Vụ “con ruồi nửa tỷ": Cần khuyến khích sự vụ lợi chính đáng

Sẽ không có gì sai khi những người hoạt động bảo vệ người tiêu dùng được trang bị một tinh thần vụ lợi tích cực, để đương đầu với những tổ chức hùng mạnh, mà mục tiêu lợi nhuận là sự tồn tại...

“Sẽ không có gì sai khi những người hoạt động bảo vệ người tiêu dùng được trang bị một tinh thần vụ lợi tích cực, để đương đầu với những tổ chức hùng mạnh, mà mục tiêu lợi nhuận đã trở thành định nghĩa cho sự tồn tại của mình. 

Và nếu nhận được những sự đền bù thỏa đáng ở mức nào đó trong khuôn khổ pháp luật, người ta sẽ chùn chân khi theo đuổi những cách thức trái phép nhiều rủi ro nghiêm trọng hơn”.

Đó là quan điểm của ông Đoàn Tử Tích Phước – Nguyên thành viên Tổ biên tập Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Để bạn đọc có cái nhìn đa chiều, Infonet sẽ đăng nội dung ý kiến của ông Đoàn Tử Tích Phước xung quanh câu chuyện "chai nước ngọt có con ruồi giá nửa tỷ đồng" mà xã hội, dư luận đang rất quan tâm gần đây. 

Dưới đây là toàn văn bài viết của ông:

Vụ “con ruồi nửa tỷ

Vụ việc con ruồi giá 500 triệu đồng gây xôn xao dư luận những ngày gần đây (Ảnh minh họa)

Cuộc tranh luận mà khá nhiều người bạn của tôi bị cuốn vào thời gian gần đây xoay quanh vụ việc chai nước bị nghi là có ruồi bên trong gợi tôi nhớ lại thời gian tham gia công tác của Tổ biên tập Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng (BVQLNTD). 

Cho dù đến nay nhiều người nhìn nhận, một cách có cơ sở, rằng đạo luật đó còn chưa hoàn thiện hoặc không có hiệu quả nhiều trong thực tiễn, bản thân tôi vẫn nhớ đến những công việc mình làm như một kỷ niệm tốt đẹp. Vì tôi nghĩ rằng cơ hội góp phần viết ra một đạo luật của đất nước bao giờ cũng là may mắn không dễ có được cho bất kỳ người làm nghề luật nào. 

Rất nhiều ý tưởng mà những người tham gia công tác soạn thảo luật khởi xướng, như thủ tục tố tụng rút gọn cho người tiêu dùng, trách nhiệm sản phẩm và nghĩa vụ chứng minh không có lỗi của tổ chức kinh doanh chắc chắn sẽ phát huy tác dụng trong một khuôn khổ pháp luật đầy đủ về bảo vệ người tiêu dùng trong tương lai.

Trong vụ việc này, giới hạn đánh giá trong những thông tin công khai mà tôi có được, việc viện dẫn Luật BVQLNTD để xem xét thật ra không quá phù hợp. Một người chủ quán gặp sản phẩm lỗi trong số lượng lớn sản phẩm với mục đích (được suy đoán) là bán lại sẽ không phải là người tiêu dùng, không thuộc phạm vi định nghĩa người tiêu dùng tại Khoản 1 Điều 3 của Luật. Trừ khi chứng minh được mục đích tiêu dùng, người đó có thể viện dẫn Bộ luật Dân sự, Luật Thương mại, Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa hay Luật Vệ sinh an toàn thực phẩm để bảo vệ quyền lợi cho mình, nhưng không bao giờ là Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cả.

Khoản 1 Điều 3 Luật BVQLNTD: Người tiêu dùng là người mua, sử dụng hàng hóa, dịch vụ cho mục đích tiêu dùng, sinh hoạt của cá nhân, gia đình, tổ chức.

Tuy nhiên, không phải tình cờ mà đa số những bình luận về vụ việc cho đến nay viện dẫn đến các quy định của Luật BVQLNTD, và nhìn nhận trọng tâm của vụ việc là bảo vệ người tiêu dùng. 

Những sự cố hay tranh chấp tương tự liên quan đến người tiêu dùng  trong quá khứ, giờ được nhớ lại và khơi ra không hề ít, và theo những thông tin mà chúng ta có được, đều kết thúc không mấy vui vẻ: một bên tiền mất tật mang, hoặc ấm ức nhận bồi thường không thấy thỏa đáng, hoặc có khi phải vướng vòng lao lý, một bên thì chịu điều tiếng không hay, uy tín bị tổn hại… Vậy, đương nhiên có vấn đề từ phía đạo luật được người ta nhớ đến kia, không phải ở nội dung các quy định, thì cũng là cơ chế thực thi chúng.

