Vì sao châu Âu muốn thành “lục địa chủ quyền, không phải chư hầu”?
Châu Âu thảo luận cách thức “vô hiệu hóa” đồng USD |
Tờ báo nhấn mạnh, các quan chức Đức và Pháp đang ngày càng tích cực tìm cách để chống lại sự thống trị tài chính của Hoa Kỳ, điều này chứng tỏ đã xuất hiện những mâu thuẫn nghiêm trọng giữa châu Âu và Hoa Kỳ.
Trước đó, Foreign Policy nhắc lại tuyên bố của Bộ trưởng Ngoại giao Đức Heiko Maas về việc cần thiết đạt được sự độc lập về tài chính của châu Âu. Theo tờ báo, đây có thể là sự khởi đầu của quyền tự do hành động trong chính sách đối ngoại châu Âu.
Theo tác giả bài báo, Bộ trưởng Bộ Tài chính Pháp Bruno Le Maire, người đã kêu gọi "hoàn toàn không phụ thuộc vào công cụ tài chính" và bày tỏ mong muốn làm cho châu Âu trở thành "lục địa chủ quyền và không phải là một chư hầu".
Foreign Policy chỉ ra rằng, như một biện pháp để giải quyết vấn đề độc lập tài chính của châu Âu, chính sách đối ngoại châu Âu cho thấy yêu cầu tạo ra một hệ thống thanh toán thay thế, cũng như nâng cao vai trò của tiền tệ châu Âu và tổ chức quỹ thương mại với các nước chịu trừng phạt kinh tế của Mỹ.
Trước đó, các biện pháp tương tự được thực hiện bởi các quốc gia như Nga, Trung Quốc và Venezuela, nhưng bây giờ, theo tờ báo, các "đồng minh then chốt của Mỹ" cũng bắt đầu thực hiện các biện pháp tương tự.
Quan hệ giữa Mỹ và Liên minh châu Âu đã trở nên tồi tệ hơn khi Washington rút khỏi thỏa thuận hạt nhân với Iran, cũng như áp thuế nhập khẩu đối với các sản phẩm thép và nhôm. Liên minh châu Âu ngày 7/8 đã ban hành luật bãi bỏ các biện pháp trừng phạt của Hoa Kỳ đối với Iran trên lãnh thổ của mình.
Ngoài ra, để đáp trả việc Mỹ áp đặt thuế quan, Brussels áp đặt thêm 25% thuế đối với các mặt hàng nhập khẩu từ Hoa Kỳ.