Tỷ phú ốc ở tuổi 23

Mới 23 tuổi, chàng trai Hoàng Mạnh Cường, xã Đại Hưng, huyện Khoái Châu, tỉnh Hưng Yên làm chủ mô hình nuôi ốc nhồi 10.000m2, doanh thu 2 tỷ đồng/năm.

23 tuổi, nhưng anh Hoàng Mạnh Cường đã làm chủ mô hình nuôi ốc nhồi rộng 10.000m2. Ảnh: Hoàng Dân.

Năm 2016, sau khi học xong trung học phổ thông, do hoàn cảnh gia đình khó khăn, Hoàng Mạnh Cường không theo đuổi con đường học vấn mà đi làm công nhân cho các lò gạch tại địa phương. Tuy nhiên, Cường luôn trăn trở tìm hướng phát triển kinh tế ngay trên mảnh đất quê hương.

Nghĩ là làm, năm 2018, sau khi có vốn tích lũy, Cường đã lặn lội đi nhiều tỉnh thành khu vực miền mắc để tham quan, học hỏi kinh nghiệm nuôi ốc nhồi. Ngày đầu khởi nghiệp, Cường đã cải tạo hơn 400m2 diện tích ao xung quanh nhà làm nơi nuôi ốc sinh sản. Tuy nhiên, do chưa nắm bắt được kỹ thuật nên tỷ lệ ốc bố mẹ hao hụt cao, không cho giá trị như kỳ vọng.

Thất bại ban đầu không làm Cường nản chí, bởi anh biết tiềm năng, giá trị của ốc rất lớn. Vừa làm vừa đúc rút kinh nghiệm, sau 1 năm làm quen với ốc đã giúp anh thành công với mô hình nuôi ốc sinh sản

Cường chia sẻ “Ốc nhồi là vật nuôi khó tính, đòi hỏi nguồn nước nuôi phải sạch sẽ, không lẫn hóa chất từ thuốc bảo vệ thực vật, nước thải nhà máy, chăn nuôi. Để ốc sinh trưởng phát triển thuận lợi, người nuôi cần tạo cho ốc môi trường sinh thái như ngoài tự nhiên”.

Trước khi tiến hành thả ốc giống, ao hồ nuôi cần được nạo vét sạch. Đồng thời cũng cần bón vôi bột để trung hòa lượng pH. Bước chuẩn bị này rất quan trọng, do góp phần loại bỏ các loại có thể ăn ốc như cá trắm đen, cá chép hay baba.

Thức ăn cho ốc nhồi là những sản phẩm từ nông nghiệp dễ kiếm như bí, mướp, bèo tấm... Ảnh: Hoàng Dân.

Cường chia sẻ thêm: “Xung quanh bờ ao cần phát quang bụi rậm. Tránh chuột làm tổ xung quanh bờ và cũng tiện cho việc thu hoạch về sau. Ngoài ra ao cần trồng thêm các loài thực vật như rau rút, bông súng, rong tảo để tăng độ mát cho ao cũng như tạo nhiều chỗ bám cho ốc. Thức ăn cho ốc nhồi rất dễ kiếm như mướp, bầu, bí, bèo tấm… chính vì vậy, người nuôi không bị áp lực chi phí”.

Sau 3 năm khởi nghiệp từ nuôi ốc nhồi, đến nay Cường đã mạnh dạn mở rộng khu nuôi ốc rộng 10.000m2, với tổng vốn đầu tư gần 1 tỷ đồng. Khu nuôi được Cường quy hoạch khoa học, gồm khu nuôi ốc bố mẹ sinh sản, khu ươm ốc giống và khu nuôi ốc thương phẩm.

Ốc nhồi thương phẩm ngoài thị trường hiện có giá 80 nghìn đồng/kg. Ảnh: Hoàng Dân.

Từ đầu năm 2021 đến nay, chàng thanh niên trẻ này đã cung ứng hơn 3 triệu ốc giống có giá thành từ 300 - 500 đồng/con. Dự tính từ nay đến hết tháng 8, Cường sẽ xuất thêm 2 triệu ốc giống và thu 3 tấn ốc thương phẩm với giá bán 80.000 đồng/kg.

Tổng doanh thu của trang trại bình quân mỗi năm đạt hơn 2 tỷ đồng, sau khi trừ chi phí, Cường thu lãi trên 500 triệu đồng, con số không hề nhỏ với một chàng trai mới 23 tuổi, sinh ra và lớn lên tại vùng quê Đại Hưng, Khoái Châu, Hưng Yên.

