Truyền thống và cách treo cờ rủ ở một số quốc gia trên thế giới

Liên Hợp Quốc chỉ treo cờ rủ tại trụ sở của mình ở New York và Geneva một ngày sau cái chết của một nguyên thủ quốc gia hoặc người đứng đầu chính phủ của một nước thành viên. Nước Mỹ treo cờ rủ 30 ngày nếu nguyên thủ quốc gia qua đời, 10 ngày đối với phó tổng thống, chánh án tòa án tối cao, các lãnh đạo cấp cao ở quốc hội.

Truyền thống treo cờ rủ trong những dịp tôn nghiêm, tưởng nhớ hoặc trong lễ quốc tang dành cho nguyên thủ quốc gia được bắt đầu từ thế kỷ 17. Các quốc gia trên thế giới có nhiều cách treo cờ rủ khác nhau với nhiều ý nghĩa khác nhau. 

Cờ rủ được sử dụng để mô tả việc treo cờ quốc gia tại những địa điểm tôn nghiêm, trang trọng trong các dịp lễ đặc biệt như quốc tang các vị nguyên thủ, các sự kiện đau buồn ở trong một quốc gia.

Cờ rủ trong tiếng Anh có nghĩa là Half-Mask, chỉ ra việc treo cờ ở chính giữa cột cờ, không thấp hơn và cũng không cao hơn, khác với cách treo ở đỉnh cột cờ như bình thường. Hầu hết các quốc gia trên thế giới đều treo cờ theo cách nói trên. Lúc treo cờ, lá cờ được kéo lên trên đỉnh cột cờ, sau đó mới hạ xuống đến vị trí giữa cột cờ. Tương tự lúc hạ cờ, lá cờ một lần nữa được kéo lên đỉnh cột cờ, sau đó mới từ từ hạ xuống.

Liên Hợp Quốc chỉ treo cờ rủ tại trụ sở của mình ở New York và Geneva một ngày sau cái chết của một nguyên thủ quốc gia hoặc người đứng đầu chính phủ của một nước thành viên. Các dịp lễ khác là tùy theo quyết định của Tổng thư ký. Các văn phòng sẽ treo cờ rủ theo phong tục tập quán địa phương.

Truyền thống và cách treo cờ rủ ở một số quốc gia trên thế giới - ảnh 1
Cờ rủ ở Mỹ

Nước Mỹ thường sử dụng thuật ngữ “half-staff” để nói về việc treo cờ rủ cho các dịp lễ trọng đại của quốc gia. Quy định của việc treo cờ rủ của Mỹ khá linh động, trong đó, Tổng thống có quyền đưa ra lệnh treo cờ rủ trong các đám tang của các nhân vật trọng yếu thuộc chính phủ Hoa Kỳ để tỏ lòng tôn trọng và thương tiếc. Cờ của các bang, các tổ chức sẽ phải treo tương tự như quốc kỳ khi có lệnh treo cờ rủ của Tổng thống.

Một số quy định treo cờ rủ của Mỹ khá đặc biệt như treo cờ rủ 30 ngày nếu nguyên thủ quốc gia qua đời, 10 ngày đối với phó tổng thống, chánh án tòa án tối cao, các lãnh đạo cấp cao ở quốc hội. Trong năm, nước Mỹ có rất nhiều ngày treo cờ rủ để tưởng nhớ đến các sự kiện quan trọng khác của đất nước. Gần đây nhất là vào ngày 17/9, nước này treo cờ rủ tưởng niệm các nạn nhân trong vụ thảm sát ở tòa nhà trụ sở Bộ chỉ huy Hệ thống Biển Hải quân (NAVSEA), thuộc khu Washington Navy Yard,  đông nam thủ đô Washington DC.

Ở Ấn Độ, cờ rủ chỉ được treo trên toàn quốc nếu Tổng thống, Phó Tổng thống và Thủ tướng chính phủ qua đời. Nếu các quan chức cấp cao của chính phủ khác mất thì chỉ treo cờ rủ ở Thủ đô New Delhi. Nếu Thống đốc bang và các quan chức cấp tương đương chết, cờ rủ chỉ được treo tại bang hoặc vùng lãnh thổ đó.

