Về mỏ sắt lớn nhất Đông Nam Á nghe dân "kêu trời"

Sau 7 năm khai thác, Dự án mỏ sắt Thạch Khê (Hà Tĩnh) đã không thể “đổi đời” cho người dân ở khu vực này, mà trái lại còn khiến người dân thêm cực khổ.

Gạo chợ nước sông

Trăm cái khổ của người dân tại mỏ sắt lớn nhất Đông Nam Á (huyện Thạch Hà, Hà Tĩnh) nó đang hiện hữu rõ hơn bao giờ hết:  Ô nhiễm nguồn nước, mạch nước ngầm cạn kiệt, tái định cư có cũng như không, đất đai khô cằn, hoa màu hư hỏng, không có đất để tái sản xuất…

Về mỏ sắt lớn nhất Đông Nam Á nghe dân

Mỏ sắt thời gian gần đây không hoạt động

Rõ ràng, hàng ngàn hộ dân nơi đây đang sống khổ với cảnh “đi không được, ở chẳng xong” do những hệ lụy từ việc dự án mỏ sắt Thạch Khê bị “đắp chiếu” nhiều năm nay.

Nhóm phóng viên Infonet đã về lại mỏ sắt Thạch Khê, đem câu chuyện có thể tái sinh lại mỏ sắt lớn nhất Đông Nam Á này không? Người dân nơi đây đều xua tay: “Bao nhiêu năm nay dân chúng tôi vẫn nuôi hy vọng mỏ sắt sẽ hoạt động trở lại, nhưng khi nhìn thực tế địa chất của mỏ thì rất khó. Nếu khai thác dễ thì đã khai thác từ thời xưa, chờ gì đến hôm nay?” – ông Nguyễn Xuân Nghị, xã Thạch Bàn nói.

Ông Nghị đưa chúng tôi xuống xem bể nước lọc gia đình: “Nhìn xem, bao năm qua gia đình tôi sinh hoạt trong nguồn nước bẩn, ô nhiễm, nước đục ngầu vàng úa nhiễm phèn nặng. Thuộc diện tái định cư, nhưng tiền đền bù chỉ hơn 600 triệu đồng thì lấy đâu ra vừa mua đất, vừa làm nhà. Buộc phải bám trụ tại đây. Còn sống chết là số trời. Khi nào mỏ sắt tái hoạt động trở lại thì gia đình tôi di cư”.

Về mỏ sắt lớn nhất Đông Nam Á nghe dân

Nguồn nước tại các khu dân cư gần mỏ sắt bị ô nhiễm nặng.

"Trước đây, dân Thạch Bàn là dân làm muối. Khi quy hoạch mỏ sắt, đất nông nghiệp cũng chuyển đổi sang nuôi tôm. Dân không có đất nông nghiệp để sản xuất. Gia đình tôi, sống vào đồng lương thương binh của chồng, nuôi ba con gà, lợn, trồng ít cây hoa màu… sống cuộc sống đạm bạc" – vợ ông Nghị là bà Phạm Thị Anh tâm sự.

Bà Anh cũng nói thêm: “Nhà ở cách mỏ sắt dăm km, biết rõ nằm ngay bên “kho thuốc độc” nhưng không thể tái định cư do không có tiền. “Cố thủ” tại đây cũng là bước đường cùng, sung sướng chi mô. Muốn có điện thắp sáng thì gia đình tự túc. Muốn có đường thì đổ đất mà đi. Cảnh sống nhà quê mà cứ ngỡ như dân thành thị, “gạo chợ, nước sông” – cái gì cũng phải đi mua”.

“Ngày trước, đất đai chúng tôi bát ngát, cứ như dân địa chủ. Không ngờ mỏ sắt hoạt động, phải tái định cư, nhận tiền đền bù. Mảnh đất cả 3ha (cả nhà lẫn đất) mà chỉ được hơn 500 triệu đồng thì hỏi dân tái định cư cách nào. Tôi không nhận tiền, quyết bám trụ tại đây đến khi khuất đất. Sống trong môi trường ô nhiễm, nguồn nước quá bẩn nhưng ở lâu nó cũng quen. Sống chết mặc trời” - ông Bùi Quang Mai buồn rầu nói.

Ông Nguyễn Viết Hải, Chủ tịch UBND xã Thạch Bàn (huyện Thạch Hà) dường như đã quá hiểu với nỗi khổ của người dân, ông nói: "Chúng ta phải nhìn vào sự thật là chúng ta đã rất có lỗi với dân, không thể bắt họ kéo dài đau khổ này mãi khi không có phương hướng bởi vì không có thông tin gì cả. Mỏ sắt có thật sự hoạt động lại không? Có đảm bảo nguồn nước cho dân không?

