Viễn cảnh đáng lo sợ về cuộc chiến hạt nhân Nga - phương Tây
Cuộc khủng hoảng ở Ukraine cùng sự xuất hiện của chương trình hiện đại hóa sức mạnh quân sự của Nga và quan điểm cứng rắn đối với phương Tây của Moscow, khiến NATO đứng ngồi không yên. Đây là lời nhận định của chuyên gia nghiên cứu cấp cao kiêm Giám đốc Sáng kiến Kiểm soát Vũ khí và Không phổ biến hạt nhân tại Viện Brookings, ông Steven Pifer đăng trên tạp chí National Interest.
Trong 2 năm qua, mối quan hệ Nga – phương Tây hiện đang ở mức thấp nhất kể từ sau Chiến tranh Lạnh. Quyết định sáp nhập bán đảo Crimea thuộc Ukraine vào Liên bang Nga hồi tháng 3/2014 cùng lời cáo buộc Moscow hỗ trợ khí tài, tài chính, và binh lính cho phe ly khai ở miền đông Ukraine, đã khiến giới lãnh đạo phương Tây không ngừng chỉ trích Tổng thống Vladimir Putin.
Việc Nga tăng cường sức mạnh quân sự khiến các nước trong khối NATO đứng ngồi không yên. |
Trong khi đó, quân đội Nga cũng đang tiến hành nâng cấp năng lực hạt nhân và vũ khí thông thường. Chương trình hiện đại hóa sức mạnh quân sự nhằm mục đích trang bị 70% vũ khí mới cho các lực lượng vũ trang Nga vào năm 2020 và thậm chí là sớm hơn. Chương trình này bao gồm hiện đại hóa kho vũ khí hạt nhân phi chiến lược như vũ khí trên bộ, trên biển và trên không. Nga hiện có ít nhất 1.000 – 2.000 vũ khí phi chiến lược. Trong đó, phần lớn số vũ khí này đang được triển khai ở phía tây núi Ural của Nga.
Chỉ trong vòng 18 tháng qua, số lần máy bay NATO chặn các máy bay ném bom chiến lược Bear của Nga đã tăng gấp 3 - 4 lần so với năm 2013. Còn các tàu ngầm bị nghi là của Nga cũng đã xuất hiện ở vùng biển ven bờ Baltic. Do đó, tuyên bố của Tổng thống Putin về việc nâng cấp kho vũ khí hạt nhân càng khiến các đối thủ thêm phần lo lắng.
Thậm chí, hôm 8/7, phát biểu trước Ủy ban Quân vụ Thượng viện trong phiên điều trần xác nhận để trở thành tân Chủ tịch Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Mỹ, Tướng Joseph Dunford còn khẳng định Nga là mối đe dọa số 1 với an ninh nước Mỹ.
Viễn cảnh đáng lo ngại
Theo ông Pifer, một số nhà phân tích tỏ ra lo ngại về chương trình hiện đại hóa vũ khí hạt nhân phi chiến lược của Nga, cũng như việc Tổng thống Putin đề cập thường xuyên tới lĩnh vực hạt nhân. Tuy nhiên, họ cũng cho rằng học thuyết quân sự phổ biến của Nga liên quan tới vũ khí hạt nhân vẫn còn "khá lành".
Theo học thuyết này quân sự, Moscow có thể sử dụng vũ khí hạt nhân trong hai trường hợp. Thứ nhất, nếu vũ khí hạt nhân hoặc vũ khí hủy diệt hàng loạt được dùng để tấn công Nga hoặc các đồng minh của Moscow. Thứ hai, các lực lượng phi hạt nhân tấn công Nga và đe dọa tới an ninh quốc gia.
Xe tăngM1A2 Abrams của quân đội Mỹ tham gia một cuộc tập trận bắn đạn thật tạiBulgari hồi tháng Sáu. |
Bên cạnh đó, các cuộc thảo luận về việc "xuống thang" khủng hoảng bằng cách sử dụng vũ khí hạt nhân loại nhỏ và phi chiến lược cũng đang diễn ra ở Nga. Trong khi đó, phương Tây hiện vẫn chưa hiểu rõ cách thức "xuống thang" này sẽ tác động như thế nào tới những kế hoạch của quân đội Nga.
