Vì sao Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ thăm Việt Nam 2 lần trong 1 năm?
Chuyến thăm này sẽ diễn ra vào ngày 16/10 tới và đánh dấu những bước tiến dài trong quan hệ Mỹ - Việt Nam. Trước đó vào tháng 1 năm nay, ông Mattis đã đến thăm Hà Nội, không lâu trước dịp kỷ niệm 50 năm cuộc Tổng tiến công Xuân Mậu Thân được tiến hành. Ba tháng sau đó, tàu sân bay Mỹ USS Carl Vinson đã cập cảng Đà Nẵng, đánh dấu lần đầu tiên kể từ sau Chiến tranh Việt Nam một tàu săn bay Mỹ xuất hiện ở cảng biển Việt Nam.
Ngoại trưởng Mỹ James Mattis đã đến thăm Việt Nam vào tháng 1 năm nay. |
Hãng tin AP (Mỹ) bình luận, động thái này cũng cho thấy ý định củng cố quan hệ với các nước trong khu vực quanh Biển Đông để cản trở sự hiện diện ngày càng lớn của Trung Quốc tại đây. Trong quá khứ, Trung Quốc đã xâm lấn, bồi đắp các đảo tranh chấp trên Biển Đông và xây dựng cơ sở hạ tầng được cho là phục vụ mục đích quân sự. Chính quyền Trump đã chỉ trích Trung Quốc triển khai tên lửa đất đối không và các loại khí tài quân sự khác ra khu vực này.
Ông Mattis vào tháng 6 cũng nói rằng sự xuất hiện của các loại vũ khí này “là một động thái quân sự được thực hiện với mục đích đe dọa và gây hấn”. Trong chuyến thăm Việt Nam lần này, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ sẽ đến thăm Thành phố Hồ Chí Minh, đến thăm căn cứ không quân Biên Hòa và gặp gỡ Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam Ngô Xuân Lịch.
Mặc dù Việt Nam trong thời gian qua là một địa điểm mà các Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ rất thường xuyên đến, song rất hiếm khi người đứng đầu Lầu Năm Góc có hai lần đến Việt Nam trong vòng một năm và thường không xuất hiện ở Thành phố Hồ Chí Minh. Hai nước cũng đã bình thường hóa quan hệ vào năm 1995 và đến năm 2016 Mỹ đã dỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí đối với Việt Nam.
Ban đầu, chuyến thăm của ông Mattis cũng bao gồm đến thủ đô Bắc Kinh, song kế hoạch đã phải thay đổi trong lúc Mỹ và Trung Quốc đang có căng thẳng thương mại và quân sự. Gần đây Trung Quốc đã khước từ không cho phép một tàu chiến Mỹ cập cảng Hồng Kông và năm ngoái ông Mattis cũng loại Trung Quốc khỏi cuộc tập trận quy mô lớn do Mỹ tổ chức trên Thái Bình Dương. Trung Quốc cũng hủy bỏ chuyến công du của một tư lệnh hải quân của nước này.
Trong bối cảnh đó, quan hệ giữa Mỹ và Việt Nam được cho là có thể tiếp tục phát triển. Ông Josh Kurlantzick, một nhà nghiên cứu người Mỹ về tình hình Châu Á nói rằng: “Tôi nhận thấy Việt Nam rất phù hợp với một số điểm trong chính sách của chính quyền Trump”, ông nói, ám chỉ “chiến lược Châu Á – Thái Bình Dương tự do và cởi mở” nhằm đảm bảo mọi quốc gia đều được bảo vệ trước những hành động gây hấn và giao thông hàng hải được thông thoáng.