Người dân chịu đựng cái khổ trong thời hạn nhất định để rồi có được tương lai tốt đẹp, nhưng giờ mất phương hướng. Bản thân chúng tôi là cán bộ xã cũng không thể trả lời cho dân khi người dân thắc mắc" - ông Hải nói.

Về mỏ sắt lớn nhất Đông Nam Á nghe dân

Khu tái định cư Thạch Bàn chỉ là một bãi đất hoang

Một hậu quả mà tại mỏ sắt để lại là liên tục trong 7 năm qua, hàng trăm héc-ta lạc, rau màu và các loại cây trồng khác đã bị chết khô, sản xuất không có thu hoạch, đời sống nhân dân hết sức vất vả, hộ đói nghèo ngày càng tái diễn. Đất ở thì không cấp cho nhân dân nên có nhiều cặp vợ chồng và có nhiều thế hệ phải sống chung trong một nhà.

Tái định cư thiếu thốn đủ bề

Thạch Bàn là xã chịu ảnh hưởng lớn nhất từ mỏ sắt Thạch Khê. Có 24 hộ buộc phải tái định cư lần 1 và hàng trăm hộ dân chịu ảnh hưởng, nhưng tiền đền bù không đủ cho họ vừa mua đất, làm nhà. Quy hoạch khu tái định cư rồi nhưng đất bỏ hoang. Dân chủ yếu đi tự do hoặc sống xen kẽ trong xã. Chỉ còn 5 hộ dân trường hợp đặc biệt phải bám trụ tại đất quy hoạch cũng do vì thiếu tiền, vì giữ mảnh đất tiên tổ.

Bà Nguyễn Thị Cầm là 1 trong số 24 hộ của xã Thạch Bàn thuộc diện tái định cư nhưng do tiền đền đền bù quá thấp (chỉ hơn 300 triệu đồng) nên bà buộc phải quay lại nhà cũ để sản xuất. 

"Dù gia đình phải sống trong cảnh mọi thứ đều thiếu thốn… điện, nước, đất sản xuất nhưng nếu không ở lại nhà cũ thì không biết đi về đâu" – bà Cầm nói.

Về mỏ sắt lớn nhất Đông Nam Á nghe dân

Ông Nguyễn Viết Hải, Chủ tịch UBND xã Thạch Bàn trao đổi với PV báo Infonet.

Ông Bùi Quang Chiến, xóm 1, xã Thạch Đỉnh cho hay, dù đã được đền bù năm 2012 chuyển lên khu tái định cư sinh sống nhưng vì ở đó không có nước sạch sử dụng, không có công việc để làm nên gia đình tôi cũng như nhiều gia đình khác quay lại nhà cũ để làm ăn. Gia đình tôi ở ngoài đường chính còn đỡ, có thể kéo điện vào tận chứ nhiều hộ phía trong bị điện lực cắt điện do nhà đã nằm trong quy hoạch.

"Dân khốn đốn vì khu tái định cư chưa ổn, xuống cấp, nguồn nước bị ô nhiễm. Trước khi ta hy vọng mỏ sắt tái hoạt động trở lại thì mong muốn lớn nhất của hàng ngàn hộ dân tại mỏ sắt như Thạch Đỉnh, Thạch Bàn, Thạch Hải… có một dự án nước sạch. Nguồn nước tại đây đã quá ô nhiễm, do ảnh hưởng từ mạch nước ngầm của mỏ sắt. Nước bẩn, nhiễm phèn, úa vàng" – ông Nguyễn Minh Phong, xã Thạch Đỉnh nói.

Tại xã Thạch Bàn năm 2013, mỏ sắt đã có một dự án nước sạch với tổng kinh phí hơn 13 tỷ đồng, nhưng chỉ nằm trên giấy tờ. Dân vẫn phải sống trong cảnh ăn nước bẩn để rồi bao hệ lụy xẩy ra. Mấy năm trở lại đây, không biết nguyên nhân từ đâu nhưng người chết nhiều vì bệnh ung thư, các bệnh ngoài da viêm loét, ghẻ lở cứ nhiều dần… một người dân cho biết.

Cũng theo ông Nguyễn Viết Hải, Chủ tịch UBND xã Thạch Bàn, Dự án nước sạch đã manh nha mấy năm nay. Khi hoàn tất, sẽ lấy nguồn nước từ núi Nam Giới, thuộc khu Hao Hao (xóm Tân Phong, xã Thạch Bàn). Lượng nước trên núi đủ phục vụ cho cả xã, nhưng đến nay chỉ nằm trên giấy do vướng nguồn vốn.

