Vì sao ông Poroshenko kêu gọi sửa đổi Hiến pháp Ukraine càng sớm càng tốt?
Tổng thống Ukraine Poroshenko |
Trước đó, Quốc hội Ukraine đã gửi một dự luật của Tổng thống về sửa đổi Hiến pháp để Tòa án Hiến pháp nước này kiểm tra, thẩm định.
“Cách đây vài tuần, Quốc hội (Verkhovna Rada) Ukraine đã ủng hộ đề xuất của Tổng thống Poroshenko về những thay đổi trong Hiến pháp liên quan đến việc củng cố nguyện vọng hội nhập châu Âu và Âu - Đại Tây Dương của người dân Ukraine. Với 321 phiếu ủng hộ, đây là một đảm bảo chắc chắn rằng những thay đổi này sẽ sớm được thông qua”, Tổng thống Poroshenko cho biết.
Đọc thêm TT Poroshenko ra lệnh bắn trả Donbass bằng mọi vũ khí
"Tôi nghĩ rằng bây giờ, khi số phận của dự luật nằm trong tay của các bạn (Tòa án Hiến pháp), chúng tôi cũng sẽ cố gắng làm mọi thứ để trong tương lai gần chúng ta sẽ có thể xem xét trong lần đọc đầu tiên tại Verkhovna Rada về những thay đổi trong Hiến pháp, và trong phiên họp tiếp theo sẽ được thông qua”, Tổng thống Poroshenko tuyên bố tại một phiên họp toàn thể đặc biệt của Tòa án Hiến pháp Ukraine.
Tổng thống Ukraine Poroshenko trước đó đã đề xuất với Quốc hội thay đổi phần mở đầu, một số điều khoản, trong đó có "thay đổi sự lựa chọn của Ukraine và vị trí của nước này như là một thành viên của gia đình châu Âu", cũng như chính sách của Ukraine hướng tới gia nhập vào NATO và các chính sách này phải được Tổng thống, Nội các (Chính phủ) và Quốc hội tôn trọng.
Việc sửa đổi cơ bản đòi hỏi một quy trình đặc biệt kéo dài. Để đạt được mục đích này, Quốc hội trước hết sẽ gửi một dự thảo luật sửa đổi cho Tòa án Hiến pháp, Tòa án Hiến pháp đưa ra ý kiến về tính hợp hiến của những thay đổi đó. Trong trường hợp có ý kiến tích cực của Tòa án Hiến pháp, Quốc hội có thể thông qua dự luật trong lần đọc đầu tiên, đòi hỏi ít nhất 226 phiếu ủng hộ. Sau đó, tại phiên họp Quốc hội tiếp theo cần ít nhất 300 phiếu ủng hộ, dự luật có thể áp dụng.
Ukraine mong muốn gia nhập NATO |
Quốc hội Ukraine vào tháng 12 năm 2014 đã giới thiệu sửa đổi luật từ chối tình trạng quốc gia không liên kết. Vào tháng 6 năm 2016, các thay đổi bổ sung đã được thông qua để xác định mục tiêu gia nhập NATO là mục đích chính trong chính sách đối ngoại của đất nước.
Ngoài ra, Ukraine đến năm 2020 cần phải đảm bảo khả năng tương thích đầy đủ Lực lượng vũ trang của mình với các lực lượng của các nước NATO. Cựu Tổng thư ký NATO Anders Fogh Rasmussen trước đó cũng tuyên bố rằng để tham gia liên minh, Ukraine sẽ cần đạt được một số tiêu chí, việc thực hiện sẽ mất một khoảng thời gian đáng kể.
Trong khi đó, các chuyên gia cho rằng Kiev sẽ không thể tuyên bố thành viên trong NATO trong vòng 20 năm tới.