Trung Quốc và chính sách ngoại giao kém cỏi

Mặc dù giới phân tích phương Tây đang tập trung vào vấn đề cân bằng giữa nhóm cải cách và nhóm bảo thủ trong giới lãnh đạo Trung Quốc, tuy nhiên, họ đều cho rằng Bắc Kinh thiếu các nhà ngoại giao chuyên nghiệp và các chuyên gia về quan hệ quốc tế.

Trung Quốc đang vươn lên thành một cường quốc toàn cầu nhưng vị tri của các chính sách ngoại giao trong hệ thống chính trị của nước này còn rất thấp.

Trung Quốc và chính sách ngoại giao kém cỏi - ảnh 1
Các ủy viên thường trực Bộ chính trị Trung Quốc.

Hôm 16/3, chính phủ mới của Trung Quốc do tân Chủ tịch Tập Cận Bình đứng đầu, đã thông báo thành phần của lực lượng ngoại giao nước này.

Ông Dương Khiết Trì, Ngoại trưởng Trung Quốc từ năm 2007, được trở thành Ủy viên Quốc vụ viện phụ trách về Ngoại giao. Người kế nhiệm ông Dương Khiết Trì, ông Vương Nghị từng chịu trách nhiệm về quan hệ giữa Trung Quốc với Đài Loan và Nhật Bản đồng thời là đại diện của Trung Quốc trong các cuộc đàm phán với phương Tây về chương trình hạt nhân của Triều Tiên. Trung Quốc cũng bổ nhiệm Đại sứ mới tại Hoa Kỳ: Thôi Thiên Khải, một nhà ngoại giao chuyên nghiệp và là người đã từng tốt nghiệp Khoa Nghiên cứu quan hệ quốc tế cấp cao, Đại học John Hopkins, Hoa Kỳ.

Đối với phương Tây, việc cả ông Dương Khiết Trì và ông Vương Nghị đều không nằm trong số 25 thành viên của Bộ chính trị chứng tỏ các nhà ngoại giao không thuộc trung tâm quyền lực của chính trường Trung Quốc. Không ai trong số các ủy viên thường trực Bộ chính trị - Cơ quan quyền lực nhất trong đó có ông Tập Cận Bình và ông Lý Khắc Cường – là chuyên gia về chính sách ngoại giao.

Các nhà quan sát tình hình Trung Quốc có xu hướng đề cao quá mức sự tinh vi về chính sách ngoại giao và tham vọng của Trung Quốc nhưng sự thật là Trung Quốc có chính sách ngoại giao rất kém cỏi. Mặc dù dư luận bên ngoài vẫn coi Trung Quốc là một người khổng lồ và là mối đe dọa đang lên, nhưng trên thực tế phần lớn các nhà lãnh đạo Trung Quốc là những chính trị gia luôn trong tâm trạng lo sợ, bất an và thiếu chắc chắn về cách thức xử lý những căng thẳng không thể tránh khỏi trong quá trình vươn lên nhanh chóng của nước này trên trường quốc tế. Đối với những nhà lãnh đạo mới của Trung Quốc, thách thức đầu tiên sẽ là làm thế nào để lấp lỗ hổng về chính sách ngoại giao và làm thế nào để chọn lựa giữa chủ nghĩa dân tộc và xu thế toàn cầu hóa.

Dư luận quốc tế vẫn dùng những từ như “hiếu chiến”, “kiên quyết” và “ngạo mạn” để mô tả chính sách ngoại giao của Trung Quốc, đặc biệt trong cuộc khẩu chiến của nước này với Nhật Bản về quần đảo Senkaku/Điếu Ngư trên biển Hoa Đông.

Tuy nhiên, chính sách ngoại giao của một quốc gia nên được đánh giá dựa trên hành động cũng như luận điệu của quốc gia đó. Khi xem xét kĩ các chính sách và hành động của Trung Quốc, chúng ta có thể thấy thực ra chính sách của nước này đầy mâu thuẫn, nếu không muốn nói là yếu ớt. Bắc Kinh không có chính sách ngoại giao rõ ràng và có tổ chức tốt về nhiều vấn đề, từ vấn đề tranh chấp chủ quyền trên biển, vấn đề Triều Tiên cho tới vấn đề biến đổi khí hậu. Luận điệu cứng rắn thường được dùng để bù đắp cho các chính sách yếu ớt và không mạch lạc.

