Vắc-xin H5N1 của Việt Nam sắp đưa vào sử dụng
Đó là kết quả của quá trình sản xuất vắc-xin H5N1 trên người tại Việt Nam được Thứ trưởng Bộ Y tế, Nguyễn Thành Long cho biết trong buổi họp báo chiều 14/12.
Thứ trưởng cho biết, trên thế giới có 15 nước nhiễm vi rút H5N1 trên người, trong đó có Việt Nam. Năm 2012 cả nước có 4 trường hợp nhiễm vi rút H5N1 trong đó có 2 trường hợp tử vong.
“Ngay sau khi phát hiện ra một số trường hợp nhiễm virut H5N1 trên người, Bộ Y tế đã triển khai nghiên cứu sản xuất Vắc-xin này. Để sản xuất và đưa vào sử dụng một loại vắc-xin nào đó thì cần rất nhiều công đoạn và phải có sự kiểm nghiệm kỹ càng. Hiện nay, vắc-xin H5N1 trên người đã được chúng ta sản xuất và đang được kiểm nghiệm lâm sàng ở cấp độ 3. Nếu thành công sẽ đưa vào sử dụng”, ông Long khẳng định.
Công tác tiêm chủng mở rộng của chúng ta đang được triển khai và đã đạt được những kết quả tốt. Năm 2013-2014 Bộ Y tế dự kiến bổ sung vắc-xin dự phòng Rubela và sởi tiến tới khống chế và loại trừ bệnh sởi.
Thứ trưởng Bộ Y tế, Nguyễn Thành Long: Nếu kiểm nghiệm thành công thì vắc-xin H5N1 sẽ được đưa vào sử dụng . Ảnh NL |
Thứ trưởng cũng cho biết “Việt Nam tự hào vì luôn luôn duy trì tiêm chủng mở rộng đạt tỷ lệ rất cao. Tỷ lệ tiêm chủng đầy đủ các loại vắc-xin cho trẻ em dưới 1 tuổi trên toàn quốc đạt cao trên 90% và tỷ lệ này liên tục được tăng lên qua các năm. Đặc biệt có một số loại vắc-xin triển khai tiêm chủng cho trẻ đạt tỷ lệ 100%”.
Theo số liệu báo cáo thì tỷ lệ nhiễm vi rút viên gan B ở trẻ dưới 5 tuổi đã giảm đáng kể. Từ năm 2003 vắc-xin viên gan B được triển khai tại 100% số huyện. Hàng chục triệu trẻ em đã được tiêm vắc-xin viêm gan B và gần 10 triệu trẻ em được tiêm vắc-xin viêm gan B liều sơ sinh góp phần phòng chống lây nhiễm từ mẹ sang con. Năm 2012 tỷ lệ mắc sởi đã giảm 182 lần so với năm 1984. Nhiều loại vắc-xin khác như lao, bạch hầu-ho gà-uốn ván, bại liệt, viên não Nhật Bản… nhờ chương trình tiêm chủng mở rộng mà tỷ lệ nhiễm virut và tử vong ở trẻ em giảm nhiều.