Vì sao cần một Liên minh quân sự Nga – Iran – Thổ?

Theo nhà chính trị học, chuyên gia về quan hệ Nga – Thổ Nhĩ Kỳ Alexander Sotnichenko, việc tạo ra một liên minh thực sự giữa Thổ Nhĩ Kỳ - Nga – Iran trên lý thuyết là có thể nhưng thực tế khó có thể thành hiện thực...
Vì sao cần một Liên minh quân sự Nga – Iran – Thổ? - ảnh 1

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan và Tổng thống Nga Putin.

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan quyết định sẽ tới thăm Iran vào tuần tới. Theo hãng thông tấn Fars của Iran trong chuyến thăm này ông Erdogan sẽ thảo luận về việc thành lập liên minh Nga - Thổ Nhĩ Kỳ - Iran để chiến đấu chống lại khủng bố tại Syria.

Tam giác phức tạp

“Chuyến thăm này (của ông Erdogan) rất quan trọng trong việc nâng mối quan hệ giữa Ankara và Tehran lên một cấp độ mới. Một phần chuyến thăm sẽ tập trung vào việc tổ chức các cuộc họp 3 bên của quan chức Iran, Thổ Nhĩ Kỳ và Nga để bàn bạc về các phương hướng kết thúc chiến tranh tại Syria” – Hãng TASS trích thông báo của Fars.

Còn nhớ trong chuyến thăm gần đây tới St. Petersburg ông Erdogan cũng thảo luận với Tổng thống Nga Vladimir Putin về các đường hướng kết thúc chiến sự tại Syria. Và trong tuần này, Nga đã bắt đầu sử dụng cơ sở hạ tầng của Iran cho hoạt động không kích (quân nổi dậy) trên lãnh thổ Syria.

Theo tờ Al-Hayat, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ từng có chuyến thăm ngắn ngày tới Iran trong thời điểm xảy ra cuộc đảo chính quân sự trong nước. Sau khi đảo chính thất bại ông Erdogan đã lần đầu tiên điện đàm cho ông Putin và sau đó là điện cho Tổng thống Iran.

Do đó, chuyến thăm sắp tới (tại Iran) có thể nhằm mục tiêu bình thường hóa quan hệ giữa Ankara và Tehran. Tờ Al-Arab thì cho biết, các bên được cho là sẽ thành lập một liên minh với mục đích chống lại phương Tây.

Vào thứ Sáu tuần trước Ngoại trưởng Iran Mohammad Javad Zarif đã có chuyến thăm 1 ngày tới Ankara. Trong chuyến thăm này ông Zarif đã gặp gỡ Tổng thống Erdogan. Theo đó nhà ngoại giao Iran lên án mạnh mẽ âm mưu đảo chính ở Thổ Nhĩ Kỳ.

“Chúng tôi cho rằng cuộc đảo chính (tại TNK) không có chỗ đứng trong khu vực, tiếng nói và ý chí của người dân không thể bị đàn áp bởi các hành động quân sự” – Ngoại trưởng Iran nhấn mạnh, đồng thời khẳng định Iran, Thổ Nhĩ Kỳ và Nga – là ba quốc gia trọng điểm trong khu vực cần phải hợp tác với nhau.

Chuyến thăm Thổ Nhĩ Kỳ của ông Zarif diễn ra sau cuộc họp 3 bên của Tổng thống Nga, Iran và Azerbaijan tại Baku.

Tuần này truyền thông Thế giới đưa tin Thổ Nhĩ Kỳ có thể sẽ thay đổi chính sách trong mối quan hệ với Syria và gia nhập liên minh với Iran và Nga. Thủ tướng nước này Binali Yıldırım tuyên bố đã đến lúc Ankara cần cải thiện quan hệ với Damascus và giải quyết vấn đề của Syria với các quốc gia có liên quan trong khu vực.

