60 phút mở của VTV, “đừng kịch hóa chương trình hướng tới sự thật”

Đó là chia sẻ của Facebooker Hạ Hồng Việt (người sáng lập dự án “Ngưng ngược đãi” đang thu hút sự quan tâm của giới trẻ) xung quanh chương trình đang gây tranh cãi của VTV, chương trình 60 phút mở.

Với số đầu tiên "60 phút mở" chủ đề "Chia sẻ trên mạng xã hội để làm gì", VTV đã hứng chịu không ít "búa rìu" của cộng đồng mạng. Số thứ 2 chủ đề "Làm từ thiện để làm gì", VTV lại tiếp tục đón nhận những phản ứng trái chiều từ dư luận. 

Thực tế, mỗi người làm gì đều có những động cơ mục đích riêng, nhưng có những cái không phải cứ truy tận nơi là rõ được động cơ và nguyên nhân. Đã đành, phản biện sẽ giúp chúng ta nhìn rõ hơn vấn đề, nhưng không phải cái gì đem ra bàn động cơ cũng là tốt, là minh bạch, là cởi mở...

60 phút mở của VTV, “đừng kịch hóa chương trình hướng tới sự thật” - ảnh 1

Nhà báo Tạ Bích Loan và chương trình 60 phút mở "Từ thiện là vì ai?"

Chưa kể, nhiều độc giả cho rằng việc đưa ra những tranh cãi bất tận của những vấn đề có nhiều đáp án, chẳng đem lại gì cho xã hội, mà còn dễ làm tổn thương những người khác, nhất là không khéo léo dẫn đến áp đặt suy nghĩ. Cụ thể, "làm từ thiện là vì ai", câu hỏi này sẽ gây tổn thương những người tốt, tổn thương những tấm lòng hướng thiện, cho dù cái hướng thiện đó là vì ai.

Dưới đây Infonet xin đăng lại bài viết thể hiện quan điểm của một trong những bạn trẻ khi xem chương trình 60 phút mở của VTV,  Hạ Hồng Việt, một Facebooker rất trẻ nhưng được nhiều người chú ý với những phát biểu khá già dặn.

60 phút mở của VTV, “đừng kịch hóa chương trình hướng tới sự thật” - ảnh 2

Facebooker Hạ Hồng Việt

Có một show tên gọi "60 minutes" lên sóng trên kênh truyền hình Mỹ từ năm 1968. "60 phút mở" của VTV không thể không khiến người ta liên tưởng tới show "60 minutes" này. Sau đây tôi tạm gọi "60 phút mở" là TA còn "60 minutes" là TÂY cho dễ phân biệt và đỡ lằng nhằng.

Nếu format chương trình TÂY là MC trong vai một nhà báo điều tra, đối thoại với khách mời, dùng những chứng cứ, lập luận, "dồn khách mời tới đường cùng", mục đích cuối cùng là buộc đối tượng phải nhận sai lầm. Vấn đề được chọn thường là một sự thật khủng khiếp đã bị giấu nhẹm trong thời gian dài. Giống như năm 2001, TÂY đã khui ra vụ việc thảm sát Thạnh Phong chủ mưu là Bob Kerrey và buộc ông thừa nhận sự thật đó. Trước đó vào năm 1998, khi nói về sự việc này, Mr.Bob đã kể rằng đội của ông bước vào làng và đã bị bắn, bọn ông chỉ bắn trả. Tuy nhiên để tránh sa đà, ở đây chỉ nhắc đến sự việc của Bob Kerrey như một ví dụ điển hình về phong cách làm chương trình của TÂY. Rất kỹ lưỡng trong việc chọn chủ đề và đã có sự chuẩn bị chứng cứ chi tiết kỹ càng.

Chương trình của TA do chị Tạ Bích Loan chủ trì không có ghi là bản quyền format của TÂY, và những gì tôi nhìn thấy trên thực tế thì chương trình này đã truyền tải một tinh thần méo mó của TÂY.

