Vì sao người Nhật ít đi du lịch nước ngoài?

Người Nhật ít ra nước ngoài du lịch vì cho rằng trong nước có nhiều điểm đến hấp dẫn, ngoài ra thu nhập và thời gian cũng cản trở họ.

Theo khảo sát do Morning Consult, công ty nghiên cứu thị trường toàn cầu có trụ sở tại Mỹ, thực hiện cuối năm ngoái, 35% người Nhật chưa sẵn sàng du lịch trở lại, cao nhất trong số các quốc gia trên thế giới.

Giáo sư tâm lý học và hành vi du lịch Tetsu Nakamura của đại học Tamagawa (Tokyo) không ngạc nhiên về điều này. Ông dẫn chứng, năm 2019, chỉ 10% người Nhật đi du lịch nước ngoài. Nghiên cứu Nakamura thực hiện trước dịch cũng chỉ ra hai nhóm đối tượng: "người thụ động" - muốn du lịch nước ngoài nhưng chưa đi và "người từ chối" - không quan tâm hoặc sẽ không đi. Hai nhóm này chiếm gần 70% số người được hỏi, trong đó nhóm từ chối chiếm gần 30%.

   

Quận Shinjuku, Tokyo buổi đêm. Ảnh: Adobe Stock.


Nhật Bản có hộ chiếu quyền lực nhất thế giới khi công dân được nhập cảnh 193 điểm đến không cần xin visa, nhưng theo Bộ Ngoại giao, chưa đến 20% người Nhật có hộ chiếu. Với những người "không bao giờ đi du lịch nước ngoài", các chuyến đi trong nước là đủ.

"Nhiều người Nhật thấy du lịch nước ngoài tốn thời gian vì phải mất công lên kế hoạch cho một hành trình", Nakamura nói. Hiroo Ishiada, 25 tuổi, đến từ tỉnh Chiba, có sở thích mô tô, là một trong số đó. Anh thích đến Mỹ vì biết đây là nơi dành cho những người mê mô tô. Nhưng anh không đi vì "chỉ lên kế hoạch thôi cũng thấy bất tiện".

Ishida nói ở Nhật cũng có nhiều điểm đến phù hợp. Chuyến đi nước ngoài gần nhất của Ishida là đảo Guam (trên biển Thái Bình Dương) hồi trung học. Kể từ đó, anh chưa từng thấy "bị thôi thúc phải đi du lịch nước ngoài".

Kotaro Toriumi, nhà phân tích du lịch và hàng không Nhật Bản, cho biết các thủ tục du lịch nước ngoài phức tạp do đại dịch cùng nguy cơ lây nhiễm đã cản trở mọi người. "Đại dịch đã thay đổi tư duy người Nhật", Toriumi nói.

Người Nhật cũng ngày càng nhận ra có nhiều điểm đến hấp dẫn trong nước mà họ có thể vui chơi, không cần ra nước ngoài. Tuy vậy, Toriumi cũng giải nghĩa cụm từ "không bao giờ muốn đi du lịch nữa" có thể là "không sẵn sàng đi du lịch sớm, trước khi đại dịch kết thúc hoàn toàn".

  

Kotaro Toriumi chụp ảnh lưu niệm trong chuyến du lịch Mỹ. Ảnh: CNN


Chi phí đi lại cũng là yếu tố khiến người Nhật cân nhắc khi đồng yen chạm đáy 32 năm so với USD, nhiều người không được tăng lương sau 30 năm. Thu nhập ít hơn có thể khiến người trẻ có xu hướng ở nhà hoặc đi gần. Họ cũng thấy các chương trình giải trí trực tuyến, chơi game thú vị hơn.

Nhiều người già muốn đi du lịch nước ngoài trở lại sau đại dịch cũng giảm. Aki Fukuyama, 87 tuổi, từng có nhiều chuyến đi chơi golf ở nước ngoài. Ông mong muốn có thể ra nước ngoài tiếp, nhưng bị cản trở về tuổi tác và sức khỏe. Ông dự định đi trong nước, những điểm gần, "nếu được mời".

Tuy nhiên, nghiên cứu của Nakamura cũng chỉ ra những người thích đi du lịch sẽ không bị ảnh hưởng bởi các yếu tố trên. Họ sẽ thực hiện các chuyến đi nước ngoài ngay khi có cơ hội. "Điều này đúng cho cả trước và sau dịch", theo Nakamura.

