Vì sao Obama sẽ thắng?

Đợt bỏ phiếu sớm của cuộc bầu cử tổng thống Mỹ 2012 đã tiến hành vào cuối tuần qua với khoảng 40% cử tri nước Mỹ tham dự. Theo kết quả ban đầu, Tổng thống Barack Obama đang chiếm 54% phiếu bầu còn ứng cử viên Đảng Dân chủ Mitt Romney chỉ chiếm 37%. Một kết quả nghiêng hẳn về phía đương kim tổng thống Mỹ cho phép ông tin tưởng vào chiến thắng trong ngày 06/11 tới đây.

Có nhiều lý do khách quan và chủ quan đang ủng hộ cho Barack Obama trên con đường tái tranh cử chức tổng thống Mỹ. Những lập luận này dựa trên các yếu tố lịch sử, con người và chính những gì mà Tổng thống Obama đã thể hiện trong suốt 4 năm tại vị của mình cũng như những ngày tháng tranh cử vừa qua.

Lịch sử và các con số ủng hộ Obama

Trong hơn 14 lần bầu cử tổng thống Mỹ có sự tham gia của đương kim tổng thống thì có đến 10 lần các vị đương kim tổng thống đều tái đắc cử. Gần đây nhất là có 2 vị tổng thống đã tại vị 2 nhiệm kỳ liên tiếp, đó là ông Bill Clinton, làm tổng thống từ năm 1993- 2001 và ông George W. Bush làm tổng thống từ năm 2001 – 2009. Người ta tin rằng với Barack Obama, lịch sử này sẽ được lặp lại.

Vì sao Obama sẽ thắng? - ảnh 1

Obama là vị tổng thống da đen gốc châu Phi đầu tiên lên nắm quyền cao nhất ở Nhà Trắng. Với những gì ông đã làm được dù chưa hoàn toàn tốt nhưng cũng đã đưa Mỹ thoát khỏi những khủng hoảng lớn là di sản mà tổng thống đời trước – ông George W. Bush để lại.  

Theo các cuộc thăm dò trong suốt quá trình diễn ra tranh cử tổng thống, Obama luôn dành lợi thế nhiều hơn đối thủ Mitt Romney của mình ít nhất 3 điểm. Trong các ngày diễn ra bầu cử sớm vào cuối tuần qua, các con số chỉ ra rằng Obama đang chiếm lợi thế với 54% phiếu bầu ủng hộ ông, còn Romney chỉ đạt số phiếu bầu là 37%.

Đã có 40% cử tri Mỹ tham gia bầu cử sớm, và với số 60% cử tri còn lại tại các bang có tính quyết định của Mỹ, con số phiếu bầu sẽ có ít thay đổi nếu như không có những sự kiện mang tính bất ngờ cao xảy ra.

Chính sách phát triển nước Mỹ

Obama có một lập trường chính trị khá trung lập giống với cựu Tổng thống Bill Cliton và hầu hết các đảng viên Đảng Dân chủ khác. Trước khi trúng cử chức vị tổng thống, ông kịch liệt phản đối các chính sách ngoại giao cũng như trong nước có xu hướng cực đoan của Tổng thống George W. Bush.

Về đối ngoại, ông chỉ trích các cuộc chiến trên chiến trường Trung Đông. Trong thời gian 4 năm ngồi tại Nhà Trắng, ông đã nỗ lực thúc đẩy quá trình rút quân ở Afghanistan và Iraq. Mỹ đã cho rút hơn 33.000 quân lính ở Afghanistan tính đến cuối tháng Chín năm nay và khoảng 5.000 quân ra khỏi Iraq từ hồi cuối năm ngoái. Dự tính đến cuối năm 2014, Obama sẽ cho rút toàn bộ số quân lính tại hai nước này trở về Mỹ, chấm dứt cuộc chiến kéo dài hơn 10 năm qua khiến cho người dân Mỹ cảm thấy bất an và mệt mỏi.

