Uống nước lạnh giải khát: Thói quen xấu mùa hè

Các bác sĩ cho biết thói quen uống nước lạnh để giải nhiệt mùa hè tưởng chừng làm mát cơ thể nhưng thực chất đây là thói quen xấu ảnh hưởng tới họng và răng.

Phù nề họng vì nước lạnh

Trường hợp của chị Nguyễn Vân Anh – Thanh Xuân, Hà Nội tìm tới bác sĩ vì tình trạng họng viêm đau, phù nề. Do 'nghiện' uống nước lạnh, hàng ngày, chị đều uống nước để tủ lạnh, thậm chí còn cho thêm đá.

Cảm giác uống nước càng lạnh càng khiến cơ thể sảng khoái hơn. Tuy nhiên, gần đây chị Vân Anh bị viêm họng và mua thuốc uống không đỡ. Chị đã giảm tần suất uống nước lạnh, khi nào thèm mới uống chút xíu. Nhưng các bác sĩ lại cho rằng thói quen này chính là nguyên nhân làm cho tình trạng viêm họng không thể dứt được.

Chị Vũ Hải Nga - Hà Đông, Hà Nội cho biết hai tuần nay nóng nắng chị bị đau họng, nuốt nước bọt, ăn uống đều đau. Thủ phạm được bác sĩ chỉ ra đó là thói quen uống nước đá và đi ngủ dùng điều hòa quá lạnh làm cho họng khô và tạo điều kiện cho vi khuẩn, vi rút tấn công. 

Bé Nguyễn Khải Phong – 11 tuổi, Hà Đông, Hà Nội được mẹ đưa đi khám vì viêm họng. Khi đến khám, bác sĩ cho biết cháu bị viêm họng hạt cộng với thói quen uống nước lạnh làm cho tình trạng viêm họng nặng lên.

Trong khi đó, bé Phong cho rằng mỗi lần uống nước lạnh bé lại cảm thấy đỡ tình trạng đau họng hơn. 

{keywords}
Uống nước lạnh giải khát: Thói quen xấu mùa hè

Nước đá làm viêm họng hay chữa viêm họng?

PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc Dinh, Nguyên Giám đốc BV Tai Mũi Họng Trung ương cho biết  thói quen ngày hè nhiều người mắc phải là thích uống các loại nước lạnh, nước cho đá vì nghĩ làm mát cơ thể. Tuy nhiên, thói quen này ảnh hưởng tới cơ thể rất nhiều đặc biệt là vùng họng miệng.

Trước đây có quan niệm uống nước lạnh làm giảm tình trạng viêm họng nhưng thực chất, bác sĩ Dinh cho biết đây là quan niệm sai lầm. Khi người bệnh thường xuyên uống nước đá sẽ làm thay đổi môi trường và tác động mạnh đến niêm mạc, gây tổn thương niêm mạc dù trước đó người bệnh cảm thấy rất dễ chịu, giảm đau.

Bác sĩ Dinh cho biết vào mùa hè tình trạng viêm họng do ăn kem, uống nước lạnh liên tục tăng lên do ảnh hưởng của nước lạnh tới niêm mạc họng làm co mạch ở niêm mạc, gây khô họng nên dễ nhiễm vi khuẩn hơn.

Đó còn chưa kể tới quá trình sản xuất đá cũng không đảm bảo vệ sinh tốt nhất, không nhiễm khuẩn, an toàn 100%. Vì thế, trong trường hợp nước đá không sạch sẽ vô tình tạo cơ hội cho virus xâm nhập, bám sâu vào khoang miệng khiến bệnh viêm họng ngày càng nặng hơn.

Quan điểm giải khát bằng nước đá là không đúng vì bác sĩ Dinh cho rằng chỉ mát “cửa miệng”. Về sinh lý, các cơ quan trong cơ thể người luôn giữ ổn định ở nhiệt độ 37 độ C. Tất cả các loại thực phẩm hay ngay cả không khí bên ngoài dù nóng, lạnh bao nhiêu nhưng khi vào các cơ quan chức năng trong cơ thể sẽ điều tiết về mức nhiệt ổn định. Nên khi bạn uống nước lạnh vào thì cơ thể sẽ phải huy động năng lượng để làm nóng nó về 37 độ C. Quá trình này con người sẽ bị mất đi một ít năng lượng.