Có nhiều lý do để ai cũng biết bảo vệ người tiêu dùng là khó. Một trong những lý do đó, như chúng tôi nhìn nhận, là việc khó huy động những nguồn lực hữu hạn hiện tại cho công tác này. 

Số lượng người tiêu dùng thường quá đông để có thể chăm lo, những tranh chấp của họ thường quá lặt vặt để được chú ý, giá trị kinh tế thu lại thường quá nhỏ để có thể bỏ công sức cho những thủ tục tố tụng không thể nói là thuận tiện và đơn giản ở Việt Nam hiện tại. 

Vậy làm thế nào để bảo vệ họ? Làm thế nào để huy động tài chính cho những công việc xét nghiệm, đánh giá chất lượng sản phẩm phức tạp và tốn kém?

Làm thế nào để thúc đẩy những cá nhân, tổ chức có năng lực chuyên môn sẵn lòng đứng ra bảo vệ số lượng lớn người tiêu dùng kém hiểu biết và nghèo khó hơn họ nhiều lần?

Và làm thế nào để một số người tiêu dùng khác, có đủ hiểu biết và dũng khí đứng lên đối chọi lại sự sai trái (nếu có) của doanh nghiệp, lại có thể giữ mình trước những mưu toan và cám dỗ đưa họ đi chệch khuôn khổ mà pháp luật và đạo đức xã hội cho phép?

Sẽ là lý tưởng nếu như chúng ta xây dựng được tinh thần liêm chính trong xã hội, đề cao những nỗ lực bất vụ lợi cho lợi ích chung của cộng đồng. Bản thân tôi cũng tin tưởng rằng bằng sự cố gắng của mỗi cá nhân, chúng ta sẽ sớm đạt được tương lai tốt đẹp đó.

Nhưng trong hiện tại, có lẽ sẽ thực tế hơn, phù hợp với hoàn cảnh hơn, nếu như chúng ta biết khai thác và tận dụng tinh thần vụ lợi một cách chính đáng cho công cuộc bảo vệ người tiêu dùng. Mà cụ thể hơn, là tạo cơ hội để trong những khoản bồi thường, đền bù mà doanh nghiệp phải trả, đặc biệt trong những vụ việc có ảnh hưởng nghiêm trọng hoặc phạm vi lớn, có phần thưởng hợp pháp và hợp lý cho những ai có đóng góp tích cực cho kết quả đạt được đó.

Một thỏa thuận theo kiểu “trả tiền để im lặng” không đếm xỉa đến nguy cơ xảy ra cho cộng đồng, như người ta mô tả trong vụ việc chai nước có ruồi, đương nhiên không bao giờ được công nhận, cho dù được che đậy dưới bất kỳ hình thức nào, là một thỏa thuận dân sự hợp pháp. Vì nó vi phạm các nguyên tắc cơ bản mà Bộ luật Dân sự đã quy định một cách đúng đắn về sự trung thực thiện chí, tự do tự nguyện, tôn trọng đạo đức, truyền thống tốt đẹp, tôn trọng lợi ích hợp pháp của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền, lợi ích hợp pháp của người khác (Căn cứ các điều 4, 6, 8 và 10 Bộ luật Dân sự)… mà một giao dịch dân sự cần phải có. Thỏa thuận đó có yếu tố hình sự hay không còn phải chờ kết luận của cơ quan điều tra, nhưng trong khuôn khổ pháp luật hiện hành, có vẻ không có cách nào hợp lý hóa và hợp pháp hóa khoản lợi ích tiềm tàng từ một vụ việc bảo vệ người tiêu dùng thành động lực chính đáng cho những người theo đuổi nó.

Trong số nhiều đề xuất không được chấp nhận của dự thảo Luật BVQLNTD, chúng tôi rất tiếc nội dung dự định về việc thành lập Quỹ Bảo vệ người tiêu dùng. 

Cùng với một đề xuất không được chấp nhận khác về cơ chế khởi kiện tập thể, ý tưởng của những người đề xuất là chuyển các khoản bồi thường hay khoản phạt thu từ doanh nghiệp vi phạm trong những vụ kiện bảo vệ người tiêu dùng lớn vào một Quỹ chung, một phần để đền bù cho những người tiêu dùng bị thiệt hại liên quan đến vụ kiện (kể cả những người tiêu dùng bị thiệt hại trong tương lai), một phần trả chi phí tố tụng và bồi dưỡng cho những tổ chức đại diện hoặc hỗ trợ cho vụ kiện, còn lại sẽ phục vụ các chính sách phúc lợi chung cho người tiêu dùng. 