Thứ nhất, thông điệp của "60 minutes" là sự thật, là sự rớt đài của khách mời, là những gì đã bị giấu nhẹm bị tung hê lên, thuyết phục người ta bằng những bằng chứng xác thực. Còn thông điệp của TA thì là cái gì ngoài dòng chữ đi kèm chương trình? Và thường được kết luận ở cuối một cách thiếu thuyết phục và mơ hồ. 

Xem xong 1 chương trình người ta vẫn không biết chia sẻ trên mạng xã hội để làm gì, xem xong chương trình thứ 2 người ta càng không hiểu làm từ thiện rút cục là vì ai. Tôi hy vọng sẽ có một chương trình tên là: "60 phút mở - Chúng tôi làm chương trình này để làm gì?", và mong rằng đội ngũ sản xuất có thể đưa cho chúng tôi những câu trả lời thuyết phục.

Thứ hai, chương trình thay vì hướng tới sự thật, thì đang làm biến dạng sự thật. Bằng cách đặt một câu hỏi chung chung, với mỗi người đều có một đáp án, thì sau khi xem chương trình, rốt cục người xem chỉ cảm thấy sai sai ở đâu đó. Clip của VTC ngay từ đầu đã được mặc định là sai để từ đó tấn công vào hành vi chia sẻ cái clip này, trong khi clip này chưa từng được các cơ quan chức năng có thẩm quyền kết luận một cách nghiêm túc là ngụy tạo. Chương trình vừa rồi tôi thấy buồn cười ở một việc nữa đó là trò lấy ý kiến đánh giá của khán giả đang xem. BTV Tạ Bích Loan đã kết luận sau chương trình số khán giả kết luận người ta làm từ thiện là vì bản thân họ đã tăng từ 5% lên 15%. Kết luận này dựa trên khảo sát 20 khán giả theo tôi quan sát được, và tức là có 2/20 người đã thay đổi quan điểm sau khi xem các vị "tranh luận"…

Thứ ba, là văn hóa tranh luận và theo dõi tranh luận của cộng đồng. Văn hóa tranh luận giữa những người tham gia chương trình đã bị bóp méo bởi những cảnh quay cắt cúp, thành ra tất cả quan điểm của họ nói ra đã trở thành quan điểm của Biên tập viên, của người viết kịch bản, của người xử lý hậu kỳ. Họ thấy đoạn nào hay theo ý họ thì họ giữ lại. Thật ra TV hay báo chí thì quyền lực vẫn thuộc về Biên tập mà thôi, nhưng mà nói thế để hiểu cuộc tranh luận trong chương trình này là thiếu văn hóa. Tiếp đến là cách theo dõi tranh luận của cộng đồng. Chúng ta vẫn thường coi 1 vạn cái lý không bằng 1 tí cái tình, Trạng Quỳnh và Xiển Bột lên ngôi, logic lập luận vứt đi hết một khi nước mắt em tuôn rơi. Việt Nam là một dân tộc đàn ông, rộng lượng và bao dung, chỉ nhiêu đó có thể bỏ qua lập luận và logic được rồi. Thế nên cuộc tranh luận thì méo mó, người theo dõi thì thiên lệch, TA tạo nên một cục diện hỗn loạn khi người ta tụ tập và nói về chương trình trên mạng xã hội.

Tôi đã thấy cái cách nói mà không sợ đụng chạm của chị Tạ Bích Loan, đó là tinh thần của bản gốc TÂY, nhưng nó chỉ nên xuất hiện khi 2 người đối diện với nhau, tranh luận bình đẳng. Nó không nên xuất hiện như một vở kịch có vai diễn, có vai chính vai phụ, có người dẫn chuyện, có phe thiện và phe ác, như cách mà TA đang làm. Cuộc sống thực tại người ta đã diễn với nhau đủ lắm rồi, đừng kịch hóa những chương trình hướng tới sự thật, hướng tới những cái "mở" như tinh thần và cách đặt tên của các bạn.