Yama Kase, 25 tuổi, sống ở Tokyo thích đến các quốc gia mới và giao lưu với mọi người. Nhưng mẹ cô ghét đi du lịch, chỉ thích cuộc sống với những thói quen cố định hàng ngày. Nơi xa nhất mẹ cô đến năm 2022 là trung tâm mua sắm.

  

Yama Kase trong chuyến du lịch đến Paris. Ảnh: CNN


Theo dữ liệu từ Tổ chức Du lịch Quốc gia, lượng khách Nhật đi nước ngoài năm 2019 là khoảng 20 triệu lượt người, đến 2022 con số này đã giảm 86%, còn khoảng 2,7 triệu. "Những người trước đây đi du lịch vì giá rẻ hoặc đặc biệt không thích đi du lịch, giờ không đi nữa", Toriumi nói.

Anh Minh - VNEXPRESS (Theo CNN)

Không sinh được con gái, bố chán nản đặt tên khiến chàng trai khốn khổ nhiều năm

Người đàn ông Bình Định tâm sự, anh từng suýt bị trầm cảm bởi cái tên oái oăm.

Bí ẩn 3 ngôi mộ trong hang đá ở Ninh Bình, thi hài được chôn trong tư thế nằm co

Cửa động rộng khoảng 10m, cao khoảng 20m. Trong động có nhiều nhũ đá, khi gõ vào phát ra những âm thanh như tiếng cồng, tiếng chiêng của người Mường.

Đi làm căn cước, chàng trai Phú Yên khiến cả phòng 'bừng tỉnh' vì cái tên lạ

Đi làm căn cước, chàng trai Phú Yên gặp nhiều tình huống dở khóc dở cười vì sở hữu cái tên quá độc lạ, Lưu Kim Jin Đông.

Xuất hiện bông sen Tịnh Đế quan âm siêu hiếm ở Nghệ An

Các đầm sen ở xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An trong mấy năm trở lại đây xuất hiện nhiều bông sen Tịnh Đế khác nhau, vậy nhưng sự xuất hiện cặp sen Tịnh Đế quan âm được xem là siêu hiếm.

Người phụ nữ mặc áo dài, đứng sau cửa kính làm điều lạ lùng mỗi chiều ở TPHCM

Chiều xuống, bà chủ cửa hàng lại mặc những bộ áo dài thật đẹp rồi đứng trên sân khấu được dựng phía sau ô cửa kính để hát tặng người đi đường.

Uống chai nước bí ẩn trôi trên biển, nhóm ngư dân chết 'bất đắc kỳ tử'

Một nhóm ngư dân gồm 4 người đã tử vong và 2 người trong tình trạng nguy kịch sau khi uống chất lỏng bí ẩn trong những cái chai trôi nổi trên biển hôm 29/6.

Lão nông miền Tây hơn 20 năm làm điều lạ lùng trả ơn trâu bò

Từng nổi tiếng khấm khá nhất vùng, sở hữu hàng chục công ruộng, một lão nông miền Tây quyết mang hết số tiền dành dụm, bỏ công sức, dựng chuồng trại, tìm đến các lò mổ giải cứu trâu bò.

Bí ẩn khu mộ ‘danh gia vọng tộc’ của dòng họ từng nhiều đời làm quan to

Sự kỳ bí về khu mộ cổ Đống Thếch ở Hoà Bình sau 400 năm vẫn chưa được khám phá hết. Những phiến đá bí ẩn vẫn đứng sừng sững giữa “thánh địa” của nhà lang xứ Mường.

Bí ẩn căn biệt thự 'view triệu đô' bị bỏ hoang trên núi ở miền Tây

Căn biệt thự trên núi Sam (thuộc TP Châu Đốc, tỉnh An Giang) nhiều năm phơi sương từng bị đồn thổi, thêu dệt về những câu chuyện khó tin.

Trải nghiệm xe bus 2 chiều miễn phí đến Yoko Onsen Quang Hanh

Trải nghiệm nghỉ dưỡng tắm khoáng nóng tại Yoko Onsen Quang Hanh đang được nhiều du khách ví von là điểm đến “chữa lành” thời thượng khi tới Hạ Long.

Đang cập nhật dữ liệu !