Vì sao tướng Mỹ tuyên bố cần cải tổ quân đội gấp?
Tuyên bố trên được giám đốc Trung tâm hoàn thiện kỹ năng chiến đấu, Trung tướng Eric Wesley cho biết.
Theo ông Eric Wesley, 15 năm qua, quân đội Mỹ đã tập trung vào "hệ thống lữ đoàn", vì hệ thống này chiến đấu chủ yếu chống lại các nhóm khủng bố.
Quân đội Mỹ |
Trong khi đó, vị tướng này lưu ý, để chống lại các đối thủ chính quy và chuyên nghiệp đòi hỏi một cấu trúc lực lượng vũ trang và chiến thuật chiến đấu phức tạp hơn,
Theo Wesley, các hoạt động quân sự quy mô lớn đặc biệt đòi hỏi việc thành lập các sư đoàn, quân đoàn và quân đội dã chiến. Do đó, trong những năm tới, quân đội Mỹ sẽ phải cải thiện theo học thuyết "chiến dịch đa lãnh vực".
Đầu tuần này, có tin tức trên cổng thông tin Aviation Week cho biết, Cơ quan Chỉ đạo các Dự án Nghiên cứu Quốc phòng Triển vọng thuộc Lầu Năm Góc (DARPA) dự định sẽ tái khởi động chương trình thời Chiến tranh Lạnh để kiềm chế Nga.
Trọng tâm của ý tưởng là việc phát triển dự án Assault Breaker để chế tạo vũ khí thông minh và có độ chính xác cao, được cho là để ngăn chặn xe tăng Liên Xô trong trường hợp Hồng quân tấn công vào châu Âu.
Ý định hồi sinh dự án Assault Breaker gắn liền với thành công của Nga và Trung Quốc trong lĩnh vực quân sự.
Trong một diễn biến khác, Ủy ban Hạ viện Mỹ ngày 8/3 đã thông qua một dự luật không cho phép Chính phủ Mỹ công nhận bán đảo Crimea là thành phần thuộc Nga.
Trang mạng của ủy ban trên nêu rõ: "Chính sách của Mỹ là không công nhận tuyên bố của Nga liên quan đến chủ quyền về vùng đất, vùng trời và vùng lãnh hải của Bán đảo Crimea".
Để văn kiện có thể được ban hành thành luật, dự luật này cần được lưỡng viện thông qua và Tổng thống Mỹ Donald Trump ký phê chuẩn.
Tổng thống Mỹ Donald Trump |
Trước đó, Vụ báo chí của Nhà Trắng cho biết, Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 4/3 đã ký gia hạn các lệnh trừng phạt chống lại Nga đã được áp dụng từ năm 2014 vì tình hình ở Ukraine.
Trong thông báo gửi tới Quốc hội nêu rõ rằng các lệnh trừng phạt do cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama áp đặt sẽ tiếp tục có hiệu lực sau ngày 6/3, và có hiệu lực trong vòng một năm.
Theo Tổng thống Trump, hành động của Nga đe dọa an ninh và ổn định của Ukraine. Ngoài ra, các quyết định vũ lực của chính phủ Nga là mối đe dọa đặc biệt và cực đoan đối với an ninh quốc gia và chính sách đối ngoại của Mỹ.
Quan hệ giữa Nga và các nước phương Tây trở nên xấu đi vì tình hình ở Ukraine và xung quanh vấn đề Bán đảo Crimea, khu vực này đã trở thành lãnh thổ của Nga sau cuộc trưng cầu dân ý. Các nước phương Tây cáo buộc Nga can thiệp vào các vấn đề nội của Ukraine và áp đặt các biện pháp trừng phạt.
Moscow đã áp dụng biện pháp đáp trả, liên tục bác bỏ mọi cáo buộc và tuyên bố rằng nói chuyện với nước này bằng ngôn ngữ trừng phạt là phản tác dụng. Gần đây, ở phương Tây, ngày càng có nhiều ý kiến ủng hộ về sự cần thiết phải dỡ bỏ các lệnh trừng phạt đối với Nga.