Trong trường hợp sự ra đi của các nguyên thủ quốc gia trùng với ngày Cộng hòa, ngày Độc lập, ngày sinh nhật của Mahatma Gandhi hay rơi vào Tuần lễ Quốc gia (6-13 tháng Tư hàng năm), việc treo cờ rủ sẽ được chỉ định bởi chính phủ Ấn Độ. Về cơ bản, cờ rủ sẽ không được treo vào những ngày này ngoại trừ nơi thi thể của người quá cố đang nằm và sau khi được chôn cất, cờ sẽ được treo lên cao như bình thường.

Nước Đức chỉ treo cờ rủ trong 2 ngày: Ngày 27/2 – tưởng niệm nạn nhân của Đức Quốc Xã, và ngày Tưởng niệm quốc gia (Chủ Nhật thứ 33 trong năm).

Ở Anh, cờ rủ được treo ở mức 2/3 cột cờ chứ không ở giữa cột cờ như các quốc gia khác. Ngoại trừ ngày Độc lập sẽ không được treo cờ rủ, nước Anh cũng có những quy định treo cờ rũ tương tự các quốc gia khác.

Truyền thống và cách treo cờ rủ ở một số quốc gia trên thế giới - ảnh 2
Nước Anh treo cờ rủ ở mức 2/3 cột cờ tính từ dưới lên, không treo ở giữa cột cờ giống như các quốc gia khác.

Riêng đối Vương quốc Anh, trước năm 1997, không bao giờ được treo cờ rủ, vì nó biểu tượng cho vương quốc không có người đứng đầu. Ở Vương quốc Anh, ngay khi vua/nữ hoàng qua đời, ngay lập tức sẽ có người kế vị, vì thế, không bao giờ ngai vàng thiếu vắng người trị vì. Tuy nhiên, sau cái chết của Công nương Diana vào năm 1997, Nữ hoàng Elizabeth đã đồng ý treo cờ rủ vào những dịp bà rời khỏi cung điện để tham dự lễ tang của các chức sắc trong hoàng cung. Cờ sẽ ngay lập tức được treo cao trở lại khi bà trở về cung điện.

Truyền thống và cách treo cờ rủ ở một số quốc gia trên thế giới - ảnh 3
Ả Rập Saudi không bao giờ treo cờ rủ do những quan niệm về tôn giáo.

Ả Rập Saudi và Somali là hai quốc gia duy nhất trên thế giới không bao giờ treo cờ rủ do những quan niệm về tôn giáo. Thậm chí trong các lễ quốc tang ở hai nước này, người ta cũng không bao giờ treo cờ rũ, mặc dù nhiều quốc gia Hồi giáo khác đã chính thức sử dụng hình thức này để tỏ lòng tôn kính và thương tiếc trong các lễ tang của các vị vua Ả Rập.

Phan Sương

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Nữ hành khách người Việt khỏa thân ở sân bay Philippines vì bị phạt quá hạn visa

Một nữ hành khách người Việt đã bất ngờ khỏa thân tại sân bay Ninoy Aquino (Philippines) sau khi được yêu cầu trả thêm phí quá hạn visa.

Video lữ đoàn biệt kích Ukraine vô hiệu hóa xe tăng ‘mai rùa’ Nga bằng UAV

Chỉ với những chiếc UAV cảm tử, Lữ đoàn biệt kích biệt lập số 71 Ukraine đã khiến xe tăng ‘mai rùa’ của Nga hư hại nặng.

Video Ukraine phóng tên lửa nước ngoài, phá hủy S-400 của Nga ở Donetsk

Quân đội Ukraine đã phóng tên lửa đạn đạo ATACMS, phá hủy hệ thống phòng không S-400 Triumf của Nga ở khu vực Donetsk.

Đang cập nhật dữ liệu !