Ukraine nói về "kế hoạch B" khi Dòng chảy phương Bắc 2 đi vào hoạt động
Trụ sở Tập đoàn khí đốt Ukraine Naftogaz |
Thông tin trên được ông Yuriy Vitrenko tiết lộ trong trong một chương trình truyền hình trên Kênh 5 Ukraine, theo đó Tập đoàn khí đốt Ukraine sẽ yêu cầu Nga bồi thường 12 tỷ USD.
Theo ông Vitrenko, Ukraine đã đệ đơn kiện Nga lên Tòa án Trọng tài Quốc tế để đòi bồi thường thiệt hại vì Dòng chảy phương Bắc 2 đi vào hoạt động sẽ gây ra thiệt hại lớn cho Kiev và hệ thống trung chuyển khí đốt của Ukraine sau khi hết hạn hợp đồng vận chuyển khí đốt vào năm 2019.
Vào tháng 7/2018, Naftogaz đã đệ đơn kiện Tập đoàn khí đốt Nga Gazprom lên Tòa án trọng tài Stockholm, yêu cầu sửa đổi các biểu thuế quá cảnh khí đốt từ tháng 3 năm 2018, yêu cầu bồi thường 11,58 tỷ USD.
Trước đó, vào tháng 12/2017 và tháng 2/2018, Tòa án trọng tài Stockholm đã phán quyết về các tranh chấp giữa Gazprom và Naftogaz về hợp đồng cung cấp và quá cảnh khí đốt, cuối cùng buộc công ty Nga phải trả 2,56 tỷ USD cho công ty Ukraine.
Dự án khí đốt Dòng chảy phương Bắc 2 đi vào hoạt động sẽ gây thiệt hại cho Ukraine? |
Dòng chảy phương Bắc 2
Dự án khí đốt Dòng chảy phương Bắc 2 là dự án xây dựng hai đường ống dẫn khí với tổng công suất lên đến 55 tỷ m3 khí/1 năm từ bờ biển của Nga qua biển Baltic đến Đức, bỏ qua Ukraine. Dự án này dự kiến sử dụng 86% đường ống của dự án Nord Stream (Dòng chảy phương Bắc) hiện tại trước khi rẽ nhánh.
Dự án đường ống dẫn khí đốt Dòng chảy phương Bắc 2 sẽ đi qua các vùng lãnh thổ và đặc quyền kinh tế của các quốc gia nằm ngoài khơi bờ biển Baltic - Nga, Phần Lan, Thụy Điển, Đan Mạch và Đức.
Nhiều quốc gia đã phản đối dự án này, trong đó có Ukraine do sợ mất nguồn thu từ việc trung chuyển khí đốt của Nga, cũng như nếu giảm khối lượng khí trung chuyển qua hệ thống vận chuyển khí đốt Ukraine (GTS) có thể dẫn đến hậu quả một số lượng lớn người tiêu dùng Ukraine không có khí đốt, và Mỹ với kế hoạch xuất khẩu khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) sang châu Âu đầy tham vọng.
Ba Lan và các nước khác trong khu vực, vốn phụ thuộc vào khí đốt của Nga, đã phản đối mạnh mẽ dự án này. Theo lập luận của các nước này, dự án của Đức và Nga đi ngược lại với chính sách của châu Âu trong việc đảm bảo an ninh năng lượng, cũng như đem lại "những tổn thất nghiêm trọng về địa chính trị cho châu Âu".
Tổng giá trị đầu tư xây dựng dự án khí đốt Dòng chảy phương Bắc 2 là 9,5 tỷ euro.