Phóng viên thế giới đưa tin về khủng bố như thế nào?

Sherry Ricchiardi là một phóng viên người Mỹ kỳ cựu. Trước khi trở thành quản lý đội ngũ biên tập viên, phóng viên và biên dịch cho Mạng lưới Nhà báo Quốc tế (IJNET) tại nhiều nước, bà đã đưa tin ở rất nhiều nơi nguy hiểm, nhiều vụ khủng bố.

Sherry Ricchiardi cho hay, trước khi đến Bangladesh hồi tháng 1/2017, bà đã đọc báo cáo về những thách thức mà các nhà báo địa phương phải đối mặt, trong đó chủ nghĩa khủng bố luôn nằm ở vị trí trên cùng trong những thách thức đó.

Nhà báo này cho hay, bà thường nhận được những câu hỏi kiểu như: Làm thế nào để đưa tin về các hoạt động khủng bố đang diễn ra ngay “sân nhà” của chúng ta? những điều nên làm và không nên làm khi đưa tin về khủng bố cũng như những hướng dẫn khi đưa tin về khủng bố…

Phóng viên thế giới đưa tin về khủng bố như thế nào? - ảnh 1

Ảnh minh họa

Nhiều sự cố cũng đã xảy ra với các nhà báo khi họ đưa tin về khủng bố hay các vụ tấn công bạo lực ở Bangladesh. Gần đây, một phóng viên kỳ cựu đã phải nằm điều trị tới 5 tháng sau khi bị các phần tử cực đoan đánh đập tàn nhẫn. Hôm 2/2, phóng viên Abdul Hakim Shimul của nhật báo Samakal (Bangladesh) đã bị bắn vào đầu và mặt khi đưa tin về những bất ổn chính trị. Vì vết thương quá hiểm nên anh đã tử vong một ngày sau đó. Các nhà báo đặt câu hỏi về việc anh bị nhắm bắn hay vô tình bị bắn trúng khi đang đưa tin. Nhiều phóng viên khác bị đe dọa.

Hồi tháng 4/2016, CNN đã từng đưa tin: "Bangladesh đã trở thành một nơi nguy hiểm đối với bất cứ ai dám vượt qua một đường kẻ vô hình do các phần tử cực đoan Hồi giáo thiết lập với dao và súng nhằm ngăn chặn những tiếng nói bất đồng với họ”.

Tuy có nhiều rủi ro, nguy hiểm, nhưng một số nhà báo đã kiên cường và một số người gần đã như “từ cõi chết trở về” cùng với câu chuyện mà họ mong muốn khai thác được. Phóng viên Adil Sakhawat của tờ Dhaka Tribune là một trong số đó.

Adil Sakhawat đã dành nhiều tháng trời để tìm kiếm các nguồn tin với hy vọng sẽ tìm được nhóm phần tử cực đoan đã thực hiện cuộc tấn công vào tháng 10/2016 khiến 9 binh sĩ biên phòng đang làm nhiệm vụ ở biên giới Myanmar – Bangladesh thiệt mạng.

Sau khi nhận được thông tin quan trọng, Ali đã một mình đi xe máy tới một nơi rất xa xôi và vắng vẻ. Anh bị nhóm cực đoan lục soát, bịt mắt. Họ dẫn anh băng qua rừng già hai tiếng đồng hồ để tới được kẻ lãnh đạo số hai của nhóm.

Sau những nguy hiểm, Ali đã nhận được câu trả lời của nhóm này. Nhóm cho biết đã giết các binh sĩ biên phòng để cướp vũ khí và đạn dược. Họ đang huấn luyện các hoạt động du kích với mục tiêu bảo vệ một nhóm dân tộc thiểu số.

Sau đó, Ali cho ra đời bài viết với tiêu đề: “Chúng tôi sẽ chiến đấu cho đến khi giọt máu cuối cùng".

Tại sao Ali, 28 tuổi, đã lập gia đình, có hai con lại sẵn sàng đối đầu với mối nguy hiểm như vậy? Ali cho hay: “Chủ nghĩa cực đoan là mối lo ngại chính trên toàn thế giới. Chúng tôi phải đưa tin không chỉ về các nhà lãnh đạo thế giới mà còn về nguồn gốc của các nhóm cực đoan, những người theo họ và động cơ của họ. Tôi tin tưởng vào các nguồn tin của mình”.

Theo Ricchiardi, những bài học đưa tin về chủ nghĩa khủng bố ở Bangladesh có thể áp dụng ở bất cứ đâu trên thế giới. Ngoài ra, bà cũng trích dẫn những hướng dẫn về đưa tin khủng bố của Đan Mạch:

Tìm hiểu rõ bối cảnh và không đơn giản hóa tình hình.

