Ủ da thối: Phía sau vẻ sành điệu của đồ da thật

Nghề ướp da trâu, bò xuất khẩu sang Trung Quốc để làm thuộc da là nghề làm giàu cho nhiều hộ ở ven Hà Nội. Ít ai biết đằng sau những túi xách, thắt lưng da hào nhoáng, bóng bẩy là công đoạn xử lý thủ công rất ghê tay.

Toàn xã Hòa Bình có gần 20 hộ chuyên làm nghề ướp da trâu, bò và theo ước tính mỗi tháng cả xã xuất khẩu vài chục tấn da muối, doanh thu nhiều tỷ đồng, tạo công ăn việc làm cho cả trăm lao động trong xã với mức thu nhập trung bình 200 ngàn đồng/ngày.

Vào hộ gia đình ông bà L, trò chuyện chúng tôi được biết gia đình làm nghề cũng hơn 20 năm nay. Bà chủ cùng con trai đang ướp da trong căn xưởng nhỏ chừng hơn 100m2, bốc mùi hắc hắc, thum thủm, cùng với 2 – 3 dãy lớp da trâu, bò đã xếp cao quá đầu gối, đang ủ muối được vài ba hôm nay.

Theo quan sát của PV Infonet, dưới nền gạch nước muối chảy mặn với phần thịt thối không dính muối đang phân hủy hòa lẫn với nước chảy từ hàng tấn da trâu bò tươi vừa đưa từ lò mổ về chảy loang khắp xưởng.  Nước này chảy theo cống thoát nước đưa thẳng ra hệ thống tiêu nước của làng.

Phía trước cửa nhà ông L, một ô tô tải đủ các loại da trâu, bò, lợn tươi… cùng lũ ruồi nhặng bay vo ve, tiết động vật lênh láng… khiến  chúng tôi không khỏi kinh hãi… Nhìn bàn tay của bà L cùng con trai đưa từng bộ da xếp thành hàng vào và phủ lớp muối mặn lên chúng tôi mới thấy được vất vả và nguy cơ tiềm ẩn dịch bệnh cao của người làm nghề.

Ủ da thối: Phía sau vẻ sành điệu của đồ da thật - ảnh 1
Da trâu,bò được người dân lấy từ các lò mổ về ướp

Bà L cho biết, gia đình chuyên đi thu gom da trâu, bò tươi từ các lò mổ khắp nơi… sau về ướp muối, cứ mỗi bộ da phải ướp từ 3 -5kg muối phủ lên, từng lớp từng lớp như vậy xếp chồng đến vài chục bộ da... Quy trình ướp từ 2 -3 ngày, sau đó lại đảo đi đảo lại, cho đỡ… bốc mùi thối. Sau khoảng 10 ngày sau thì thương lái Trung Quốc đến thu mua. Mỗi tấn da ướp gia đình ông bà lãi khoảng 2 -3 triệu đồng…

Chứng kiến cảnh bà L đi ủng dẫm lên từng tảng da trâu, bò để rắc muối, ruồi nhặng bay vo ve, không khỏi lo ngại liệu nơi đây có tiềm ẩn nguy cơ lây lan dịch bệnh từ gia súc sang người?

Tìm đến cơ sở nhà anh Nguyễn Văn Thông, chúng tôi chứng kiến xưởng nhà anh khá quy mô, diện tích để 500 – 700m2, có thể ủ ướp vài chục tấn da, trâu bò một lúc. Vừa bước chân vào cổng, chúng tôi cũng ngửi thấy mùi hắc hắc, hôi thối từ da trâu bò, thậm chí cả mùi thối nồng nặc… cùng với nước bẩn rỉ ra từ những đống da trâu, bò đang ủ. Quan sát kỹ còn thấy cả những con dòi trắng bò lổm ngổm, khiến chúng tôi không khỏi kinh hãi…

Ủ da thối: Phía sau vẻ sành điệu của đồ da thật - ảnh 2

Khi PV hỏi, làm nghề này anh có không sợ dịch bệnh truyền nhiễm từ gia súc hay không, anh Nguyễn Văn Thông trả lời "tôi làm bao năm nay có sao đâu! Mới cả phần lớn các cơ sở giết mổ đều có kiểm dịch cẩn thận, nên hầu như không có dịch bệnh? Anh xem, hàng chục công nhân tôi thuê đó, họ vẫn khỏe mạnh như thường…". Nói rồi, anh Thông chỉ tay ra chiếc xe ô tô với hàng chục công nhân làm thuê đang nhập hàng chục tấn da trâu bò.

Tuy nhiên, theo quan sát của PV, hầu hết công nhân làm nghề ở đây không thấy dụng cụ bảo hộ lao động nào mà tay không, không khẩu trang… vô tư tiếp xúc với da trâu, bò tươi, thối… nên nguy cơ tiềm ẩn nhiễm dịch bệnh từ động vật đã giết mổ rất cao.

Ủ da thối: Phía sau vẻ sành điệu của đồ da thật - ảnh 3
Bốc hàng tấn da về ngâm ủ 

Bên cạnh đó, những đống nước thải mặn chát chảy xuống cống rãnh,  nhiều thửa ruộng, hệ thống nước ngầm sinh hoạt của người dân nơi đây đang đứng trước nguy cơ bị xâm mặn…

Ông Vũ Văn Đang – Phó Chủ tịch UBND xã Hòa Bình cho biết, nghề ướp da trâu, bò, lợn…  giải quyết được bài toán phát triển kinh tế, nhiều gia đình giàu lên nhanh chóng. Hậu quả từ nghề là môi trường ô nhiễm thì không thể tránh khỏi, tuy nhiên còn đỡ hôi thối hơn nghề chế biến xương động vật… Ông Đang quả quyết.

