Vì sao Châu Á có thể là chìa khóa cho xung đột Nga - Ukraine?

Theo Straits Times, châu Á có thể và nên đóng vai trò lớn trong việc giải quyết cuộc xung đột Nga - Ukraine, cuộc khủng hoảng lớn nhất của châu Âu kể từ sau Chiến tranh Lạnh.

Straits Times cho rằng, nhiều nhà phân tích và các nhà lãnh đạo châu Á dường như vẫn chưa thấu hiểu được nguồn gốc khủng hoảng Ukraine, hậu quả của nó đối với trật tự thế giới trong tương lai và cách thức xây dựng các giải pháp cho cuộc xung đột này.

Vì sao Châu Á có thể là chìa khóa cho xung đột Nga - Ukraine? - ảnh 1

Ấn Độ sẽ là thành viên lý tưởng cho nhiệm vụ gìn giữ hòa bình ở Ukraine?

Nhiều người vẫn chưa nhận ra rằng, sự sụp đổ có hệ thống ở Nga và Ukraine sẽ có hậu quả đối với toàn cầu. Một sự sụp đổ như vậy có thể tàn phá tương lai của Liên minh châu Âu, khiến cho cộng đồng thế giới bất lực với những thách thức phức tạp như phổ biến vũ khí hạt nhân, những bất ổn ở khu vực Trung Đông và thậm chí cả an ninh ở Đông Bắc Á khi sự hợp tác giữa Nga và các cường quốc khác trong việc giải quyết các vấn đề lớn của quốc tế không còn nữa.

Thậm chí, hôm 10/1, cựu Tổng thống Liên Xô Mikhail Gorbachev cảnh báo những căng thẳng giữa Nga và các cường quốc châu Âu có thể dẫn đến một cuộc xung đột quy mô lớn hoặc thậm chí là một cuộc chiến tranh hạt nhân. 

Bất kỳ giải pháp nào cho cuộc xung đột Nga - Ukraine cũng phải tính đến một thực tế cơ bản rằng cuộc cách mạng Ukraine và việc Nga sáp nhập Crimea đã dẫn đến "hai phe cực đoan” -  cực đoan theo những cách khác nhau.

Vì sao Châu Á có thể là chìa khóa cho xung đột Nga - Ukraine? - ảnh 2

Cựu Tổng thống Liên Xô Mikhail Gorbachev cảnh báo nguy cơ chiến tranh hạt nhân.

Cực đoan của Ukraine xuất hiện với sự nổi lên và gia tăng các lực lượng dân quân mang chủ nghĩa dân tộc cực đoan. Lực lượng này không chỉ đóng vai trò đáng kể trong cuộc nổi dậy lật đổ Tổng thống Viktor Yanukovych hồi tháng 2/2014 mà còn là một phần quan trọng trong chiến dịch quân sự sau đó của Ukraine ở đông nam Ukraine.

Theo Straits Times, chính phủ mới ở Kiev mang ơn lực lượng dân quân đó và do đó, sẽ không thể dễ dàng giải ngũ hay tước vũ khí của họ. Bất kỳ động thái hòa bình nào với Nga cũng không được phép làm họ thất vọng; nếu không, họ có thể sẽ tìm cách lật đổ chính phủ của Tổng thống Poroshenko và Thủ tướng Yatsenyuk.

Về phần mình, cực đoan phía Nga được thể hiện qua việc sáp nhập Crimea. Sự sáp nhập này được cho là phản ứng của Nga đối với việc ông Yanukovych bị lật đổ bởi một lực lượng dân quân hiện đã có tiếng nói quan trọng trong các thỏa thuận và chiến lược của chính phủ Ukraine.

Vì sao Châu Á có thể là chìa khóa cho xung đột Nga - Ukraine? - ảnh 3

Một thành viên ly khai ở gần thành phố Slaviansk, miền đông Ukraine.

Theo Straits Times, biện pháp giải quyết khủng hoảng quan trọng nhất là biện pháp ngoại giao. Nó sẽ bao gồm: cải cách cấu trúc hiến pháp của Ukraine; một điều khoản về lãnh thổ bất khả phân ly theo phong cách Australia trong hiến pháp Ukraine; các vùng kinh tế đặc biệt cho đông nam Ukraine; cấp vị trí thành viên không thường trực của NATO cho Ukraine.