Mỏ sắt Thạch Khê được quy hoạch trên diện tích gần 3.900 ha nằm trên địa bàn 6 xã của huyện Thạch Hà (Hà Tĩnh) gồm Thạch Khê, Thạch Đỉnh, Thạch Hải, Thạch Bàn, Thạch Trị và Thạch Lạc với gần 5.000 hộ dân bị ảnh hưởng. 

Đây được xem là mỏ trữ lượng quặng lớn nhất Đông Nam Á, ước tới hơn 540 triệu tấn, chiếm hơn 1/2 trữ lượng quặng sắt toàn quốc.

Dự án này được khai thác từ tháng 9/2009 với kỳ vọng sẽ biến Hà Tĩnh từ một tỉnh thuần nông thành một trong những trung tâm công nghiệp nặng của cả nước và là trung tâm khai thác luyện cán thép lớn nhất Việt Nam. 

Trương Hoa – Đặng Sơn

Nữ biên tập viên về quê làm việc bị gièm pha, sau chục năm giúp cả nhà đổi đời

Bỏ việc biên tập viên, chị Lương Thy Hương mở quán bán trà sữa giữa vô vàn lời gièm pha. Sau vài năm, chị có nguồn thu nhập ổn định, góp vốn giúp chồng mở xưởng nội thất.

Hành động đẹp của phụ xe dành cho vị khách đặc biệt trên chuyến xe cuối năm

Kết thúc buổi truyền hóa chất cuối cùng năm Giáp Thìn, nữ bệnh nhân mắc ung thư giai đoạn cuối, bị liệt 2 chân lên nhầm xe khách. Chỉ có một mình, chị vội vàng gọi điện cho nhà xe đặt trước đó và nhận được hành động đẹp của người phụ xe.

Công nghệ sản xuất tạo nên nước uống Sữa trái cây mãng cầu vạn người mê

Chính quy trình và công nghệ sản xuất hiện đại đã tạo nên hương vị tự nhiên thơm ngon khác biệt cho thức uống từ mãng cầu mới của Tập đoàn TH.

Sức nóng Đô thị nghỉ dưỡng Sun Group tại Hà Nam chưa hạ nhiệt

Ngày 17/11, sự kiện giới thiệu dự án Sun Urban City với chủ đề “Sắc màu miền di sản” diễn ra tại Hà Nội thu hút hơn 700 nhà đầu tư và chuyên viên kinh doanh BĐS miền Bắc.

Khách nước ngoài 'đổ' về làng Vòng thưởng thức đặc sản nức tiếng mùa thu Hà Nội

Với những ai có tình yêu với mùa thu Hà Nội thì không thể không nhớ đến cốm làng Vòng - một món ăn, đặc sản nổi tiếng của Hà Nội, nhất là với khách du lịch nước ngoài.

Giới trẻ trải nghiệm ‘siêu xanh, siêu xinh’ cùng Vinamilk

Với hơn 11.000 vỏ hộp sữa đổi trong 2 ngày hội Việt Nam Xanh, khách hàng nhận lại gần 600 phần quà xanh, 200 chậu cây và 30 vé đi tham quan trang trại được Vinamilk trao tặng.

Cán bộ, công chức đóng BHXH 15 năm nghỉ hưu trước tuổi sẽ giữ nguyên lương hưu

Cán bộ, công chức không đủ điều kiện về tuổi tái cử, tái bổ nhiệm, đóng BHXH đủ 15 năm trở lên, nếu tự nguyện xin nghỉ hưu trước tuổi sẽ không bị trừ tỷ lệ lương hưu và được hưởng nhiều trợ cấp khác.

45 tuổi đóng BHXH về già vẫn có lương hưu?

Lao động tự do hơn 40 tuổi nếu tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH) tự nguyện thì đến tuổi nghỉ hưu vẫn đủ điều kiện hưởng lương hưu hằng tháng.

Hàng ngàn quà tặng hấp dẫn chờ đón khách hàng SHB dịp sinh nhật 31 tuổi

Sổ tiết kiệm 310 triệu đồng, bộ cốc thương hiệu, ô cầm tay, áo mưa, hàng trăm ngàn voucher giảm giá cùng những lời cảm ơn dễ thương, thú vị là những hoạt động đặc biệt tri ân khách hàng của SHB nhân dịp kỷ niệm 31 năm thành lập.

Bất động sản Thủ đô - cuộc chuyển dịch sóng đầu tư từ tây sang đông bắc

Phía tây Hà Nội với vị thế trung tâm kinh tế - hành chính mới luôn giữ vị trí “quán quân” về nguồn cung và giao dịch trên thị trường bất động sản. Những năm gần đây, “cán cân” thị trường lại nghiêng về phía đông thành phố.

Đang cập nhật dữ liệu !