Cần nhớ rằng, Thổ Nhĩ Kỳ và Iran đều có tham vọng trở thành cường quốc trong khu vực, do vậy rất nhiều lợi ích của 2 bên mâu thuẫn với nhau, ví dụ như lợi ích trong mối quan hệ chung với Syria và Yemen.

Thổ Nhĩ Kỳ ủng hộ Liên minh quốc tế do Ả Rập Xê Út dẫn đầu hiện đang tiến hành hoạt động quân sự tại Yemen, trong khi Iran lại coi đó là hành động xâm lược. Tehran ủng hộ giữ nguyên chính quyền của Tổng thống Syria Bashar al-Assad, còn Ankara lại yêu cầu ông này phải ra đi.

Hiện Iran đang đáp ứng 1/4 nhu cầu sử dụng khí đốt của Thổ Nhĩ Kỳ. Năm 2015 khi thỏa thuận về chương trình hạt nhân của Iran được thông qua và các quốc gia phương Tây đồng ý hủy bỏ lệnh trừng phạt chống lại quốc gia Hồi giáo này, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ đã thực hiện ngay chuyến thăm Tehran để thảo luận chủ yếu về vấn đề cung cấp năng lượng.

Tuy vậy quan hệ hợp tác trong lĩnh vực năng lượng cũng không ngăn được mâu thuẫn trong các vấn đề chính trị giữa hai bên, ít nhất là cho tới thời gian vừa qua.

Không lâu trước khi diễn ra đảo chính tại Thổ Nhĩ Kỳ ông Erdogan trong một cuộc điện đàm với người đồng cấp Iran Hassan Rouhani đã tuyên bố “chúng tôi xác định sẽ hợp tác với Iran và LB Nga để cùng giải quyết các vấn đề trong khu vực và tăng cường đáng kể các bước nhằm khôi phục hòa bình và ổn định trong khu vực”.

Vì sao cần một Liên minh quân sự Nga – Iran – Thổ? - ảnh 2

Liệu một liên minh Nga - Iran - Thổ có hình thành?

Có khả năng nhưng rất khó thực hiện

Theo nhà chính trị học, chuyên gia về quan hệ Nga – Thổ Alexander Sotnichenko, việc tạo ra một liên minh thực sự giữa Thổ Nhĩ Kỳ - Nga – Iran trên lý thuyết là có thể nhưng thực tế khó có thể thành hiện thực.

“Một liên minh giữa các quốc gia then chốt rất cần thiết để lập lại hòa bình cho khu vực Trung Đông. Nhưng Thổ Nhĩ Kỳ với một bên là Nga và Iran lại ủng hộ những lực lượng khác nhau trong cuộc xung đột tại Syria.

Xét theo các sự kiện xảy ra gần đây tại Aleppo, Ankara vẫn chưa từ bỏ ủng hộ lực lượng nổi dậy mặc dù sự hỗ trợ này dẫn tới hậu quả tiêu cực cho họ”, ông Sotnichenko nói trong một bài phỏng vấn với tờ Quan điểm của Nga.

Nhưng hiện giờ khi mối quan hệ giữa Thổ Nhĩ Kỳ và phương Tây không ở giai đoạn tốt đẹp nhất, ông Erdogan hiểu được sự cần thiết phải thiết lập mối quan hệ đồng minh với Nga và Iran.

Theo chuyên gia Sotnichenko, trong chuyến thăm Tehran tới đây nhà lãnh đạo Ankara sẽ cố gắng tăng cường vị thế của mình trong các cuộc đàm phán với Moscow.

Ngoài ra thời điểm này hãy còn quá sớm để nói về khả năng đổ vỡ quan hệ giữa Thổ Nhĩ Kỳ và NATO. Để ông Erdogan cắt đứt hoàn toàn với NATO và gia nhập liên minh của họ, Nga và Iran cần đề xuất với nhà lãnh đạo Thổ Nhĩ Kỳ một phương án thay thế thực sự.

