Vì sao một quả cà bằng 'ba đồng thuốc'?

Cà là món ăn quen thuộc của người Việt nhưng loại thực phẩm này cũng có thể gây hại cho sức khỏe nếu bạn sử dụng sai cách.

Trái cà pháo từ lâu đã trở thành món ăn quen thuộc của người dân, đặc biệt ở khu vực Bắc - Trung bộ, được ghi nhận trong thơ ca và hình ảnh bữa cơm làng quê. 

Cà pháo còn gọi là cà gai hoa trắng, tên khoa học là Solanum torum. Nó là cây nhỏ, lá xẻ thùy nông, có gai. Hoa màu trắng, quả màu trắng đổi màu vàng khi chín. Toàn cây đều có thể dùng làm thuốc. Quả xanh có thể luộc, làm nộm hay xào, quà già có thể muối xổi ăn dần, hoặc muối mặn hơn sẽ lưu được lâu hơn.

Tuy nhiên, trong sách của cụ Hải Thượng Lãn Ông có ghi: “Không nên ăn nhiều cà sống.” Hay trong dân gian cũng lưu truyền câu nói: “Một quả cà bằng ba thang thuốc.” Ngụ ý một số tác dụng có hại cho sức khỏe khi ăn cà pháo. 

Người dân lưu ý không nên ăn cà sống để tránh gây nguy hiểm đối với sức khỏe.

Cà pháo cung cấp vi khoáng cần thiết như kẽm, kali, các vitamin nhóm B. Tuy nhiên, trong cà lại chứa một lượng solanin. Chất solanin trong cà cũng gây độc như chất trong mầm của khoai tây. 

Quả cà chưa chín có lượng solanin cao hơn nhiều so với quả chín. Ngộ độc solanin chủ yếu gây rối loạn tiêu hóa và thần kinh. Trong cà tươi, hàm lượng chất này cao gấp 5-10 lần so với mức an toàn. Vì thế, ăn nhiều cà pháo tươi dễ bị ngộ độc. 

Để cà pháo là một món ăn ngon lành và an toàn cho sức khỏe, chúng ta cần lưu ý không nên ăn cà pháo còn xanh, hoặc chọn quả xanh muối xổi, mặc dù ăn các quả còn non xanh sẽ cho cảm giác giòn ngon miệng hơn. Nên xào nấu, muối mặn, hoặc chọn quả chín hơi già để muối, hàm lượng các chất gây độc cũng giảm bớt đi. 

Do cà pháo có tính hàn, nên ăn kèm với các gia vị có tính ôn như: tỏi, ớt, sả,… Cũng cần kiêng dùng với  những người mới khỏi bệnh, cơ thể còn suy yếu, hoặc phụ nữ sau sanh khí huyết hư kém cũng cần kiêng món này.

Người bị đau nhức cơ khớp nhiều, cơ thể mỏi mệt, cũng cần hạn chế ăn cà pháo trong giai đoạn đau nhiều. 
Cà muối nếu ăn một lượng vừa phải cũng là một thức ăn hỗ trợ tiêu hóa tốt, giảm nê trệ. Một vài lưu ý trên giúp cà pháo trở thành món ăn vừa bén cơm vừa an toàn cho sức khỏe.

Bác sĩ Phạm Ánh Ngân, Bệnh viện Đại học Y Dược TPHCM cơ sở 3

Thầy giáo trẻ được ghép thận: Tâm sự cảm động của người mẹ

Ngày con trai út chuẩn bị xuất viện trở về nhà sau ca phẫu thuật ghép thận thành công, người mẹ xúc động nói lời cảm động.

Hai lưu ý giúp phòng tránh căn bệnh gây tử vong nhiều hơn ung thư

Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) tiếp nhận khoảng 50 bệnh nhân đột quỵ mỗi ngày, trong đó gần 10% là người trẻ. Đây là nguyên nhân gây tử vong nhiều hơn cả ung thư.

Ngồi trong ô tô có cần chống nắng?

Khi trời nắng, tia cực tím hoạt động càng mạnh, trong đó tia UVA có khả năng xuyên qua cửa kính ô tô. Đây là tác nhân gây lão hóa, nám, thậm chí là ung thư da.

Ba thói quen uống nước gây hại cho cơ thể vào ngày nắng nóng

Ngày hè nắng, người dân thường muốn uống ly nước lạnh giúp giải tỏa cơn nóng, khát. Tuy nhiên, hành động này lại vô tình gây hại cho cơ thể.

Những người không nên ăn mướp

Quả mướp tốt cho những người bị thiếu máu, đái tháo đường, tim mạch. Tuy nhiên, một số người cần lưu ý khi sử dụng mướp trong thực đơn hằng ngày.

Người 32 tuổi có thận như cụ già sau khi dùng thực phẩm chức năng của Nhật

Một tháng sau khi dùng thực phẩm chức năng của Kobayashi, một nhân viên y tế tại Bệnh viện Kobe bắt đầu gặp phải các vấn đề sức khỏe không rõ nguyên nhân.

Vợ chồng bác sĩ kể lại giây phút cấp cứu hàng chục người gặp tai nạn giao thông

"Em là bác sĩ, em sẽ hướng dẫn mọi người sơ cứu đúng cách", bác sĩ Giáp không kịp cởi mũ bảo hiểm, vừa hô to, vừa xắn tay áo lao vào cấp cứu các nạn nhân trong vụ tai nạn giao thông xảy ra ở Kon Tum.

Loại quả giúp chống lão hoá đang được bán khắp nơi ở Việt Nam

Dâu tây là trái cây được nhiều người yêu thích, tốt cho sức khỏe, hỗ trợ quá trình chống lão hóa. Dâu tây khó bảo quản, ở nhiệt độ thường chỉ 24 giờ sẽ bị thâm, héo cuống. Nếu mua phải loại quả để bên ngoài 4-5 ngày vẫn tươi ngon bạn nên thận trọng.

Bác sĩ bức xúc với 'đơn thuốc quốc dân chữa bách bệnh' được lan truyền khắp nơi

Khó chịu vì bị tiểu buốt, chị M. vào nhà thuốc kể bệnh và được bán cho đơn thuốc "thần kỳ" chỉ 2 ngày sau hết triệu chứng nhưng tác dụng phụ vô cùng nguy hiểm.

Xử phạt bác sĩ không ghi đơn thuốc rõ ràng: Có quy định sao khó áp dụng?

Theo Nghị định 117 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế, một trong các hành vi liên quan đến kê đơn thuốc sẽ bị phạt tiền 1-2 triệu đồng là “không ghi đầy đủ, rõ ràng vào đơn thuốc".

Đang cập nhật dữ liệu !