Do làm nghề này, nhiều thửa ruộng ven làng không thể trồng lúa vì quá mặn. Đề cập đến nguy cơ xã thành ổ dịch của các loại gia súc, ông Đang còn cho biết, mấy năm gần đây, địa bàn xã là điểm được Trạm Thú y huyện Thường Tín quan tâm thường xuyên cung cấp thuốc sát trùng để tránh lây lan dịch bệnh... Hiện nay, hầu hết các xưởng sản xuất xen lẫn khu dân cư, người dân vẫn chịu cảnh ô nhiễm, đang là bài toán chưa lời giải ở làng nghề. Nên biện pháp duy nhất hiện nay, xã tuyên truyền tới các hộ dân ý thức bảo vệ môi trường.

UBND xã đã có chủ trương xây dựng điểm công nghiệp làng nghề quy mô khoảng 6ha, liên quan đến khoảng 200 hộ dân để tập trung các hộ làm nghề ra xa khu dân cư, tránh ô nhiễm, lây lan dịch bệnh. Tuy nhiên, khó khăn của UBND xã là quá trình vận động người dân giao đất để xây dựng dự án, nhưng hầu hết người dân không đồng tình… nên chính quyền còn khá bế tắc trong quy trình xử lý, hạn chế ô nhiễm môi trường lâu dài. 

Hình ảnh làm nghề: 

Ủ da thối: Phía sau vẻ sành điệu của đồ da thật - ảnh 4
Những đống da trâu bò vừa nhập về, ruồi nhặng bu đầy
Ủ da thối: Phía sau vẻ sành điệu của đồ da thật - ảnh 5
Ủ da thối: Phía sau vẻ sành điệu của đồ da thật - ảnh 6
Ủ da thối: Phía sau vẻ sành điệu của đồ da thật - ảnh 7
Ủ da thối: Phía sau vẻ sành điệu của đồ da thật - ảnh 8
Ủ da thối: Phía sau vẻ sành điệu của đồ da thật - ảnh 9

Ủ da thối: Phía sau vẻ sành điệu của đồ da thật - ảnh 10
Da được ủ 10 ngày rồi bán cho thương lái Trung Quốc

Ủ da thối: Phía sau vẻ sành điệu của đồ da thật - ảnh 11
Cơ sở ủ da trâu bò lúc nào cũng ẩm ướt, bốc mùi hôi thối
Nguyễn Hiếu

Hơn 1.560 đoàn đã đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Ban Tổ chức Lễ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng cho biết, tính đến tối 25/7, có 1.565 đoàn (với khoảng 55.600 lượt người) đã đến viếng, gửi vòng hoa, chia buồn cùng gia đình Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.

Người dân được vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ 18h hôm nay

Ban Tổ chức sắp xếp để người dân vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ 18h hôm nay. Khi đến viếng, người dân mang theo thẻ căn cước công dân gắn chip điện tử hoặc điện thoại di động cài đặt VNeID kích hoạt mức độ 2 để quét mã QR.

Những lời lay động trong sổ tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Chủ tịch nước Tô lâm, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cùng nhiều lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước đã ghi trong sổ tang những lời lay động, tiếc thương Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

TS. Nhà báo Nhị Lê: Tôi ấn tượng với sự tôn vinh 'Tổng Bí thư của Nhân dân'

Được đồng nghiệp gọi là “người học trò” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Nhà báo Nhị Lê, nguyên Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản lần đầu tiên chia sẻ những kỷ niệm, những lý tưởng mà Tổng Bí thư đã tận hiến cả cuộc đời.

Nước mắt lăn dài trong lúc chờ vào viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Trong dòng người xếp hàng chờ viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở Nhà tang lễ Quốc gia, ở quê nhà Đông Anh và tại điểm viếng TPHCM, có những đôi mắt đỏ hoe, những dòng lệ lăn dài thương tiếc, tưởng nhớ ông.

Bức tâm thư Phu nhân Tổng Bí thư Lào gửi Phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Toàn văn bức tâm thư của Phu nhân Tổng Bí thư Lào Naly Sisoulith gửi Phu nhân Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, bà Ngô Thị Mận.

Cử tri nhớ cái bắt tay rất chặt, quyết chống tham nhũng đến cùng của Tổng Bí thư

Người dân nhớ những buổi tiếp xúc cử tri của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng với những cái bắt tay rất chặt và sự chia sẻ tâm huyết về vấn đề người dân quan tâm như công tác cán bộ, đấu tranh phòng chống tham nhũng, tiêu cực.

Những câu chuyện với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng ở Tạp chí Cộng sản

Mười ba năm công tác ở Tạp chí Cộng sản, tôi có 9 năm làm việc dưới quyền Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, được ông chỉ bảo, uốn nắn nhiều điều, dù cũng chỉ học được ông rất ít.

Hình ảnh đáng quý thời học sinh của 'lớp trưởng Nguyễn Phú Trọng'

Trong phòng truyền thống của Trường THPT Nguyễn Gia Thiều (Hà Nội) vẫn còn đó những hình ảnh của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng thời là học sinh.

Không dễ thuyết phục người dân bỏ điện thoại 'cục gạch'

Các thuê bao 2G sẽ không còn được cung cấp dịch vụ tại Việt Nam sau thời điểm 16/9. Tuy vậy, việc thuyết phục người dùng di động từ bỏ điện thoại cục gạch không dễ dàng.

Đang cập nhật dữ liệu !