Tuyên truyền phòng chống Covid-19 bằng tiếng dân tộc
Thời gian qua, nhiều đội tuyên truyền các huyện miền núi tỉnh Thanh Hóa đã tích cực đưa thông tin phòng chống dịch đến với đồng bào dân tộc thiểu số trên toàn tỉnh.
Hiệu quả tuyên truyền bằng tiếng Mông
Dịch và biên soạn ngắn gọn nội dung các văn bản của Trung ương, tỉnh, huyện về phòng, chống dịch Covid-19 từ tiếng phổ thông sang tiếng dân tộc Mông rồi đọc trên hệ thống loa truyền thanh ở các bản trong xã cho người dân nghe. Việc làm sáng tạo này đã và đang mang lại hiệu quả tích cực trong công tác phòng, chống dịch Covid-19 ở huyện Mường Lát, tỉnh Thanh Hóa.
Mường Lát là một huyện vùng núi cao của tỉnh Thanh Hóa, nơi có nhiều đồng bào dân tộc cùng sinh sống, đặc biệt đồng bào dân tộc Mông cư trú tập trung ở 38 bản, thuộc 6 xã dọc biên giới thường sinh sống trên các sườn núi. Vì vậy công tác tuyên truyền đặc biệt khó khăn từ địa hình đến ngôn ngữ. Đội tuyên truyền phải dịch từ tiếng phổ thông sang tiếng Mông dưới nhiều hình thức tuyên truyền như: phát thanh trên loa truyền thanh; tuyên truyền bằng xe lưu động; phát tờ rơi; băng rôn, panô, áp phích… để thông tin đến được với người dân trong các bản người Mông. Để làm được điều này, cán bộ tuyên truyền gặp rất nhiều khó khăn, như việc tuyên truyền cho bà con trong bản Tà Cóm, xã Trung Lý cán bộ tuyên truyền còn phải vượt 50km đường rừng, đường sông mới đến được bản, đây là nỗ lực lớn trong công tác tuyên truyền phòng chống dịch bệnh của các đội tuyên truyền huyện Mường Lát.
Gần hai tháng nay, dù đã quen với tiếng loa truyền thanh vang lên mỗi ngày song ông Lâu Tông Ca, dân tộc Mông ở xã Trung Lý vẫn gặp khó khăn về khả năng giao tiếp bằng tiếng Việt. “Tôi xem trên ti vi về tình hình dịch Covid-19, tôi hiểu được chút ít về mức độ nguy hiểm của dịch bệnh này và cách phòng dịch. Bây giờ hằng ngày nghe loa truyền thanh dùng ngôn ngữ Mông để chuyển tải những nội dung liên quan đến dịch Covid-19, cách vệ sinh phòng tránh dịch bệnh, cũng như việc hạn chế tụ tập nơi đông người… tôi đã hiểu và động viên con cháu phải tự phòng bệnh ở nhà, không quá lo lắng, hoang mang”, ông Lâu Tông Ca chia sẻ.
Huyện đoàn Mường Lát trao tặng hàng hóa, nhu yếu phẩm cho cán bộ chiến sĩ chốt quản lý, bảo vệ biên giới và phòng, chống dịch COVID-19 thuộc Đồn Biên phòng Trung Lý. Ảnh: Tâm Tâm |
Đi từng ngõ, gõ từng nhà
Từ khi dịch bệnh Covid-19 bùng phát và diễn biến hết sức phức tạp, thì công tác tuyên truyền được huyện vùng cao tỉnh Thanh Hóa đặc biệt quan tâm. Không chỉ huyện Mường Lát mà tại các huyện miền núi khác trong tỉnh, việc tuyên truyền phòng, chống dịch Covid-19 bằng tiếng dân tộc luôn được chú trọng. Tại huyện Ngọc Lặc, Quan Sơn, Quan Hóa, Như Xuân… thời gian qua, người dân rất quen thuộc với hình ảnh chiếc xe lưu động len lỏi vào từng đường làng, ngõ xóm, tuyên truyền phòng, chống dịch Covid -19 bằng tiếng dân tộc Dao, Mông, Thái, Khơ Mú... Ngoài tuyên truyền lưu động, các công văn, chỉ thị từ Trung ương đến địa phương cũng đã được dịch sang tiếng dân tộc để thu âm và phát sóng trên loa truyền thanh tại các xã, thị trấn. Không những thế, nhiều xã, các cán bộ và lực lượng thanh niên xung kích còn đến từng nhà phát tờ rơi, hướng dẫn bà con cách phòng dịch.
Tại huyện Như Xuân, hiện tại, toàn huyện có 16/16 xã, thị trấn có hệ thống đài truyền thanh với tổng số 152 cụm loa truyền thanh cơ sở, hàng ngày các loa truyền thanh phát đi các thông điệp về cách phòng, chống dịch bệnh; thông tin về tình hình dịch bệnh trong nước, trong tỉnh; chỉ đạo của tỉnh, của huyện, xã, thị trấn trong công tác phòng, chống dịch. Ngoài tiếng loa truyền thanh cơ sở, người dân trên địa bàn cũng rất quen thuộc với các loa tuyên truyền di động trên ô tô, xe máy do các đội tuyên truyền lưu động, từ huyện đến cơ sở tổ chức tuyên truyền. Bên cạnh hệ thống loa di động, các đội tuyên truyền lưu động còn treo cờ, gắn băng rôn, khẩu hiệu có nội dung phòng, chống dịch để cổ động trực quan. Tính từ tháng 1/2021 đến ngày 28/5/2021, hệ thống truyền thanh cơ sở trên địa bàn huyện đã phát 495 tin, bài; treo 301 lượt băng rôn, khẩu hiệu; 118 lượt tuyên truyền lưu động nội dung về phòng, chống dịch bệnh Covid-19.