Tuy nhiên, để đạt được những mục tiêu trên thì tình trạng giao tranh ở miền đông Ukraine cần phải chấm dứt hoàn toàn nhằm xoa dịu tất cả các bên và kết thúc những câu chuyện bi kịch ở miền Đông Ukraine, hướng tới việc bình thường hóa các mối quan hệ chính trị giữa Nga và Ukraine.

Vùng đệm được tạo ra hồi tháng 9/2014 nhằm tách các bên tham chiến ở miền Đông Ukraine đã không phát huy được tác dụng. Thay vào đó, nó đã tạo ra một tình thế an ninh khó xử khi không bên nào tin rằng bên kia sẽ tuân thủ các thỏa thuận và dùng thời gian yên ắng hiếm hoi đó để chuẩn bị tiến hành các cuộc tấn công tiếp theo.

Do vậy, điều cấp thiết nhất hiện nay là triển khai một đội gìn giữ hòa bình quốc tế ở miền Đông Ukraine và dọc biên giới Nga – Ukraine.

Tuy nhiên, vấn đề là, Nga sẽ không bao giờ chấp nhận những người gìn giữ hòa bình từ các nước NATO. Còn về phần mình, Ukraine cũng sẽ không thể tin tưởng những người gìn giữ hòa bình từ những nước Liên Xô cũ vì những nước này đang bị lệ thuộc Nga cả về kinh tế và quân sự. Do vậy, những chuyên gia gìn giữ hòa bình từ một nước châu Á, được cả Moscow và Kiev tin tưởng, mới có thể thực hiện được nhiệm vụ này. Họ sẽ được chào đón bởi cả Nga và Ukraine mà không lo sợ những lợi ích cốt lõi của mình sẽ bị tổn hại.

Và theo Straits Times, Ấn Độ là một ứng cử viên sáng giá vì đây là một đất nước có kinh nghiệm gìn giữ hòa bình trên thế giới. Hiện, Ấn Độ đang là nước đóng góp nhiều thứ ba các nhân viên gìn giữ hòa bình của Liên Hiệp Quốc, đồng thời có được độ tin cậy lớn của cả Nga và Ukraine. Đây là một ứng viên lý tưởng đại diện cho châu Á thực hiện nhiệm vụ gìn giữ hòa bình trong cuộc xung đột ở Ukraine. Tất nhiên, còn có nhiều quốc gia châu Á khác cũng có thể hoàn thành tốt vai trò này.

Nội dung được thực hiện qua tham khảo nguồn tin The Straits Times, một nhật báo khổ rộng tiếng Anh, được xuất bản tại Singapore, có chủ sở hữu là Singapore Press Holdings (SPH). Đây là tờ báo lâu đời nhất và cũng có doanh số bán cao nhất nước, trong đó ấn bản chủ nhật Sunday Times có lượng lưu hành đến gần 365.000 bản.

PHẠM KHÁNH (Lược dịch)

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Nữ hành khách người Việt khỏa thân ở sân bay Philippines vì bị phạt quá hạn visa

Một nữ hành khách người Việt đã bất ngờ khỏa thân tại sân bay Ninoy Aquino (Philippines) sau khi được yêu cầu trả thêm phí quá hạn visa.

Video lữ đoàn biệt kích Ukraine vô hiệu hóa xe tăng ‘mai rùa’ Nga bằng UAV

Chỉ với những chiếc UAV cảm tử, Lữ đoàn biệt kích biệt lập số 71 Ukraine đã khiến xe tăng ‘mai rùa’ của Nga hư hại nặng.

Video Ukraine phóng tên lửa nước ngoài, phá hủy S-400 của Nga ở Donetsk

Quân đội Ukraine đã phóng tên lửa đạn đạo ATACMS, phá hủy hệ thống phòng không S-400 Triumf của Nga ở khu vực Donetsk.

Đang cập nhật dữ liệu !