Ý tưởng này nói cho rõ cũng chỉ là sự học tập kinh nghiệm của các nước phát triển, đặc biệt là các vụ kiện đòi bồi thường từ các hãng thuốc lá tại Hoa Kỳ. Nhưng chúng tôi tin rằng trong điều kiện kinh tế xã hội của Việt Nam, khi lợi ích kinh tế được pháp luật công nhận và khuyến khích, chắc chắn sẽ khiến có nhiều tiếng nói hăng hái hơn cho công cuộc bảo vệ người tiêu dùng, thay vì đơn thuần chỉ có tinh thần xả thân tự nguyện.

Nếu không có cuộc đổ xô đi tìm vàng, không rõ đến bao giờ miền Viễn Tây Hoa Kỳ mới được khai phá. 

Sẽ không có gì sai khi những người hoạt động bảo vệ người tiêu dùng được trang bị một tinh thần vụ lợi tích cực, để đương đầu với những tổ chức hùng mạnh, mà mục tiêu lợi nhuận đã trở thành định nghĩa cho sự tồn tại của mình. 

Và nếu nhận được những sự đền bù thỏa đáng ở mức nào đó trong khuôn khổ pháp luật, người ta sẽ chùn chân khi theo đuổi những cách thức trái phép nhiều rủi ro nghiêm trọng hơn.

Khoản 7 và Khoản 16 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2014: 

Doanh nghiệp là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh. Kinh doanh là việc thực hiện liên tục một, một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình, đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi.

Khoản 1 Điều 6 và Khoản 1 Điều 3 Luật Thương mại 2005: Thương nhân bao gồm tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh. Hoạt động thương mại là hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác.

Khi mở đường cho một cơ chế khuyến khích lợi ích như vậy, đương nhiên những người làm luật sẽ phải tính đến những biện pháp bảo vệ để nó phát huy tác dụng.

Phải quy định các nguyên tắc, cách thức tính toán bồi thường. Phải quy định tỷ lệ hợp lý cho việc chi trả bồi thường người tiêu dùng, chi phí tố tụng và bồi dưỡng cho luật sư và các tổ chức chuyên môn tham gia tố tụng. 

Phải đảm bảo khoản bồi thường được quyết định bởi cơ quan có thẩm quyền, hoặc nếu do thỏa thuận cũng có sự giám sát chặt chẽ của cơ quan đó. Phải có cơ chế sử dụng, kiểm toán và kế toán các nguồn tài chính ra vào Quỹ. 

Và song song với đó, phải xây dựng những cơ chế thích đáng để bảo vệ cho doanh nghiệp, tránh việc lạm dụng cơ chế mới để trục lợi, gây khó dễ cho hoạt động kinh doanh và xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của họ. Tất cả những vấn đề này, chúng tôi tin là về mặt kỹ thuật có thể giải quyết được.

Tuy nhiên, vì nhiều lý do, đề xuất về Quỹ bảo vệ người tiêu dùng đã không có mặt trong văn bản luật cuối cùng được ban hành. Một trong những lý do đó, là sự không tương thích với quá nhiều văn bản pháp luật hiện hành. Nếu là bồi thường, nó không phù hợp với quy định của Bộ luật Dân sự về việc chỉ bồi thường cho những thiệt hại thực tế tính toán được những nguyên đơn có thể xác định danh tính.

Nếu là một khoản phạt, nó bị giới hạn trong mức vài trăm triệu đồng của Luật Xử lý vi phạm hành chính, và phải được đưa vào ngân sách Nhà nước. Nếu liên quan đến cơ chế kiện tập thể, cần phải đợi sửa đổi Bộ luật Tố tụng dân sự. Nếu là Quỹ, cần tuân theo các quy định về quản lý quỹ do Bộ Tài chính ban hành .v.v.

Nhưng pháp luật, như tôi nhận ra sau thời gian tham gia soạn thảo Luật, quả không phải là một cái gì đó đóng khung và bất biến.Nó là sản phẩm của nhận thức, và phát triển, thay đổi cùng với thời gian. Nên tôi vẫn hy vọng, trong một tương lai không xa, các quy định về quỹ đó, hay rộng hơn, về sự tưởng thưởng chính đáng cho những người thực sự đứng lên về lợi ích của người tiêu dùng, sẽ có chỗ đứng trong khuôn khổ pháp luật Việt Nam.

Tôi vẫn nhớ lời thầy tôi khi bắt đầu con đường học tập pháp luật: Pháp luật (nên) sinh ra để bảo vệ người yếu – Vì kẻ mạnh (có thể) không cần đến nó. 

