Vì sao Bệnh viện Bạch Mai khai trương dịch vụ giặt là giá rẻ?

Bệnh viện Bạch Mai đưa dịch vụ giặt là giá rẻ cho bệnh nhân vào hoạt động từ ngày 22/5/2017 với giá "hữu nghị". Dịch vụ này được nhiều người nhà và bệnh nhân ủng hộ.
Vì sao Bệnh viện Bạch Mai khai trương dịch vụ giặt là giá rẻ? - ảnh 1

Vẫn còn tình trạng quần áo phơi ngoài lan can các phòng bệnh

Theo TS. Dương Đức Hùng – Trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp, tình trạng người nhà phơi đủ loại quần áo trong khuôn viên bệnh viện, nhất là dọc lan can các tầng trông rất nhếch nhác, phản cảm.

Nhằm chung tay gìn giữ môi trường bệnh viện “Xanh-Sạch-Đẹp” theo quyết định 3638/QĐ-BYT của Bộ y tế, từ ngày 22/5/2017 tại Bệnh viện Bạch Mai, bệnh nhân và người nhà sẽ không được giặt, phơi đồ vải trong khoa/phòng và trong khuôn viên Bệnh viện. Người bệnh và người nhà bệnh nhân có nhu cầu giặt đồ vải cá nhân có thể giặt dịch vụ với giá ưu đãi tại Nhà giặt (Khoa Kiểm soát nhiễm khuẩn) của Bệnh viện, do Công ty MESCO thực hiện.

Bệnh viện xác định đây là 1 dịch vụ phi lợi nhuận, đảm bảo với giá thấp tối đa và bệnh viện sẽ chịu trách nhiệm bù lỗ điện nước cho công ty thực hiện. Giá giặt là được niêm yết công khai và tối đa chỉ bằng 50% so với giá dịch vụ bên ngoài.

Chẳng hạn, giá giặt một chiếc quần lót, áo lót, tất chân, vỏ gối chỉ thu 2.000 đồng; một chiếc áo sơ mi, áo ngủ, áo phông có giá là 5.000 đồng; quần soóc: 4.000đồng/chiếc; quần âu, quần ngủ: 6.000 đồng/chiếc; màn đơn: 8.000 đồng/chiếc; bộ đồ ngủ, màn đôi, vỏ chăn: 10.000 đồng/chiếc. ...

Cũng theo TS. Dương Đức Hùng, bước đầu khi triển khai, rất có thể sẽ có những ý kiến trái chiều, không đồng thuận bởi về tâm lý, 1 số bệnh nhân và người nhà không muốn chi phí thêm dù là một số tiền rất nhỏ. Nhưng đây là một trong những biện pháp nhằm nâng cao công tác kiểm soát nhiễm khuẩn bệnh viện, hướng tới xây dựng bệnh viện “Xanh- Sạch- Đẹp” toàn diện.

Khi người nhà tự giặt đồ không sạch sẽ lại tham gia vào quá trình chăm sóc bệnh nhân, có thể mang thêm vi khuẩn truyền cho người bệnh. Chưa kể, có hiện tượng người nhà bệnh nhân sử dụng xà phòng rửa tay sát khuẩn để giặt đồ, rất lãng phí và người chăm sóc bệnh nhân thì không có xà phòng để rửa tay....

Được biết, cách đây 2 tháng, bệnh viện đã có thông báo tới bệnh nhân và người nhà về việc sắp tới bệnh viện sẽ nghiêm cấm tình trạng giặt, và phơi đồ vải cá nhân trong khuôn viên bệnh viện, đồng thời triển khai dịch vụ giặt là trên tinh thần phục vụ người bệnh.

Công tác này không chỉ giúp tiết kiệm chi phí, phòng chống nhiễm khuẩn trong bệnh viện mà còn hướng đến quyền lợi của bệnh nhân và người nhà bệnh nhân, do đó đã nhận được sự đồng thuận của phần lớn bệnh nhân và người nhà.

Với những trường hợp chưa nghiêm túc thực hiện, ban đầu bệnh viện sẽ nhắc nhở. Sau đó, bệnh viện sẽ tiến hành tháo dỡ toàn bộ dây mắc, treo phơi ở ban công các phòng bệnh. Tuy nhiên, dịch vụ này là hoàn toàn tự nguyện, không ép buộc. Người nhà bệnh nhân có nhu cầu sẽ chủ động mang đồ đến khu vực giặt là, hoặc có thể mang về nhà, giặt là bên ngoài. Còn quần áo của bệnh nhân nằm điều trị nội trú vẫn do đơn vị Kiểm soát nhiễm khuẩn của Bệnh viện đảm nhận với 1 quy trình riêng biệt sẽ bao gồm nhiều công đoạn phân loại, xử trí tốn kém hơn rất nhiều.

Trước thông tin trên, chiều 22/5, phóng viên có mặt tại Bệnh viện Bạch Mai. Tại một số khoa phòng ở toà nhà Việt Nhật, vẫn còn tình trạng nhiều quần áo phơi ngoài hành lang bệnh viện chưa được dẹp bỏ, tháo dỡ.

Chị Thuỷ trú tại Hưng Yên chăm người thân vị phổi tắc nghẽn mãn tính tại Trung Tâm Hô hấp toà nhà Việt Nhật, Bệnh viện Bạch Mai chia sẻ, từ ngày vào viện đến nay đã 6 hôm, ngày nào nhà chị cũng thay và mua bột giặt về tự giặt. Hai – ba người thay đổi nhau trông người bệnh, nếu phải thuê giặt sẽ mất thêm khoảng 50 nghìn/ngày. Với những gia đình nông thôn lên Hà Nội chữa bệnh, khoản này cũng sẽ tốn kém.