“NATO là một liên minh công nghệ và quân sự rất bền chặt, tiếc là Nga không có được điểm đặc biệt này như NATO. Tôi có thể đưa ra một ví dụ đơn giản sau: chúng ta (Nga) tiến hành hoạt động quân sự tại Syria từ tháng 9/2015 và chỉ mới bắt đầu sử dụng căn cứ không quân Hamadan của Iran gần đây, mặc dù ngay từ đầu cuộc chiến chúng ta đã là đồng minh với Iran” – chuyên gia Nga nhận định.

Vì sao cần một Liên minh quân sự Nga – Iran – Thổ? - ảnh 3

Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan.

Ông Erdogan sẽ làm tất cả để bảo vệ chính phủ của mình

Giám đốc Trung tâm nghiên cứu "Trung Đông-Caucasus” của Nga - Stanislav Tarasov thì nhận định, liên minh phương Tây (NATO) mà Thổ Nhĩ Kỳ là quốc gia thành viên đã bỏ rơi ông Erdogan, để ông này một mình đối mặt với cuộc đảo chính quân sự trong nước.

“Hiện giờ cả Mỹ và Châu Âu đều để Thổ Nhĩ Kỳ đơn thương độc mã giải quyết các vấn đề về người tị nạn, sự bất ổn trong khu vực cũng như vấn đề người Kurd. Vì thế không có gì ngạc nhiên khi ông Erdogan bắt đầu tìm kiếm các đồng minh như Nga và Iran” – Tờ Quan điểm trích ý kiến của ông Tarasov.

Nhà phân tích cũng chỉ ra rằng mặc dù Ankara và Tehran có nhiều khác biệt nhưng quan điểm trùng hợp về vấn đề người Kurd lại đưa họ xích lại gần nhau hơn.

Theo đó chính quyền Iran và Thổ Nhĩ Kỳ ủng hộ bảo tồn toàn vẹn lãnh thổ của mình. “Quan điểm này được phát triển trong những năm tái lập quan hệ giữa Tehran và Ankara. Hiện tại để bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ Thổ Nhĩ Kỳ trước người Kurd ông Erdogan có thể một lần nữa nhớ về tình hữu nghị với Iran” – chuyên gia Tarasov phát biểu.

Ngoài ra, theo nhà phân tích, việc từ bỏ quan hệ tài chính với IS cũng như hỗ trợ cho khủng bố không phải là vấn đề quá nghiêm trọng đối với Tổng thống Thổ. “Hiện tại tình hình chính trị tại Thổ Nhĩ Kỳ là chính quyền của ông Erdogan đang bị đe dọa, và để bảo vệ chính quyền của mình ông này có thể làm mọi thứ” – chuyên gia kết luận.

Nội dung được thực hiện qua tham khảo nguồn tin từ tờ báo Quan điểm, một trong những tờ báo điện tử uy tín tại Nga.

Đức Dũng (lược dịch)

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Nữ hành khách người Việt khỏa thân ở sân bay Philippines vì bị phạt quá hạn visa

Một nữ hành khách người Việt đã bất ngờ khỏa thân tại sân bay Ninoy Aquino (Philippines) sau khi được yêu cầu trả thêm phí quá hạn visa.

Video lữ đoàn biệt kích Ukraine vô hiệu hóa xe tăng ‘mai rùa’ Nga bằng UAV

Chỉ với những chiếc UAV cảm tử, Lữ đoàn biệt kích biệt lập số 71 Ukraine đã khiến xe tăng ‘mai rùa’ của Nga hư hại nặng.

Video Ukraine phóng tên lửa nước ngoài, phá hủy S-400 của Nga ở Donetsk

Quân đội Ukraine đã phóng tên lửa đạn đạo ATACMS, phá hủy hệ thống phòng không S-400 Triumf của Nga ở khu vực Donetsk.

Đang cập nhật dữ liệu !