Từ chối mức lương nghìn USD, 9X về quê khởi nghiệp kiếm 3 tỷ đồng mỗi năm

Từ chối mức lương nghìn USD, 9X về quê khởi nghiệp kiếm 3 tỷ đồng mỗi năm

Đang giữ chức phó phòng sản xuất một công ty của Nhật Bản với mức lương nghìn USD, nhưng Nguyễn Văn Tư vẫn quyết định về quê khởi nghiệp, từ đó cho thu nhập 3 tỷ đồng mỗi năm.

Theo nongnghiep.vn

Đôi bạn 9X về quê lập nghiệp, bán 1 triệu bánh đa vừng sang Nhật Bản

Về quê hương khởi nghiệp với bánh đa vừng, đôi bạn trẻ xứ Nghệ đã đầu tư nhà xưởng, hiện đại hoá dây chuyền sản xuất, từ đó mở rộng thị trường khắp cả nước và đưa sản phẩm xuất ngoại.

Tập đoàn Phenikaa có nữ Tổng Giám đốc mới thay ông Hồ Xuân Năng

Bà Lê Thị Minh Thảo thay ông Hồ Xuân Năng giữ vị trí CEO Phenikaa trong khi doanh nghiệp đầu ngành đá nhân tạo Vicostone có CEO mới là ông Phạm Trí Dũng.

Quản lý tỷ USD vốn Hàn, đổ tiền vào ngành hot, vì sao quỹ Kim vẫn thua lỗ như các F0?

Quỹ KIM hiện là một trong những công ty quản lý khối tài sản lớn nhất tại Việt Nam, với quy mô đạt khoảng 1 tỷ USD. Quỹ này tập trung đầu tư vào các ngân hàng và rót vốn mạnh vào các doanh nghiệp ngành xây dựng.

Nữ doanh nhân 9x với hành trình đưa mắc ca Việt Nam ra biển lớn

Sau 18 năm kể từ khi cây mắc ca du nhập vào Tây Nguyên, bằng sự nỗ lực không ngừng nghỉ, một người con trên mảnh đất Đắk Lắk đã biến giấc mơ đưa mắc ca Việt Nam xuất khẩu ra thị trường quốc tế thành hiện thực.

Nữ sinh viên khởi nghiệp với dự án biến loại cây rác thành sản phẩm hữu ích

Từ bèo tây, loại cây được coi là rác, cô nữ sinh Học viện Nông nghiệp Việt Nam đã triển khai dự án với 2 nhóm sản phẩm độc đáo làm từ bèo tây: xơ sợi, bột bèo.

Tủ nuôi đông trùng hạ thảo của giảng viên đạt giải nhất cuộc thi khởi nghiệp

Tại cuộc thi khởi nghiệp đổi mới sáng tạo TP Đà Nẵng 2022 vừa mới diễn ra cuối tháng 11/2022, mô hình tủ nuôi đông trùng hạ thảo quy mô hộ gia đình của Công ty TNHH Công nghệ sinh học Vinseed đã giành được giải nhất.

Hơn 20 năm tay trắng dựng cơ ngơi trăm tỷ của anh nông dân

Anh Bình cho biết, khởi nghiệp với số vốn chỉ đủ mua 10 bao cám nhưng đến nay anh đã có khu chuồng trại rộng nhiều héc-ta với đàn gà hơn 100 nghìn con và một lò ấp quy mô lớn.

Cô gái người Mông livestream bán nông sản, hút vạn người mua

Với hình thức livestream bán hàng, chị Ma Thị Chú, dân tộc Mông ở thị trấn Mường Khương (huyện Mường Khương, Lào Cai) đã thành lập 3 HTX tiêu thụ nông sản cho bà con.

Cô gái Hà thành bỏ du học vào Phú Quốc kinh doanh và cú xoay chuyển không ngờ

Vừa bắt tay vào kinh doanh homestay thì bất ngờ dịch Covid-19 ập đến nhưng cô gái trẻ Hà thành lại rất có tài xoay sở giúp việc kinh doanh của cô không những không gặp khó, mà còn giúp người dân địa phương phát triển du lịch bền vững…

Chàng trai Bắc Giang bỏ phố về quê sản xuất tinh dầu, thu nhập tiền tỷ mỗi năm

Từ bỏ cuộc sống ở thành thị, anh Trịnh Văn Hoàn (SN 1990), thôn Trại Va, xã Đông Phú (Lục Nam - Bắc Giang) quyết định về quê lập nghiệp. Sau gần 6 năm hoạt động, mô hình chiết xuất tinh dầu từ phụ phẩm nông nghiệp của anh thu về tiền tỷ mỗi năm.