Khi bị viêm họng, bác sĩ Dinh cho biết người bệnh nên chú ý hơn. Cần ăn các loại thực phẩm không quá nóng, không quá lạnh. Bệnh viêm họng hoàn toàn có thể chữa khỏi nhanh chóng và không gây ảnh hưởng đến sức khỏe nếu được can thiệp, điều trị và xử lý tốt. Ngay khi phát hiện những triệu chứng bất thường, người bệnh hãy chủ động đến cơ sở y tế để khám và dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Đặc biệt, người bệnh nên chú ý đến chế độ dinh dưỡng hàng ngày, người bị viêm họng cần bổ sung những dưỡng chất cần thiết nhằm tăng sức đề kháng như sau: Bổ sung các thực phẩm có hàm lượng sắt, đạm, canxi, protein, vitamin, chất xơ, giữ vệ sinh răng miệng sạch sẽ. Nên hạn chế các loại thức ăn quá lạnh, quá cay… để làm giảm tổn thương lên niêm mạc miệng.

 K.Chi 

Ngồi trong ô tô có cần chống nắng?

Khi trời nắng, tia cực tím hoạt động càng mạnh, trong đó tia UVA có khả năng xuyên qua cửa kính ô tô. Đây là tác nhân gây lão hóa, nám, thậm chí là ung thư da.

Ba thói quen uống nước gây hại cho cơ thể vào ngày nắng nóng

Ngày hè nắng, người dân thường muốn uống ly nước lạnh giúp giải tỏa cơn nóng, khát. Tuy nhiên, hành động này lại vô tình gây hại cho cơ thể.

Những người không nên ăn mướp

Quả mướp tốt cho những người bị thiếu máu, đái tháo đường, tim mạch. Tuy nhiên, một số người cần lưu ý khi sử dụng mướp trong thực đơn hằng ngày.

Người 32 tuổi có thận như cụ già sau khi dùng thực phẩm chức năng của Nhật

Một tháng sau khi dùng thực phẩm chức năng của Kobayashi, một nhân viên y tế tại Bệnh viện Kobe bắt đầu gặp phải các vấn đề sức khỏe không rõ nguyên nhân.

Vợ chồng bác sĩ kể lại giây phút cấp cứu hàng chục người gặp tai nạn giao thông

"Em là bác sĩ, em sẽ hướng dẫn mọi người sơ cứu đúng cách", bác sĩ Giáp không kịp cởi mũ bảo hiểm, vừa hô to, vừa xắn tay áo lao vào cấp cứu các nạn nhân trong vụ tai nạn giao thông xảy ra ở Kon Tum.

Loại quả giúp chống lão hoá đang được bán khắp nơi ở Việt Nam

Dâu tây là trái cây được nhiều người yêu thích, tốt cho sức khỏe, hỗ trợ quá trình chống lão hóa. Dâu tây khó bảo quản, ở nhiệt độ thường chỉ 24 giờ sẽ bị thâm, héo cuống. Nếu mua phải loại quả để bên ngoài 4-5 ngày vẫn tươi ngon bạn nên thận trọng.

Bác sĩ bức xúc với 'đơn thuốc quốc dân chữa bách bệnh' được lan truyền khắp nơi

Khó chịu vì bị tiểu buốt, chị M. vào nhà thuốc kể bệnh và được bán cho đơn thuốc "thần kỳ" chỉ 2 ngày sau hết triệu chứng nhưng tác dụng phụ vô cùng nguy hiểm.

Xử phạt bác sĩ không ghi đơn thuốc rõ ràng: Có quy định sao khó áp dụng?

Theo Nghị định 117 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế, một trong các hành vi liên quan đến kê đơn thuốc sẽ bị phạt tiền 1-2 triệu đồng là “không ghi đầy đủ, rõ ràng vào đơn thuốc".

Đề nghị xử lý bác sĩ viết đơn thuốc chữ như 'giun dế quái đản'

"Thời buổi hiện đại mà bác sĩ vẫn kê đơn thuốc viết tay với chữ như "giun dế" đến quái đản, không ai dịch được thì không thể chấp nhận nổi", độc giả Minh Phạm gửi ý kiến về diễn đàn của VietNamNet.

'Chữ bác sĩ trên đơn thuốc đến dược sĩ cũng phải đoán mò thì nguy hiểm quá'

Chữ viết, đặc biệt là của các bác sĩ khi kê đơn thuốc, cần phải đủ cẩn thận, rõ ràng, để đa số người dân, dược sĩ có thể đọc được mà không phải "dịch ngược dịch xuôi, đoán già đoán non".

Đang cập nhật dữ liệu !