Tuyên truyền về dân tộc, tôn giáo qua triển lãm lưu động
Triển lãm ảnh tuyên truyền về cộng đồng các dân tộc và tôn giáo Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc năm 2021 sẽ phát huy những giá trị của dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo trong đời sống xã hội.
Theo kế hoạch tổ chức Triển lãm lưu động ảnh, tư liệu tuyên truyền về dân tộc, tôn giáo ở cơ sở năm 2021 của Bộ TT&TT, Triển lãm ảnh tuyên truyền về cộng đồng các dân tộc và tôn giáo Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc năm 2021 sẽ được Cục Thông tin cơ sở chủ trì tổ chức tại 4 tỉnh: Điện Biên, Hà Giang, Kon Tum và An Giang, trong quý 3 và 4/2021.
Mục đích nhằm đẩy mạnh thông tin, tuyên truyền về dân tộc và truyền thống lịch sử, bản sắc văn hóa dân tộc, các quan điểm, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về dân tộc, tín ngưỡng, tôn giáo, những giá trị của tôn giáo đối với đời sống xã hội, góp phần phát huy sức mạnh của khối đại đoàn kết dân tộc, đoàn kết tôn giáo trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Các cuộc triển lãm lưu động cũng sẽ góp phần giữ gìn, phát huy các giá trị truyền thống lịch sử, văn hóa của dân tộc Việt Nam; tăng cường đoàn kết dân tộc, đoàn kết tôn giáo trong thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ Tổ quốc.
Ngoài ra, triển lãm lưu động sẽ một mặt tích cực phát huy những giá trị của tín ngưỡng, tôn giáo trong đời sống xã hội; mặt khác đấu tranh với các biểu hiện lệch lạc, lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo gây ảnh hưởng xấu đến trật tự an toàn xã hội và đời sống nhân dân.
Triển lãm lưu động sẽ góp phần phát huy những giá trị của tín ngưỡng, tôn giáo trong đời sống xã hội. Ảnh: Anh Duy |
Triển lãm ảnh lưu động gồm 8 chủ đề chính, được chia làm 4 khu trưng bày.
Phát huy tinh thần đoàn kết, sáng tạo, hội nhập của các dân tộc thiểu số
Khu trưng bày thứ nhất có chủ đề “Đồng bào các dân tộc thiểu số phát huy tinh thần đoàn kết, sáng tạo, hội nhập và phát triển bền vững, gồm ba nội dung chính.
Một là “Các dân tộc Việt Nam thống nhất - đa dạng”, tập trung tuyên truyền về nguồn gốc lịch sử các tộc người Việt Nam, trong đó nêu bật tính thống nhất và đa dạng của các tộc người trong quốc gia dân tộc Việt Nam, biểu hiện qua những đặc trưng văn hoá riêng biệt và những yếu tố tương đồng. Các dân tộc Việt Nam có chung nguồn gốc, chung hoàn cảnh lịch sử từ đó tạo nên khối gắn kết bền vững, lâu dài trong quá trình dựng nước và giữ nước.
Không gian trưng bày này sẽ xoay quanh 3 chuyên đề: Giới thiệu nguồn gốc lịch sử các dân tộc Việt Nam; Đa dạng văn hóa; Các dân tộc giữ gìn bản sắc văn hóa (gồm cả hình ảnh, hiện vật và phim tư liệu).
Hai là “Truyền thống đoàn kết xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”, tập trung tuyên truyền về truyền thống đoàn kết trong xây dựng và bảo vệ Tổ quốc của các dân tộc, biểu hiện rõ nhất trong các cuộc đấu tranh chống giặc ngoại xâm, giữ gìn biên cương của Tổ quốc. Qua đó khẳng định đoàn kết dân tộc là sức mạnh vô địch. Đoàn kết giữa các tộc người từ miền xuôi lên miền ngược, từ người Kinh đến các tộc người thiểu số. Sức mạnh đoàn kết này đã được chứng minh trong các cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc, dưới sự lãnh đạo của Đảng chống thực dân, phong kiến, đế quốc...và trong hoà bình xây dựng, phát triển kinh tế, chống thiên tai, địch hoạ. Không gian trưng bày này sẽ xoay quanh 6 chuyên đề: Truyền thống đoàn kết trong kháng chiến; Đoàn kết thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội; Tinh thần yêu nước; Bảo vệ chủ quyền quốc gia; Bảo vệ tài nguyên môi trường; Xây dựng cộng đồng tương thân tương ái (gồm cả hình ảnh, hiện vật và phim tư liệu).