Một số đơn vị có cách làm hay, sáng tạo như: thị trấn Yên Cát, các xã Cát Vân, Cát Tân, Hóa Quỳ, Bãi Trành, Thanh Lâm, Thanh Hòa, Xuân Hòa, Xuân Bình, Thanh Phong, Thanh Sơn, Thượng Ninh, Thanh Xuân, đã tổ chức tuyên truyền bằng cách gắn loa di động trên xe máy đi khắp các đường làng, ngõ xóm để tuyên truyền, phát tờ rơi. Có những thôn, bản vùng sâu, vùng xa bà con thường xuyên đi làm trên đồi, ít được tiếp cận với các phương tiện truyền thông hiện đại cũng nghe được đầy đủ các khuyến cáo của Bộ Y tế trong công tác phòng, chống dịch... Việc sử dụng loa di động trong công tác tuyên truyền phòng, chống dịch gắn vào công tác tuyên truyền bầu cử đã được nhiều địa phương, các đoàn thể trên địa bàn huyện triển khai mang lại hiệu quả rõ rệt, góp phần bầu cử an toàn và đẩy lùi dịch bệnh.
Có thể thấy, tuyên truyền phòng, chống dịch Covid-19 bằng tiếng dân tộc tại Thanh Hóa đã đạt hiệu quả tích cực. Đồng bào không chỉ nắm bắt kịp thời các giải pháp phòng, chống dịch, không hoang mang, chủ quan trong phòng, chống dịch, mà còn là dịp để cán bộ, người dân trau dồi, giữ gìn tiếng dân tộc. Qua đó, góp phần phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc trong việc đẩy lùi dịch bệnh.
Tâm Tâm
Tọa đàm “Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền về dân tộc và tôn giáo”
Chiều 16/11/2021, Báo VietNamNet tổ chức tọa đàm “Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền về dân tộc và tôn giáo”, phác họa bức tranh thực trạng và chia sẻ những kinh nghiệm, lưu ý khi triển khai tuyên truyền về công tác dân tộc và tôn giáo.
Bộ TT&TT đẩy mạnh triển khai dịch vụ công trực tuyến
Việc cung cấp dịch vụ công trực tuyến đã được Bộ Thông tin và Truyền thông đẩy mạnh triển khai. 100% thủ tục hành chính được cung cấp trực tuyến mức độ 4, trong đó, 65% có phát sinh hồ sơ.
Làng Văn hóa các dân tộc Việt Nam: Điểm đến hấp dẫn của du khách!
Địa điểm sống ảo, khu du lịch cộng đồng độc đáo, điểm đến văn hóa… chính là những mỹ từ của du khách cảm nhận khi đến với Làng Văn hóa các dân tộc Việt Nam tại Sơn Tây, Hà Nội.
Nhìn lại 5 năm thực hiện Luật Tín ngưỡng, tôn giáo
Qua 5 năm đi vào cuộc sống, Luật Tín ngưỡng, tôn giáo đã phát huy tốt được vai trò là cơ sở pháp lý cao nhất điều chỉnh quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo; hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo… tại Việt Nam.
Kon Tum: Đa dạng sinh kế cho đồng bào dân tộc thiểu số
Nhiều mô hình liên kết sản xuất xã Ia Chim (TP Kon Tum, tỉnh Kon Tum) đã góp phần không nhỏ trong việc thay đổi nếp nghĩ, cách làm của đồng bào dân tộc thiểu số, vươn lên thoát nghèo.
Hàng trăm suất cơm nhà chùa hỗ trợ bệnh nhân Bệnh viện K mùa dịch
Hàng trăm suất cơm nhà chùa đã được gửi đến Bệnh viện K cơ sở 2 (địa chỉ tại 304 Tựu Liệt, Tam Hiệp, Thanh Trì, Hà Nội) nhằm giảm bớt khó khăn cho bệnh nhân và người nhà đang sống ở đây.
Tăng cường đưa công nghệ thông tin tới vùng dân tộc thiểu số
Mức độ tiếp cận công nghệ thông tin của người dân vùng dân tộc thiểu số đã tăng lên. Đây là tín hiệu đáng mừng trong tiến trình đưa vùng dân tộc thiểu số tiệm cận với mức phát triển chung của cả nước.
Gắn kết tình quân dân
Mối quan hệ quân - dân gắn bó đã nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm của đồng bào các dân tộc thiểu số, góp phần xây dựng thế trận biên phòng toàn dân vững chắc.
Câu chuyện về di sản văn hóa cộng đồng
Tuyển tập các câu chuyện về di sản văn hóa cộng đồng do Hội đồng Anh ấn hành giúp lan tỏa, tôn vinh và tạo ra một tương lại tốt đẹp hơn cho di sản văn hóa Việt Nam.
Tình người trong đại dịch
Dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp, đất nước đang gặp vô vàn khó khăn thách thức. Trong bối cảnh đó, những hành động đẹp của mỗi cá nhân, tổ chức đều vô cùng đáng quý, đáng trân trọng.