Vì sao Obama sẽ thắng? - ảnh 2
Mỹ sẽ rút hết quân khỏi Afghanistan vào năm 2014

Ông có một thái độ khá ôn hòa với các nước đối lập như Nga, Trung Quốc. Tuy thể hiện sự cứng rắn trên chính trường thế giới nhằm khẳng định vị thế đứng đầu của Mỹ, Obama vẫn đưa ra những quan điểm hợp tác có lợi với các bên để phát triển các chính sách đối nội cũng như đối ngoại của mình.

Trong những năm gần đây, Mỹ và chính quyền của Obama thúc đẩy các mối quan tâm về điểm nóng mới của thế giới là Châu Á, tăng cường ảnh hưởng và sức mạnh quân sự tại đây theo các thỏa thuận song phương cũng như các mục đích phát triển khác tại khu vực này.

Về chính sách đối nội, Obama dù chưa thực sự làm hài lòng người dân Mỹ trong 4 năm qua nhưng với một di sản tồi tệ khổng lồ mà người tiền nhiệm để lại, những bước đi của Obama được coi là những cú đẩy chậm chạp lên nền kinh tế ì ạch của nước này để nhích từng bước một trên con đường hồi phục kinh tế.

Mức tăng trưởng việc làm ở mức 4,4 triệu lao động trong các ngành nghề mới, giúp giảm thất nghiệp xuống còn 7,4% so với mức hơn 10% từ khi ông nhậm chức. Người ta tin rằng con số lao động sẽ tăng lên nữa nếu như Obama có nhiều thời gian hơn để lèo lái con thuyền kinh tế nước Mỹ.

Obama cũng đã có những thành công nhất định đối với nền kinh tế nước Mỹ như quyết định bảo trợ ngành công nghiệp ô tô nước này thoát khỏi khủng hoảng với những gói hỗ trợ khổng lồ lên đến hàng chục tỷ USD. Trước khi nhậm chức, ngành công nghiệp ô tô nước Mỹ rơi vào khủng hoảng trầm trọng, điển hình là 2 tập đoàn khổng lồ General Motor và Chrysler đã phải nộp đơn lên Tòa án Mỹ để xin bảo hộ phá sản.

Vì sao Obama sẽ thắng? - ảnh 3

General Motors là một trong những tập đoàn công nghiệp ô tô sử dụng hiệu quả gói hỗ trợ tài chính của Chính phủ Mỹ để thoát khỏi khủng hoảng

Khi Obama lên làm tổng thống đã vực dậy ngành công nghiệp mũi nhọn này của nước Mỹ. Hai tập đoàn General Motor và Chrysler chỉ sau hơn 1 năm nhận được các gói cứu trợ không những đã trả lại khoản nợ chính phủ lần lượt là 23 tỷ và 10,3 tỷ mà đã kinh doanh có lãi trở lại. Và ngành công nghiệp ô tô nước này hiện nay đang là một trong những lĩnh vực tạo ra nhiều công ăn việc làm mới hơn cho người dân lao động.

Obama cũng tỏ ra quan tâm đến đời sống người dân lao động nhiều hơn so với đối thủ của mình, ông Mitt Romney. Ông quan tâm đến các chính sách y tế, các vấn đề phụ nữ và bình đẳng giới và chưa hề tạo ra “ác cảm” nào từ người dân như là ứng cử viên Đảng Cộng hòa ( Ông Romney đã từng gặp nhiều phản ứng gay gắt trong việc phủ nhận hỗ trợ các vấn đề sức khỏe sinh sản và phụ nữ).

Tranh luận ứng cử viên tổng thống

Ba cuộc tranh luận đã được tường thuật trực tiếp trên truyền hình trong tháng Mười với kết quả Obama dành ưu thế ở 2 cuộc, còn Romney dành được ưu thế ở cuộc tranh luận đầu tiên. Romney rõ ràng đã có ưu thế khi nói về các chính sách phát triển kinh tế Mỹ, điều mà người dân nước này quan tâm nhất hiện nay. Tuy nhiên, các chuyên gia nhận định rằng với lịch sử ủng hộ tuyệt đối cho tầng lớp thượng lưu của Mitt Romney, ông này sẽ khó có thể đưa ra được những chính sách để làm lợi cho người dân gặp khó khăn khủng hoảng nhưng lại là những người tạo ra đồng tiền làm giàu cho nước Mỹ.