Ba là “Chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước về dân tộc”, tập trung tuyên truyền về hệ thống chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước về dân tộc. Trong đó nêu rõ quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng về dân tộc, đoàn kết dân tộc, phát triển dân tộc... đã được thể chế hoá bằng các văn bản pháp luật, các chính sách cụ thể đã và đang được triển khai thực hiện tạo nên diện mạo mới về đời sống kinh tế, văn hoá, xã hội của các tộc người luôn được cải thiện, nâng cao.
Không gian trưng bày này xoay quanh 3 chuyên đề:Quan điểm, chủ trương của Đảng, Nhà nước về dân tộc; Quá trình xây dựng và thực hiện chính sách dân tộc; Những thành tựu về chính sách dân tộc.
Phát huy giá trị tín ngưỡng dân tộc
Khu trưng bày thứ hai có chủ đề “Hình ảnh, tư liệu về tôn giáo, tín ngưỡng Việt Nam”, gồm 3 nội dung chính.
Một là “Các tôn giáo ở Việt Nam - Giá trị văn hoá lịch sử”, tập trung tuyên truyền về việc Việt Nam là quốc gia đa tôn giáo. Trong đó có các tôn giáo du nhập vào Việt Nam từ lâu và đã hoà hợp với truyền thống lịch sử và văn hoá Việt Nam như Phật giáo, Đạo giáo, Công giáo... từ đó trở thành một bộ phận của văn hoá Việt Nam. Các tôn giáo ở Việt Nam đồng hành cùng dân tộc và đã đóng góp tích cực trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đoàn kết tôn giáo là truyền thống quý báu của các hệ phái tôn giáo Việt Nam. Minh chứng rõ là Việt Nam không có xung đột tôn giáo.
Không gian trưng bày này xoay quanh 6 chuyên đề: Phật giáo; Công giáo; Tin lành; Hồi giáo; Cao đài; Phật giáo Hòa hảo.
Hai là “Tín ngưỡng các dân tộc ở Việt Nam”, tuyên truyền về các giá trị tốt đẹp của sinh hoạt tín ngưỡng các dân tộc Việt Nam. Trong đó nêu bật các giá trị văn hoá tín ngưỡng như tôn thờ anh hùng dân tộc, giáo dục truyền thống đoàn kết, yêu nước, chống ngoại xâm, thiên tai... tiêu biểu nhất là Tín ngưỡng thờ cúng Vua Hùng, Thờ Sơn Tinh, Thuỷ Tinh, thờ cúng tổ tiên..., các giá trị văn hoá vật thể và phi vật thể của sinh hoạt tín ngưỡng đóng góp to lớn cho kho tàng văn hoá Việt Nam tạo thành các hệ giá trị làm nền tảng để xây dựng đất nước.
Không gian trưng bày này xoay quanh 2 chuyên đề: Tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên; Tín ngưỡng đa thần.
Ba là “Chính sách, pháp luật về tôn giáo, tín ngưỡng”, tập trung giới thiệu chính sách, pháp luật về tôn giáo ở Việt Nam, nêu rõ quan điểm, chủ trương của Đảng về tôn giáo đã được thể chế hoá bằng pháp luật về tôn giáo; đảm bảo cho người dân có quyền tự do tôn giáo và tự do không tôn giáo; thể hiện rõ sự tôn trọng, bảo vệ của Nhà nước đối với các sinh hoạt tôn giáo, tín ngưỡng của người dân.
Không gian trưng bày này xoay quanh 2 chuyên đề: Quan điểm, chủ trương của Đảng và Nhà nước về vấn đề tôn giáo; Xây dựng chính sách pháp luật về tôn giáo.
Đấu tranh với các hành vi chia rẽ khối đại đoàn kết
Khu trưng bày thứ ba có chủ đề “Đấu tranh chống lợi dụng về dân tộc và tôn giáo”, tuyên truyền để người dân nhận diện, làm rõ về những hành vi lợi dụng tôn giáo, tín ngưỡng để trục lợi, xúi giục chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc, chống phá nhà nước của các tổ chức phản động đội lốt tôn giáo.
