Vì sao Mỹ điều thêm hai tàu tác chiến ven bờ tới Biển Đông?

Hải quân Mỹ đang tăng cường sự hiện diện trên Biển Đông bằng hoạt động điều động thêm hai tàu tác chiến ven bờ lớp Independence là USS Gabrielle Giffords và USS Montgomery.

Bưu điện Hoa Nam buổi sáng (SCMP) đưa tin, theo một viện nghiên cứu ở Bắc Kinh, hoạt động triển khai các tàu tác chiến ven bờ của Mỹ tới Biển Đông cho thấy, Washington đang thay đổi chiến lược từ trinh sát và ngăn chặn sang tăng cường năng lực tấn công.

Tàu tác chiến ven bờ USS Montgomery của Mỹ. (Ảnh: AP)

Trong số hai tàu tác chiến ven bờ được Mỹ điều động tới Biển Đông có tàu USS Gabrielle Giffords đã rời căn cứ hải quân Changi ở Singapore vào ngày 15/11, còn tàu USS Montgomery đã tiến hành hoạt động chung với hai chiến hạm Australia trong khoảng thời gian từ ngày 6 – 12/11.

Hiện cả hai tàu USS Gabrielle Giffords và USS Montgomery đều đang hoạt động trên Biển Đông, tuyến đường biển chiến lược quan trọng mà Trung Quốc đơn phương tuyên bố chủ quyền trên phần lớn diện tích khu vực.

Trong những năm gần đây, Trung Quốc đã ngang nhiên có hành động quân sự hóa trên Biển Đông khi cho thiết lập các sân bay, triển khai hệ thống radar, tên lửa và cảng hải quân ra các đảo nhân tạo mà Bắc Kinh cải tạo và xây dựng trái phép ở Biển Đông. 

Nhằm thách thức những tuyên bố chủ quyền phi lý của Trung Quốc ở Biển Đông, Mỹ đã thường xuyên điều động tàu thuyền tới làm nhiệm vụ tuần tra nhằm đảm bảo tự do hàng hải trên tuyến đường biển chiến lược.  

Hôm 19/11, Bộ trưởng Quốc phòng Mark Esper đã nhấn mạnh rằng, việc Mỹ tiến hành ngày càng nhiều hoạt động tuần tra trên Biển Đông là nhằm gửi tín hiệu tới Trung Quốc.

Mỹ “bác bỏ mọi nỗ lực của bất cứ quốc gia nào trong việc ép buộc hay đe dọa để giành lấy lợi ích quốc tế trong khi các nước khác phải chịu thiệt”, Bộ trưởng Esper phát biểu trong chuyến thăm Philippines, một trong những quốc gia có tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông.

“Một điều rõ ràng, chúng tôi không muốn gửi đi thông điệp phản đối Trung Quốc mà chỉ muốn nhấn mạnh rằng, chúng tôi sẽ bảo vệ các quy định và luật pháp quốc tế. Chúng tôi cho rằng, Trung Quốc cũng nên tuân thủ những quy tắc này. Hành động tập thể là cách tốt nhất để truyền tải thông điệp và đưa Trung Quốc đi theo con đường đúng đắn”, ông Esper nói thêm.

Trước đây, phần lớn các chiến hạm được Mỹ dùng để thực hiện sứ mệnh tuần tra trên Biển Đông là tàu khu trục hoặc tàu tuần dương trang bị tên lửa dẫn đường.

Theo một báo cáo được Viện Điều tra tình hình chiến lược Biển Đông, một tổ chức nghiên cứu có quan hệ với Viện Nghiên cứu Hải dương thuộc Đại học Peking, các tàu tác chiến ven bờ sở hữu nhiều ưu thế khi hoạt động ở Biển Đông.

Báo cáo trên nhấn mạnh, các tàu tác chiến ven bờ có độ mớn nước thấp, do đó có thể đi vào các vùng nước nông ở Biển Đông để thực hiện nhiệm vụ trinh sát. Ngoài ra, tốc đi di chuyển lên tới 50 knot (92km/h) cũng là một lợi thế lớn trong khi thực hiện sứ mệnh tuần tra đảm bảo tự do hàng hải.

Đáng nói, các tàu tác chiến ven bờ của Mỹ còn có thể nhanh chóng chuyển sang tiến hành sứ mệnh chiến đấu hoặc chống mìn và chống ngầm.

Cụ thể, tàu USS Gabrielle Giffords được trang bị dàn tên lửa chống hạm hiện đại và có thể phụ trợ cho hoạt động của Hạm đội 7 của hải quân Mỹ.

Hồi đầu tháng 10, tàu USS Gabrielle Giffords đã cho phóng thử một tên lửa tấn công hải quân có tầm bắn hơn 185 km. Đây là vụ thử nghiệm tên lửa kiểu này đầu tiên của Mỹ ở khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương.

Minh Thu (lược dịch)
Từ khóa: Khám phá hai tàu tác chiến ven bờ mới được Mỹ điều tới Biển Đông tàu USS Gabrielle Giffords biển đông hải quân mỹ mỹ tuần tra biển đông tàu USS Montgomery căng thẳng biển đông chủ quyền biển đông căng thẳng mỹ trung trung quốc quân sự hóa biển đông hạm đội 7

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Nữ hành khách người Việt khỏa thân ở sân bay Philippines vì bị phạt quá hạn visa

Một nữ hành khách người Việt đã bất ngờ khỏa thân tại sân bay Ninoy Aquino (Philippines) sau khi được yêu cầu trả thêm phí quá hạn visa.

Video lữ đoàn biệt kích Ukraine vô hiệu hóa xe tăng ‘mai rùa’ Nga bằng UAV

Chỉ với những chiếc UAV cảm tử, Lữ đoàn biệt kích biệt lập số 71 Ukraine đã khiến xe tăng ‘mai rùa’ của Nga hư hại nặng.

Video Ukraine phóng tên lửa nước ngoài, phá hủy S-400 của Nga ở Donetsk

Quân đội Ukraine đã phóng tên lửa đạn đạo ATACMS, phá hủy hệ thống phòng không S-400 Triumf của Nga ở khu vực Donetsk.

Đang cập nhật dữ liệu !