Hai cuộc tranh luận còn lại, không thể nghi ngờ gì về việc Obama đã thể hiện tốt hơn về các chính sách đối nội và đối ngoại. Với những kinh nghiệm có được trong suốt nhiệm kỳ tổng thống 4 năm qua, Obama đã khẳng định được những gì mà ông đã làm là một phần trong quá trình hồi phục kéo dài cả thập kỷ. Và ông đem lại một niềm tin rằng nhiệm kỳ thứ nhất của ông là sự khởi động cho quá trình, còn nhiệm kỳ thứ hai chính là bước thúc đẩy mạnh mẽ cho sự phát triển của nước Mỹ.

Lòng dân

Obama trở thành Tổng thống Mỹ vào năm 2008 trong niềm tin lớn của người dân Mỹ về một sự thay đổi thần kỳ cho nước này sau gần 8 năm chìm trong các sai lầm của vị cựu tổng thống George W. Bush. Những khó khăn kéo dài trước đó đã khiến cho niềm tin của người dân Mỹ trở nên bùng nổ bởi một “biểu tượng cho sự thay đổi” mới đến.

Yếu tố “lạ” của Barack Obama đã kết thúc, ít nhiều niềm tin này đã bị phai nhạt và sự nghi ngờ dành cho ông tăng lên. Nhưng đó không phải là dấu chấm hết cho Obama.

Di sản tồi tệ mà cựu Tổng thống Mỹ George W. Bush là quá lớn, cộng với những quan điểm có xu hướng theo chủ nghĩa cực đoan của ứng cử viên Đảng Cộng hòa Mitt Romney sẽ khiến cho người dân Mỹ cảm thấy lo lắng về một George W. Bush thứ hai và một thời kỳ đen tối sẽ trở lại với nước Mỹ như lúc ông này tại vị.

Người dân Mỹ đã quá mệt mỏi với khủng hoảng và suy thoái kinh tế, quá bất nhẫn với sự gia tăng khoảng cách giàu nghèo của nước này. Điều họ cần nhất lúc này là những kết quả tích cực nhìn thấy được trong việc tạo ra công ăn việc làm, phân phối lại tài sản hợp lý và giảm khoảng cách giàu nghèo. Ít nhất, Obama cũng thể hiện được rằng ông đang đứng về phía tầng lớp trung lưu và làm mọi việc để tăng trưởng kinh tế và tạo thêm việc làm cho người lao động chứ không để lộ những hớ hênh xem thường tầng lớp này như đối thủ Mitt Romney của mình.

Người dân Mỹ có quyền lựa chọn người đứng đầu đất nước theo ý mình, vì thế, họ sẽ tỏ ra cẩn trọng cho lá phiếu của năm nay. Dù bỏ phiếu cho Barack Obama hay Mitt Romney, điều lớn nhất mà người dân Mỹ bận tâm hiện nay không phải là các chính sách đối ngoại bành trướng mà chính là những vấn đề sát thực nhất, việc làm và điều kiện sống. Vì thế, nếu như ứng cử viên nào thể hiện tốt nhất cả trong lời nói lẫn hành động, ứng cử viên đó sẽ dành được số phiếu bầu cao hơn.

Phan Sương

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Nữ hành khách người Việt khỏa thân ở sân bay Philippines vì bị phạt quá hạn visa

Một nữ hành khách người Việt đã bất ngờ khỏa thân tại sân bay Ninoy Aquino (Philippines) sau khi được yêu cầu trả thêm phí quá hạn visa.

Video lữ đoàn biệt kích Ukraine vô hiệu hóa xe tăng ‘mai rùa’ Nga bằng UAV

Chỉ với những chiếc UAV cảm tử, Lữ đoàn biệt kích biệt lập số 71 Ukraine đã khiến xe tăng ‘mai rùa’ của Nga hư hại nặng.

Video Ukraine phóng tên lửa nước ngoài, phá hủy S-400 của Nga ở Donetsk

Quân đội Ukraine đã phóng tên lửa đạn đạo ATACMS, phá hủy hệ thống phòng không S-400 Triumf của Nga ở khu vực Donetsk.

Đang cập nhật dữ liệu !