Người tiêu dùng có thể là bất kỳ ai trong số chúng ta và hơn 90 triệu đồng bào của chúng ta. 

Trong số rất đông đó, có lẽ chỉ có một số ít người tiêu dùng kém hiểu biết để bị bắt nạt hay thiếu tỉnh táo để bị cám dỗ. 

Nhưng những vụ việc thực tế như thế này cho thấy chính họ hóa ra mới chính là những người dễ bị tổn thương nhất khi gặp phải những nguy cơ đầy rẫy trong quan hệ tiêu dùng ngày hôm nay.Và nếu pháp luật không bảo vệ họ, thì ai còn làm được việc đó?

Đoàn Tử Tích Phước

Phát hành đặc biệt bộ tem kỷ niệm 90 năm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam

Chiều 31/1, tại Hà Nội, Bộ TT&TT và Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức Lễ phát hành đặc biệt bộ tem “Kỷ niệm 90 năm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930-3/2/2020)”. Trước đó, Bưu chính Việt Nam đã phát hành 10 bộ tem về Đảng Cộng sản Việt Nam.

Trao giải Báo chí với phát triển bền vững 2019 và phát động cuộc thi năm 2020

Ngày 10/1/2020, Viện Nghiên cứu Truyền thông phát triển (RED), các đơn vị đồng hành tổ chức lễ trao “Giải Báo chí với phát triển bền vững 2019” và phát động “Giải Báo chí với phát triển bền vững 2020”.

Hà Nội quy hoạch báo chí, giảm 10 tòa soạn báo, tạp chí

Sau sắp xếp, Hà Nội còn 8 cơ quan báo chí, trong đó có 5 báo in, 1 đài truyền hình Hà Nội và 2 tạp chí.

Sách Quốc gia 2019: Bộ sách đồ sộ của cố GS Phan Huy Lê được vinh danh

Bộ sách "Vùng đất Nam Bộ - Quá trình hình thành và phát triển" do cố Giáo sư Phan Huy Lê tổng chủ biên cùng "Động vật chí và Thực vật chí VN" đạt giải A Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ 2.

Giải thưởng sách Quốc gia: Mục tiêu cao nhất là lan tỏa tới độc giả

"Giải thưởng Sách Quốc gia hướng tới mục tiêu cao nhất là tạo sự lan tỏa ngày càng sâu rộng trong đời sống văn hóa, xã hội", Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Hoàng Vĩnh Bảo chia sẻ.

Hà Tĩnh: Dịch vụ bưu chính công ích phát huy tốt vai trò và lợi thế

Việc giải quyết thủ tục hành chính qua dịch vụ bưu chính công ích trên địa bàn Hà Tĩnh đã đi vào ổn định và đang phát huy được vai trò lợi thế, tạo điều kiện thuận lợi và tiết kiệm chi phí, thời gian cho nhân dân khi thực hiện các thủ hành chính.

Hỏi ông Putin câu hỏi "chưa được duyệt", nữ phóng viên bị nghỉ việc bí ẩn?

Truyền thông Nga đang có suy đoán khác nhau về việc 1 nữ phóng viên đã bị buộc xin thôi việc sau khi đặt câu hỏi bất ngờ cho ông Putin trong cuộc họp báo thường niên ngày 19/12.

Cục Tần số: Sắp đấu giá băng tần 2.6Ghz để nâng cao chất lượng mạng 4G

ICTnews - Theo ông Lê Văn Tuấn, Phó Cục Trưởng Cục Tần số Vô tuyến điện, Bộ TT&TT đang khẩn trương chuẩn bị đấu giá băng tần 2.6 Ghz để các nhà mạng tiếp tục mở rộng, nâng cao chất lượng mạng 4G, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của người sử dụng.

Cục trưởng Cục Viễn thông: "Thị trường viễn thông đã bão hòa, khó phát triển thuê bao di động"

ICTnews - Ông Hoàng Minh Cường, Cục trưởng Cục Viễn thông cho biết, thị trường viễn thông đã bão hòa, khó phát triển thuê bao mới. Vì vậy, Cục sẽ cần nghiên cứu phương án tạo động lực cạnh tranh lành mạnh trên thị trường.

Các ngôi sao công nghệ thế giới sẽ đến Việt Nam vào tháng 9/2020

Hội nghị và triển lãm Thế giới số 2020 (ITU Digital World 2020) là sự kiện quan trọng của Liên minh Viễn thông Quốc tế (ITU) do Việt Nam đăng cai sẽ diễn ra từ 06-09/09/2020 tại Hà Nội.

Đang cập nhật dữ liệu !