"Vì lòng tham, nhiều người còn gợi ý tặng quà to hơn"
PGĐ BV Phụ sản TW: "Nhận quà "khủng" là bị gây sức ép..."
“Phải xấu hổ khi ngửa tay lấy đồng tiền như vậy”
"Không có chuyện phải quà cáp cấp trên"
Tiền chúc Tết, sếp nhận bạc tỷ?
Nguyên Thống đốc Cao Sĩ Kiêm: "Tôi chưa bao giờ từ chối quà biếu Tết"
Việc thăm hỏi, tặng quà cho nhau vào mỗi dịp tết đến xuân về hiện nay dường như không dừng lại ở tình cảm nữa, mà đã mang nặng tính vật chất, xuất phát từ động cơ xin – cho của người cho và người nhận quà, ông quan niệm thế nào về hiện tượng này?
Đúng vậy. Việc chúng ta tặng quà, thăm hỏi nhau vào mỗi dịp tết vốn được coi là một mỹ tục, ẩn chứa nhiều giá trị thiêng liêng, thể hiện thứ tình cảm tri ân chúng ta dành cho nhau. Phong tục đẹp ấy đáng để khuyến khích, hoan nghênh lắm chứ.
Theo PGS.TS Trịnh Hòa Bình, mỹ tục tặng quà trước đây đã biến tướng trở thành một thói quen xấu. Ảnh AN |
Nhưng thật đáng tiếc mỹ tục này qua thời gian nó đã bị mai một dần, và đang bị lợi dụng, biến thành "sân chơi" cho việc xin xỏ.
Điều đó cũng đúng. Không phải ngẫu nhiên Ban bí thư, và chính quyền các địa phương ra chỉ thị cấm cấp dưới biếu xén, tặng quà tết cấp trên. Bản chất của món quà lẽ ra chỉ mang giá trị về tinh thần, tư tưởng.
Nhưng chính vì quá lạm dụng nên cái mỹ tục xưa kia đã trở nên rất xấu. Giá trị gói quà đã bị đẩy lên cao. Và đương nhiên nó trở thành một gánh nặng cho người đi biếu quà.
Nhưng thực tế cho thấy rất nhiều trường hợp "cấp dưới" cứ phải nhất quyết gặp bằng được "cấp trên" để tặng quà?
Đó là thói quen xấu và cũng là một phong trào trong xã hội. "Cấp dưới" phải tìm cách tặng quà cho bằng được, vì họ sợ rằng nếu mình không tặng quà "cấp trên" như những đồng nghiệp khác thì sẽ bị trù dập, ghét bỏ. Bên cạnh đó việc cố đi tặng quà cũng nhằm mục đích xin xỏ, tranh thủ buông vài lời, kiểu như "phiền anh (chị) lưu tâm giúp".
Tặng quà không chỉ dừng lại ở tình cảm, mà nó đang phục vụ mục đích xin xỏ. Ảnh minh họa |
Nhưng cái chính ở đây vẫn phải do người nhận quà. Nếu người ta kiên quyết từ chối, hoặc tuyên bố thẳng thừng không nhận quà mệnh giá cao thì sẽ không vấn đề gì. Nếu người thân tặng quà, giúp đỡ nhau thì đó là chuyện khác, dù giá trị gói quà ấy cao bao nhiêu đi chăng nữa. Nhưng nếu không phải thân tình mà tặng những món quà giá trị thì chắc chắn sẽ phải có mục đích. Người "cấp trên" sẽ phải nghi ngờ.
Nếu có lòng tự trọng người ta sẽ biết cách từ chối món quà. Nhưng thật đáng tiếc vì lòng tham nhiều người không những không từ chối mà còn gợi ý tặng quà to hơn.
Các quốc gia khác trên thế giới người ta coi khái niệm tặng quà như thế nào, thưa TS?
Ở các quốc gia khác đã quy định giá trị gói quà trên 50 đô la thì không phải là quà. Nếu vậy ở nước ta sẽ phải tính toán như thế nào đây, bởi thu nhập của chúng ta thuộc loại thấp.
Người ta nói "quà khủng" chính là một sự mỉa mai châm biếm. Nhưng với mức thu nhập của chúng ta hiện nay, chỉ cần mỗi gói quà từ 2 – 5 triệu thôi, nếu nhà nghèo đã trở thành một gánh nặng cho họ rồi.
Trong quá trình làm việc cũng như trong cuộc sống, TS có hay được nhận quà không?
Tôi cũng đã từng nhận quà, có cả giá trị cao và thấp. Quà tâm tưởng cũng có và vật chất cũng nhiều. Nhưng trước khi nhận quà tôi phải nghĩ xem mối quan hệ đó như thế nào. Nếu một anh bạn thắng đậm khoản gì đó, người ta tặng quà thì tôi không từ chối.
Nhưng ngược lại với những học viên, hay nghiên cứu sinh thì tôi luôn đặt ra giới hạn và rất ít khi nhận quà của các em. Nếu có nhận thì cũng chỉ là những món quà không có giá trị về vật chất. Nếu phải biếu quà cáp tới 20 người, sẽ là một gánh nặng cho các em. Những trường hợp như vậy tôi kiên quyết không nhận quà.
Xin cảm ơn TS!
- PGĐ BV Phụ sản TW: "Nhận quà "khủng" là bị gây sức ép..."
- “Phải xấu hổ khi ngửa tay lấy đồng tiền như vậy”
- "Không có chuyện phải quà cáp cấp trên"
- Tiền chúc Tết, sếp nhận bạc tỷ?
- Nguyên Thống đốc Cao Sĩ Kiêm: "Tôi chưa bao giờ từ chối quà biếu Tết"
- PGĐ BV Phụ sản TW: "Nhận quà "khủng" là bị gây sức ép..."
- “Phải xấu hổ khi ngửa tay lấy đồng tiền như vậy”
- "Không có chuyện phải quà cáp cấp trên"
- Tiền chúc Tết, sếp nhận bạc tỷ?
- Nguyên Thống đốc Cao Sĩ Kiêm: "Tôi chưa bao giờ từ chối quà biếu Tết"