Không suy đoán về bất cứ điều gì, phải dựa trên sự thật, những điều có thể được xác minh.

Những tin được đưa ra không nên gây nguy hiểm cho cuộc sống con người và trong nhiều trường hợp nhà báo cần phải hợp tác với các lực lượng an ninh hay các quan chức chính phủ để tránh gây nguy hiểm cho người khác.

Không dùng tiêu đề gây hoảng sợ hay gây hoang mang.

Không sử dụng các từ ngữ xúc phạm, không thích hợp hoặc kích động sự thù hằn.

Câu chuyện phải lấy từ nhiều nguồn khác nhau.

Thúc đẩy sự gắn kết xã hội, hoà bình và lòng yêu nước.

Kể những câu chuyện về sự kiên cường hay những góc nhìn tích cực khác của cộng đồng.

PHẠM KHÁNH (Lược dịch)

Phát hành đặc biệt bộ tem kỷ niệm 90 năm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam

Chiều 31/1, tại Hà Nội, Bộ TT&TT và Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức Lễ phát hành đặc biệt bộ tem “Kỷ niệm 90 năm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930-3/2/2020)”. Trước đó, Bưu chính Việt Nam đã phát hành 10 bộ tem về Đảng Cộng sản Việt Nam.

Trao giải Báo chí với phát triển bền vững 2019 và phát động cuộc thi năm 2020

Ngày 10/1/2020, Viện Nghiên cứu Truyền thông phát triển (RED), các đơn vị đồng hành tổ chức lễ trao “Giải Báo chí với phát triển bền vững 2019” và phát động “Giải Báo chí với phát triển bền vững 2020”.

Hà Nội quy hoạch báo chí, giảm 10 tòa soạn báo, tạp chí

Sau sắp xếp, Hà Nội còn 8 cơ quan báo chí, trong đó có 5 báo in, 1 đài truyền hình Hà Nội và 2 tạp chí.

Sách Quốc gia 2019: Bộ sách đồ sộ của cố GS Phan Huy Lê được vinh danh

Bộ sách "Vùng đất Nam Bộ - Quá trình hình thành và phát triển" do cố Giáo sư Phan Huy Lê tổng chủ biên cùng "Động vật chí và Thực vật chí VN" đạt giải A Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ 2.

Giải thưởng sách Quốc gia: Mục tiêu cao nhất là lan tỏa tới độc giả

"Giải thưởng Sách Quốc gia hướng tới mục tiêu cao nhất là tạo sự lan tỏa ngày càng sâu rộng trong đời sống văn hóa, xã hội", Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Hoàng Vĩnh Bảo chia sẻ.

Hà Tĩnh: Dịch vụ bưu chính công ích phát huy tốt vai trò và lợi thế

Việc giải quyết thủ tục hành chính qua dịch vụ bưu chính công ích trên địa bàn Hà Tĩnh đã đi vào ổn định và đang phát huy được vai trò lợi thế, tạo điều kiện thuận lợi và tiết kiệm chi phí, thời gian cho nhân dân khi thực hiện các thủ hành chính.

Hỏi ông Putin câu hỏi "chưa được duyệt", nữ phóng viên bị nghỉ việc bí ẩn?

Truyền thông Nga đang có suy đoán khác nhau về việc 1 nữ phóng viên đã bị buộc xin thôi việc sau khi đặt câu hỏi bất ngờ cho ông Putin trong cuộc họp báo thường niên ngày 19/12.

Cục Tần số: Sắp đấu giá băng tần 2.6Ghz để nâng cao chất lượng mạng 4G

ICTnews - Theo ông Lê Văn Tuấn, Phó Cục Trưởng Cục Tần số Vô tuyến điện, Bộ TT&TT đang khẩn trương chuẩn bị đấu giá băng tần 2.6 Ghz để các nhà mạng tiếp tục mở rộng, nâng cao chất lượng mạng 4G, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của người sử dụng.

Cục trưởng Cục Viễn thông: "Thị trường viễn thông đã bão hòa, khó phát triển thuê bao di động"

ICTnews - Ông Hoàng Minh Cường, Cục trưởng Cục Viễn thông cho biết, thị trường viễn thông đã bão hòa, khó phát triển thuê bao mới. Vì vậy, Cục sẽ cần nghiên cứu phương án tạo động lực cạnh tranh lành mạnh trên thị trường.

Các ngôi sao công nghệ thế giới sẽ đến Việt Nam vào tháng 9/2020

Hội nghị và triển lãm Thế giới số 2020 (ITU Digital World 2020) là sự kiện quan trọng của Liên minh Viễn thông Quốc tế (ITU) do Việt Nam đăng cai sẽ diễn ra từ 06-09/09/2020 tại Hà Nội.

Đang cập nhật dữ liệu !