Nhưng chị Thuỷ cho biết nếu bệnh viện có chủ trương chị cũng phải làm theo hoặc để tiết kiệm 3 ngày có người ở quê lên thay, chị sẽ dồn đồ cũ mang về nhà giặt.

Đa số người nhà bệnh nhân điều trị tại Bệnh viện Bạch Mai đều thoải mái với việc giặt đồ của bệnh viện. Tuy nhiên, chị Chu Thuý Hà trú tại Thành phố Thanh Hoá chăm người ốm tại khoa Tiêu hoá, Bệnh viện Bạch Mai cho rằng nên tính chi phí theo kg thì sẽ tiện hơn. Bởi nếu tính ra một người thay đồ và theo giá bệnh viện kê thì cũng mất vài chục nghìn nếu tính kg. Nếu Bệnh viện tính theo kg, khoảng 10 – 15 nghìn đồng/kg sẽ tiện hơn là ngồi lọc đồ ra đếm từng cái.

Chị Nguyễn Thị Duyên trú tại Thái Bình chăm bố nằm tại trung tâm Hô hấp chia sẻ, buổi tối trong phòng chật nên người nhà thường nằm hành lang. Trong khi đó hành lang quần áo treo la liệt, cả đồ lót lẫn quần áo ướt, khô, rất bất tiện. Nếu bệnh viện có dịch vụ giặt là giá rẻ, gọn gàng, chị hoàn toàn ủng hộ.

P.Thuý

Ba thói quen uống nước gây hại cho cơ thể vào ngày nắng nóng

Ngày hè nắng, người dân thường muốn uống ly nước lạnh giúp giải tỏa cơn nóng, khát. Tuy nhiên, hành động này lại vô tình gây hại cho cơ thể.

Những người không nên ăn mướp

Quả mướp tốt cho những người bị thiếu máu, đái tháo đường, tim mạch. Tuy nhiên, một số người cần lưu ý khi sử dụng mướp trong thực đơn hằng ngày.

Người 32 tuổi có thận như cụ già sau khi dùng thực phẩm chức năng của Nhật

Một tháng sau khi dùng thực phẩm chức năng của Kobayashi, một nhân viên y tế tại Bệnh viện Kobe bắt đầu gặp phải các vấn đề sức khỏe không rõ nguyên nhân.

Vợ chồng bác sĩ kể lại giây phút cấp cứu hàng chục người gặp tai nạn giao thông

"Em là bác sĩ, em sẽ hướng dẫn mọi người sơ cứu đúng cách", bác sĩ Giáp không kịp cởi mũ bảo hiểm, vừa hô to, vừa xắn tay áo lao vào cấp cứu các nạn nhân trong vụ tai nạn giao thông xảy ra ở Kon Tum.

Loại quả giúp chống lão hoá đang được bán khắp nơi ở Việt Nam

Dâu tây là trái cây được nhiều người yêu thích, tốt cho sức khỏe, hỗ trợ quá trình chống lão hóa. Dâu tây khó bảo quản, ở nhiệt độ thường chỉ 24 giờ sẽ bị thâm, héo cuống. Nếu mua phải loại quả để bên ngoài 4-5 ngày vẫn tươi ngon bạn nên thận trọng.

Bác sĩ bức xúc với 'đơn thuốc quốc dân chữa bách bệnh' được lan truyền khắp nơi

Khó chịu vì bị tiểu buốt, chị M. vào nhà thuốc kể bệnh và được bán cho đơn thuốc "thần kỳ" chỉ 2 ngày sau hết triệu chứng nhưng tác dụng phụ vô cùng nguy hiểm.

Xử phạt bác sĩ không ghi đơn thuốc rõ ràng: Có quy định sao khó áp dụng?

Theo Nghị định 117 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế, một trong các hành vi liên quan đến kê đơn thuốc sẽ bị phạt tiền 1-2 triệu đồng là “không ghi đầy đủ, rõ ràng vào đơn thuốc".

Đề nghị xử lý bác sĩ viết đơn thuốc chữ như 'giun dế quái đản'

"Thời buổi hiện đại mà bác sĩ vẫn kê đơn thuốc viết tay với chữ như "giun dế" đến quái đản, không ai dịch được thì không thể chấp nhận nổi", độc giả Minh Phạm gửi ý kiến về diễn đàn của VietNamNet.

'Chữ bác sĩ trên đơn thuốc đến dược sĩ cũng phải đoán mò thì nguy hiểm quá'

Chữ viết, đặc biệt là của các bác sĩ khi kê đơn thuốc, cần phải đủ cẩn thận, rõ ràng, để đa số người dân, dược sĩ có thể đọc được mà không phải "dịch ngược dịch xuôi, đoán già đoán non".

Những đơn thuốc như 'vẽ giun ra giấy' không ai dịch nổi vì chữ bác sĩ quá xấu

Xung quanh câu chuyện bác sĩ viết chữ trong đơn thuốc nhưng không ai luận dịch nổi, kể cả dược sĩ, bạn đọc VietNamNet cho rằng chuyện này không hiếm, dù hiện nay đơn thuốc in máy đã phổ biến.

Đang cập nhật dữ liệu !