Trong viễn cảnh này, NATO dường như không kịp phản ứng để đánh bại cuộc tấn công ngay tại chỗ, nhưng có thể điều động lực lượng quân sự thông thường vào giải phóng vùng bị chiếm đóng.
Vậy chuyện gì sẽ xảy ra nếu Moscow đe dọa dùng vũ khí hạt nhân phi chiến lược để đẩy lùi các đợt phản công bằng vũ khí thông thường của NATO, hoặc ngăn đợt phản công của NATO khiến quân đội Nga phải rút lui?
Theo chuyên gia Pifer, viễn cảnh trên và khả năng Nga mở chiến dịch tấn công quân sự thông thường vào một quốc gia Baltic là rất khó xảy ra, nhưng không nên bác bỏ hoàn toàn.
Mặc dù viễn cảnh trên khó xảy ra song một số nhà phân tích vẫn kêu gọi NATO tăng cường sự hiện diện vũ khí hạt nhân, bao gồm các loại vũ khí hạt nhân hiện đại của Mỹ. Theo đó, Bộ Quốc phòng Mỹ đang cân nhắc triển khai các tên lửa hạt nhân phóng từ mặt đất đời mới tới châu Âu. Hiện nay, kho vũ khí của Mỹ tại châu Âu đang có 200 quả bom hạt nhân B61và được biên chế cho các chiến đấu cơ F-16 sử dụng.
Tuy nhiên, trước khi triển khai bất cứ hệ thống hạt nhân nào mới, Mỹ và NATO cũng cần cân nhắc liệu quyết định này có làm giảm thiểu căng thẳng hay lại khiến tình hình càng leo thang. Nói cách khác, việc triển khai các vũ khí hạt nhân mới có vẻ như không phải là một sự lựa chọn khôn ngoan.
Kho chứa bom hạt nhân B61 của Mỹ. |
Thứ nhất, rất ít thành viên của NATO hoan nghênh kế hoạch đưa vũ khí hạt nhân Mỹ vào châu Âu. Cách đây 5 năm, hàng loạt các quốc gia trong khối NATO còn yêu cầu Mỹ đưa bom hạt nhân B61 về nước.
Thứ ba, các đời Tổng thống Mỹ hiếm khi ra lệnh sử dụng vũ khí hạt nhân, nếu như Mỹ, đồng minh của Washington hay các lực lượng quân sự nước này, không bị tấn công bằng vũ khí hạt nhân. Hơn 70 năm sau sự kiện Mỹ thả bom hạt nhân xuống 2 thành phố Hiroshima và Nagasaki của Nhật Bản, chính phủ Mỹ hiếm khi đề cập tới phương án sử dụng vũ khí hạt nhân trong các cuộc xung đột và quyết định luôn là "Không".
Thứ tư, như viễn cảnh nêu trên, việc triển khai thêm vũ khí hạt nhân Mỹ tới châu Âu khó có thể tác động tới tính toán của điện Kremlin về mối đe dọa hoặc sử dụng vũ khí hạt nhân phi chiến lược nhằm đáp trả các cuộc phản công bằng vũ khí truyền thống của NATO tại vùng Baltic.
Nếu không may Nga sử dụng vũ khí hạt nhân để phản đòn NATO, quyết định này có thể khiến Mỹ điều vũ khí hạt nhân để đáp trả. Trong khi đó, Kremlin biết rất rõ hậu quả của việc khơi mào dùng vũ khí hạt nhân. Do đó, sự xuất hiện thêm của các tên lửa hạt nhân tại châu Âu cùng với bom B61 cũng sẽ không làm Moscow thay đổi tính toán ban đầu.
Thứ năm, cách phản ứng khôn ngoan nhất với việc Nga tăng cường sức mạnh quân sự là NATO nên củng cố các tiềm lực vũ khí thông thường. Bởi Moscow đang triển khai hiện đại hóa quân sự để giành ưu thế trước NATO. Ngoài ra, NATO cũng nên từ bỏ ý định sử dụng các loại vũ khí hạt nhân để tấn công phủ đầu Nga bởi đây là một quyết định đầy rủi ro, theo ông Pifer.
Nội dung được thực hiện qua tham khảo Tạp chí National Interest. National Interest được thành lập vào năm 1985. Tạp chí thường tập trung vào vấn đề chính sách đối ngoại và những lợi ích quốc gia của Mỹ.