Vết máu bí ẩn dính trên mặt nạ vàng 1.000 năm tuổi
Chiếc mặt nạ vàng tìm thấy ở Peru khiến các chuyên gia đau đầu tìm lời giải về vết máu trong lớp sơn đỏ.
Vết máu bí ẩn dính trên mặt nạ vàng 1.000 năm tuổi |
Lần đầu tiên người ta tìm thấy chiếc mặt nạ vàng vào những năm 1990 nhưng từ đó đến nay các chuyên gia vẫn chưa thể xác định được chất kết dính hữu cơ trong lớp sơn đỏ cho đến gần đây.
Mặt nạ nằm trên hộp sọ của một người đàn ông ưu tú đã chết cách đây 1.000 năm ở Peru.
Mặt nạ bằng vàng có lớp sơn đỏ có vết máu người. Người đàn ông, khoảng 40 đến 50 tuổi vào thời điểm qua đời, sống trong thời Sicán kéo dài từ năm 750 sau Công nguyên đến năm 1375. Đây là thời đại nổi tiếng với hàng loạt đồ vật bằng vàng chói lọi.
Bên cạnh người đàn ông là bộ xương của hai phụ nữ trẻ và hai bộ xương của trẻ em đang cúi mình đặt ở một tầng cao hơn.
Các nhà khảo cổ phát hiện trong nhiều ngôi mộ của tầng lớp ưu tú thời đó chứa nhiều đồ vật bằng vàng. Nhiều khả năng đồ dùng của người quá cố sẽ được chôn cất cùng.
Phân tích mới của các nhà nghiên cứu cho thấy phần sơn đỏ bên ngoài mặt nạ vàng là một dạng thủy ngân màu đỏ gạch, có chất kết dính hữu cơ chứa máu người và protein trứng chim.
Izumi Shimada, nhà khoa học đứng đầu nghiên cứu, Dự án Khảo cổ học Sicán cho biết chiếc mặt nạ cổ đại có chứa máu người. Bằng cách sử dụng phương pháp quang phổ, nhóm nghiên cứu đã tìm thấy sáu protein từ máu người trong lớp sơn đỏ, bao gồm albumin huyết thanh và immunoglobulin G, một loại kháng thể huyết thanh người.
Ngoài ra còn có protein khác bao gồm ovalbumin, từ lòng trắng trứng. Vì các protein bị phân hủy rất mạnh nên các nhà nghiên cứu không thể xác định chính xác loài trứng chim được sử dụng để làm sơn.
Ông nói: "Sự hiện diện của máu người trên chiếc mặt nạ vàng bổ trợ cho lý thuyết trước đây về sơn chu sa đỏ, đại diện cho sức mạnh dồi dào hỗ trợ tái sinh".
Nền văn hóa Sican sinh sống ở bờ biển phía bắc của Peru ngày nay và những người thuộc tộc Inca, nhưng họ phát triển như thế nào thì không có nhiều tài liệu rõ ràng.
Một số người cho rằng người Sicáns là hậu duệ của nền văn hóa Moche phát triển mạnh mẽ ở Peru từ năm 100 đến năm 700 sau Công nguyên.
Văn hóa Sicán chú trọng nhiều vào các tập tục an táng của giới tinh hoa, những người này sau khi qua đời được chôn cất với nhiều vật phẩm trang trọng. Hơn nữa, tục lệ Sicán có hiến tế con người và chủ yếu là phụ nữ được hiến tế và đặt trong lăng mộ của đàn ông.
Kỳ lạ em bé sinh ra có mái tóc trắng như tuyết
Một em bé mới sinh ở Berkshire có màu tóc khác thường do thiếu một thành phần chất tạo màu trong tóc.
Hoàng Dung (lược dịch)