Vì sao Mỹ buộc phải chấp nhận để ông Assad tiếp tục tại vị?

Mới đây, Mỹ đã bày tỏ quan điểm chấp nhận để Tổng thống Syria Bashar al-Assad tại vị đến cuộc bầu cử Tổng thống Syria năm 2021. Tạp chí The New Yorker đã đưa ra một số lý giải vì sao Mỹ chấp nhận kịch bản này.

Tổng thống Syria Assad, Tổng thống Nga Putin, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Shoigu

Theo The New Yorker, sở dĩ Mỹ chấp nhận phương án để Tổng thống Syria Bashar al-Assad tại vị đến năm 2021 là do những thành công tại Syria trên cả mặt trận quân sự, ngoại giao của Nga và các quốc gia đồng minh của Nga. Đây chính là lý do chủ yếu khiến ông Bashar al-Assad tại vị lâu hơn tính toán của Mỹ.

“Mặc dù đã có không dưới nửa triệu người thiệt mạng trong cuộc nội chiến ở Syria, cũng như hàng chục nghìn người thiệt mạng do vũ khí hóa học, chính quyền của Tổng thống Mỹ Donald Trump hiện đã sẵn sàng chấp nhận việc ông Bashar al-Assad giữ được quyền lực cho đến cuộc bầu cử Tổng thống tiếp theo tại Syria vào năm 2021”- chuyên gia Robin Right của tờ The New Yorker nhận định.

Theo ông Robin Right, quyết định được các đại diện cấp cao của Mỹ đưa ra cũng đồng nghĩa với sự thay đổi trong quan điểm trước đó của giới lãnh đạo Mỹ cho rằng việc ông Bashar al-Assad phải từ chức là một trong các điều kiện để thiết lập lại hòa bình ở Syria.

Theo chuyên gia phân tích này, từ tháng 10/2017, Ngoại trưởng Mỹ Rex Tillerson đã nói rằng “Mỹ muốn thấy một Syria thống nhất, đoàn kết, nơi mà chính phủ không có chỗ cho sự hiện diện của Bashar al-Assad”. Tuy nhiên, quan điểm này đã dần được thay đổi.

“Quyết định của Mỹ cho thấy sự hạn chế trong các khả năng của Mỹ, phản ánh thực tế chiến sự và thành công của các đối tác của Syria, Nga, Iran và lực lượng Hezbollah trong trợ giúp cho chế độ độ Bashar al-Assad”- ông Robin Right nhận định.

“Quyết định được thông qua năm 2015 về việc đưa lực lượng quân sự Nga đến trợ giúp ông Bashar al-Assad được coi là bước ngoặt then chốt cho chế độ Bashar al-Assad ở Syria”- chuyên gia của The New Yorker đánh giá, đồng thời cho rằng chính quyền Syria và các nước đồng minh như Nga, Iran, “đã thống nhất được các phần lãnh thổ một năm trước vẫn đang bị chia cắt”.

Lực lượng này hiện đã kiểm soát tất cả các thành phố lớn của Syria mà trước đó từng được coi là “viên ngọc” của phe đối lập như Damacus, Homs, Latakia và Aleppo.

Cho dù Mỹ cũng đã bắt đầu tác chiến tại Syria từ năm 2014, tiêu tốn cho cuộc chiến này hơn 14 tỷ USD (tức hơn 13 triệu USD/ngày), cử hơn 2 nghìn lính Mỹ đến trợ giúp cho phe nổi dậy nhưng chiến thắng của ông Assad tại Syria chủ yếu có được do sự trợ giúp của Nga và các đồng minh.

Tổng thống Syria Assad

Trong khi đó, lực lượng đối lập được Mỹ hậu thuẫn đang ngày càng suy yếu, thường xuyên bất đồng. Trong vòng 7 năm nội chiến ở Syria, phe đối lập chưa thể đưa ra được một thủ lĩnh đủ mạnh để có thể thay thế được cho ông Assad.

“Những yêu cầu của lực lượng này về việc ông Assad phải ra đi như là một điều kiện không thể khác được nhằm ký kết thỏa thuận hòa bình đang ngày càng không phù hợp với thực tế”- Robin Right đánh giá.

Trong lĩnh vực ngoại giao, vai trò của Washington cũng đã bị xếp hàng thứ yếu so với vai trò của “bộ ba” gồm Nga, Iran và Thổ Nhĩ Kỳ- các lực lượng mà theo The New Yorker, là đang chi phối tiến trình hòa bình ở Syria.

“Trong giai đoạn đầu, chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đã hy vọng rằng Mỹ có thể đạt được sự đồng thuận, hợp tác với Nga trong vấn đề Syria”- ông Robin Right gợi nhớ.

Tuy nhiên, đến tháng 4/2017, sau các vụ tấn công bằng vũ khí hóa học ở thành phố Han-Sheikhun, bối cảnh tình hình đã trở nên nóng hơn nhiều khí Tổng thống Mỹ Donald Trump ban hành sắc lệnh thực hiện các vụ không kích vào các căn cứ quân sự của chính quyền Syria và tuyên bố khởi động cuộc chiến chống lại ông Bashar al-Assad.

“Tuy nhiên hiện nay, tính đến bối cảnh chính trị và quân sự thực tế, các đại diện của Mỹ đã đi đến quyết định rằng việc thay đổi chế độ ở Syria sẽ được thực hiện bằng các cuộc bầu cử trung thực dưới sự bảo trợ của Liên Hợp Quốc”- tác giả nói đầy mỉa mai.

Theo tác giả, các nhà ngoại giao đang tin tưởng rằng việc tiến hành các cuộc bầu cử trung thực, tự do ở đất nước đã bị phá hủy bởi chiến tranh, đất nước mà có đến hơn nửa dân số đang ở nước ngoài dưới dạng tị nạn, sẽ là “thử nghiệm chưa từng có tiền lệ”. Tuy nhiên, vẫn cần nhiều thời gian để có thể làm hình thành một lực lượng đối lập mới, ổn định ở Syria để có thể cạnh tranh với Bashar al-Assad.

“Tùy thuộc vào kết quả cuộc bầu cử năm 2020 ở Mỹ, ông Assad có thể vẫn nắm quyền trong khi ông Donald Trump đã phải rời bỏ chức vụ của mình. Giới chức Mỹ còn quan ngại rằng ông Bashar al-Assad có thể sẽ giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống Syria năm 2021 và khi đó, ông Assad sẽ tại vị trong thời gian khá dài nữa”- Robin Right kết luận.

Đức Dũng (lược dịch)

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Nữ hành khách người Việt khỏa thân ở sân bay Philippines vì bị phạt quá hạn visa

Một nữ hành khách người Việt đã bất ngờ khỏa thân tại sân bay Ninoy Aquino (Philippines) sau khi được yêu cầu trả thêm phí quá hạn visa.

Video lữ đoàn biệt kích Ukraine vô hiệu hóa xe tăng ‘mai rùa’ Nga bằng UAV

Chỉ với những chiếc UAV cảm tử, Lữ đoàn biệt kích biệt lập số 71 Ukraine đã khiến xe tăng ‘mai rùa’ của Nga hư hại nặng.

Video Ukraine phóng tên lửa nước ngoài, phá hủy S-400 của Nga ở Donetsk

Quân đội Ukraine đã phóng tên lửa đạn đạo ATACMS, phá hủy hệ thống phòng không S-400 Triumf của Nga ở khu vực Donetsk.

Đang cập nhật dữ liệu !