* Bài viết thể hiện quan điểm cá nhân của người viết

Hạ Hồng Việt

Phát hành đặc biệt bộ tem kỷ niệm 90 năm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam

Chiều 31/1, tại Hà Nội, Bộ TT&TT và Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức Lễ phát hành đặc biệt bộ tem “Kỷ niệm 90 năm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930-3/2/2020)”. Trước đó, Bưu chính Việt Nam đã phát hành 10 bộ tem về Đảng Cộng sản Việt Nam.

Trao giải Báo chí với phát triển bền vững 2019 và phát động cuộc thi năm 2020

Ngày 10/1/2020, Viện Nghiên cứu Truyền thông phát triển (RED), các đơn vị đồng hành tổ chức lễ trao “Giải Báo chí với phát triển bền vững 2019” và phát động “Giải Báo chí với phát triển bền vững 2020”.

Hà Nội quy hoạch báo chí, giảm 10 tòa soạn báo, tạp chí

Sau sắp xếp, Hà Nội còn 8 cơ quan báo chí, trong đó có 5 báo in, 1 đài truyền hình Hà Nội và 2 tạp chí.

Sách Quốc gia 2019: Bộ sách đồ sộ của cố GS Phan Huy Lê được vinh danh

Bộ sách "Vùng đất Nam Bộ - Quá trình hình thành và phát triển" do cố Giáo sư Phan Huy Lê tổng chủ biên cùng "Động vật chí và Thực vật chí VN" đạt giải A Giải thưởng Sách Quốc gia lần thứ 2.

Giải thưởng sách Quốc gia: Mục tiêu cao nhất là lan tỏa tới độc giả

"Giải thưởng Sách Quốc gia hướng tới mục tiêu cao nhất là tạo sự lan tỏa ngày càng sâu rộng trong đời sống văn hóa, xã hội", Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Hoàng Vĩnh Bảo chia sẻ.

Hà Tĩnh: Dịch vụ bưu chính công ích phát huy tốt vai trò và lợi thế

Việc giải quyết thủ tục hành chính qua dịch vụ bưu chính công ích trên địa bàn Hà Tĩnh đã đi vào ổn định và đang phát huy được vai trò lợi thế, tạo điều kiện thuận lợi và tiết kiệm chi phí, thời gian cho nhân dân khi thực hiện các thủ hành chính.

Hỏi ông Putin câu hỏi "chưa được duyệt", nữ phóng viên bị nghỉ việc bí ẩn?

Truyền thông Nga đang có suy đoán khác nhau về việc 1 nữ phóng viên đã bị buộc xin thôi việc sau khi đặt câu hỏi bất ngờ cho ông Putin trong cuộc họp báo thường niên ngày 19/12.

Cục Tần số: Sắp đấu giá băng tần 2.6Ghz để nâng cao chất lượng mạng 4G

ICTnews - Theo ông Lê Văn Tuấn, Phó Cục Trưởng Cục Tần số Vô tuyến điện, Bộ TT&TT đang khẩn trương chuẩn bị đấu giá băng tần 2.6 Ghz để các nhà mạng tiếp tục mở rộng, nâng cao chất lượng mạng 4G, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của người sử dụng.

Cục trưởng Cục Viễn thông: "Thị trường viễn thông đã bão hòa, khó phát triển thuê bao di động"

ICTnews - Ông Hoàng Minh Cường, Cục trưởng Cục Viễn thông cho biết, thị trường viễn thông đã bão hòa, khó phát triển thuê bao mới. Vì vậy, Cục sẽ cần nghiên cứu phương án tạo động lực cạnh tranh lành mạnh trên thị trường.

Các ngôi sao công nghệ thế giới sẽ đến Việt Nam vào tháng 9/2020

Hội nghị và triển lãm Thế giới số 2020 (ITU Digital World 2020) là sự kiện quan trọng của Liên minh Viễn thông Quốc tế (ITU) do Việt Nam đăng cai sẽ diễn ra từ 06-09/09/2020 tại Hà Nội.

Đang cập nhật dữ liệu !