.

Mức hưởng bảo hiểm y tế của người dân thay đổi ra sao khi tăng lương cơ sở?

Khi mức lương cơ sở tăng từ 1,8 triệu đồng lên 2,34 triệu đồng, mức hưởng bảo hiểm y tế của người đi khám chữa bệnh có thay đổi.

Nhiều bệnh nhân đã được BHYT thanh toán hàng chục tỷ đồng

Nhiều bệnh nhân đã được quỹ Bảo hiểm y tế (BHYT) chi trả hàng chục tỷ đồng trong quá trình điều trị, đặc biệt là các bệnh hiếm.

Uống bao nhiêu cà phê để ngăn ngừa sỏi thận?

Bắt đầu mỗi ngày với 1-2 tách cà phê có thể giảm nguy cơ mắc nhiều bệnh khác nhau bao gồm sỏi thận, bệnh tim, tiểu đường loại 2, một số loại ung thư.

Đang cập nhật dữ liệu !