Cùng với đó, tuyên truyền, tôn vinh, nâng cao ý thức trách nhiệm của mỗi người dân, các giáo hội và chức sắc tôn giáo trong đấu tranh, phòng ngừa lợi dụng tôn giáo, vi phạm pháp luật về tôn giáo; Tuyên truyền đấu tranh trên mặt trận ngoại giao Nhà nước, ngoại giao nhân dân, để bạn bè quốc tế hiểu biết sâu rộng về chính sách dân tộc và tôn giáo cũng như đời sống của các tộc người và tôn giáo ở Việt Nam hiện nay; Kiên quyết đấu tranh chống các hành vi chia rẽ dân tộc và phản bác các luận điểm cho rằng Việt Nam hạn chế tự do tôn giáo, hoặc lợi dụng vấn đề dân tộc và tôn giáo nhằm can thiệp vào công việc nội bộ của Việt Nam.
Hai chuyên đề chính của khu trưng bày này gồm: Đấu tranh với các hành vi lợi dụng dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, trục lợi về chính trị, kinh tế, gây chia rẽ đoàn kết dân tộc; Đấu tranh phản bác luận điểm về tự do dân tộc, tôn giáo ở Việt Nam.
Ngoài ra, khu trưng bày thứ tư sẽ trưng bày hình ảnh, tư liệu, hiện vật của từng địa phương phối hợp cung cấp về dân tộc, tôn giáo tại địa phương.
Anh Duy
Tọa đàm “Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền về dân tộc và tôn giáo”
Chiều 16/11/2021, Báo VietNamNet tổ chức tọa đàm “Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền về dân tộc và tôn giáo”, phác họa bức tranh thực trạng và chia sẻ những kinh nghiệm, lưu ý khi triển khai tuyên truyền về công tác dân tộc và tôn giáo.
Bộ TT&TT đẩy mạnh triển khai dịch vụ công trực tuyến
Việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến đã được Bộ Thông tin và Truyền thông đẩy mạnh triển khai. 100% thủ tục hành chính được cung cấp trực tuyến mức độ 4, trong đó, 65% có phát sinh hồ sơ.
Làng Văn hóa các dân tộc Việt Nam: Điểm đến hấp dẫn của du khách!
Địa điểm sống ảo, khu du lịch cộng đồng độc đáo, điểm đến văn hóa… chính là những mỹ từ của du khách cảm nhận khi đến với Làng Văn hóa các dân tộc Việt Nam tại Sơn Tây, Hà Nội.
Nhìn lại 5 năm thực hiện Luật Tín ngưỡng, tôn giáo
Qua 5 năm đi vào cuộc sống, Luật Tín ngưỡng, tôn giáo đã phát huy tốt được vai trò là cơ sở pháp lý cao nhất điều chỉnh quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo; hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo… tại Việt Nam.
Kon Tum: Đa dạng sinh kế cho đồng bào dân tộc thiểu số
Nhiều mô hình liên kết sản xuất xã Ia Chim (TP Kon Tum, tỉnh Kon Tum) đã góp phần không nhỏ trong việc thay đổi nếp nghĩ, cách làm của đồng bào dân tộc thiểu số, vươn lên thoát nghèo.
Hàng trăm suất cơm nhà chùa hỗ trợ bệnh nhân Bệnh viện K mùa dịch
Hàng trăm suất cơm nhà chùa đã được gửi đến Bệnh viện K cơ sở 2 (địa chỉ tại 304 Tựu Liệt, Tam Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội) nhằm giảm bớt khó khăn cho bệnh nhân và người nhà đang sống ở đây.
Tăng cường đưa công nghệ thông tin tới vùng dân tộc thiểu số
Mức độ tiếp cận công nghệ thông tin của người dân vùng dân tộc thiểu số đã tăng lên. Đây là tín hiệu đáng mừng trong tiến trình đưa vùng dân tộc thiểu số tiệm cận với mức phát triển chung của cả nước.
Gắn kết tình quân dân
Mối quan hệ quân - dân gắn bó đã nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm của đồng bào các dân tộc thiểu số, góp phần xây dựng thế trận biên phòng toàn dân vững chắc.
Câu chuyện về di sản văn hóa cộng đồng
Tuyển tập các câu chuyện về di sản văn hóa cộng đồng do Hội đồng Anh ấn hành giúp lan tỏa, tôn vinh và tạo ra một tương lại tốt đẹp hơn cho di sản văn hóa Việt Nam.
Tình người trong đại dịch
Dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp, đất nước đang gặp vô vàn khó khăn thách thức. Trong bối cảnh đó, những hành động đẹp của mỗi cá nhân, tổ chức đều vô cùng đáng quý, đáng trân trọng.