Một phần vì thiếu chính sách ngoại giao rõ ràng mà Trung Quốc không có tầm ảnh hưởng mang tính quyết định đối với các đồng minh chiến lược phụ thuộc nhiều vào sự ủng hộ của nước này như Triều Tiên, Myanmar và Pakistan. Ví dụ mới nhất là việc Triều Tiên tiến hành thử hạt nhân và quyết định hủy bỏ lệnh ngừng bắn năm 1953 chấm dứt cuộc Chiến tranh Triều Tiên. Nếu một quốc gia không có một chính sách ngoại giao rõ ràng thì nước đó sẽ không biết sử dụng quyền lực của mình vào lúc nào, ở đâu và như thế nào.

Trung Quốc và chính sách ngoại giao kém cỏi - ảnh 2
Trung Quốc có một nền ngoại giao yếu ớt.

Đằng sau lỗ hổng về chính sách ngoại giao là cuộc khủng hoảng về “danh phận” của Trung Quốc.

Trước hết, Bắc Kinh chưa sẵn sàng để thể hiện vai trò lớn hơn trên bàn cờ thế giới theo như sự mong đợi của các quốc gia khác. Cựu Chủ tịch Hồ Cẩm Đào là nhà lãnh đạo Trung Quốc đầu tiên dẫn dắt một đất nước Trung Quốc với tư cách là thành viên đầy đủ của hệ thống quốc tế. Bắc Kinh vẫn cần thêm thời gian để điều chỉnh cho phù hợp với vị thế mới là một cường quốc thế giới và thích nghi với những chuyển biến nhanh chóng về kinh tế, xã hội và văn hóa mà nước này trải qua trong những thập kỷ gần đây. 

Thứ hai, các nhà lãnh đạo cấp cao Trung Quốc đang đối mặt với cuộc xung đột lớn giữa nền chính trị trong nước và chính sách ngoại giao. Giới lãnh đạo Trung Quốc thực thi chiến lược thúc đẩy chủ nghĩa dân tộc để bảo vệ tính hợp pháp cho quyền lãnh đạo của mình đồng thời củng cố sự đoàn kết nội bộ. Tuy nhiên, chính chủ nghĩa dân tộc hiếu chiến và có phần thô thiển khiến chính quyền Trung Quốc ngày càng trở nên thiếu tính hợp tác cũng như tính chuyên nghiệp về mặt quan hệ ngoại giao.

Kể từ khi chuyển sang nền kinh tế theo cơ chế thị trường, chính quyền Trung Quốc đã sử dụng chủ nghĩa dân tộc làm cơ sở cho sự lãnh đạo của mình. Chiến dịch “giáo dục lòng yêu nước” của Trung Quốc tập trung vào lịch sử của nước này hồi thế kỷ 19 bị phương Tây làm “bẽ mặt” và Trung Quốc khi đó là một quốc gia yếu ớt, bị “chia năm xẻ bảy”.

Trong khi đó, Trung Quốc lại đón nhận xu thế toàn cầu hóa một cách rất tích cực. Ngay cả trước khi gia nhập Tổ chức thương mại thế giới (WTO) hồi năm 2001, Trung Quốc là quốc gia hưởng lợi nhiều nhất từ toàn cầu hóa. Thặng dư thương mại và nguồn dự trữ ngoại tệ lớn - đặc biệt là đồng đô la Mỹ - đã giúp chính phủ Trung Quốc có nguồn lực khổng lồ để thực nhiện nhiều nhiệm vụ từ chương trình kích thích tăng trưởng kinh tế sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu cho tới giải quyết tình trạng rối ren trong nước.

Có khả năng giới lãnh đạo mới của Trung Quốc sẽ sử dụng chủ nghĩa dân tộc trong chính sách ngoại giao để xoa dịu các vấn đề trong nước. Hiện Trung Quốc gặp rất nhiều rắc rối nội tại, từ nạn tham nhũng cho tới tình trạng kinh tế tăng trưởng giảm sút. Tuy nhiên, các nhà lãnh đạo Trung Quốc phải hiểu rõ hậu quả của con đường sử dụng chủ nghĩa dân tộc.

Hiện Trung Quốc đang lệ thuộc rất lớn vào thị trường, nguồn lực, nguồn đầu tư và công nghệ của thế giới. Nếu chính sách ngoại giao đi theo con đường dân tộc chủ nghĩa và cứng rắn thì Trung Quốc sẽ không tránh khỏi xung đột và đối đầu trực tiếp hay thậm chí là chiến tranh với các nước láng giềng. Một kết cục như vậy sẽ cản trở Trung Quốc tiến tới vị thế của một cường quốc trên trường quốc tế tương xứng với sự giàu có của nước này.

Lê Dung

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Nữ hành khách người Việt khỏa thân ở sân bay Philippines vì bị phạt quá hạn visa

Một nữ hành khách người Việt đã bất ngờ khỏa thân tại sân bay Ninoy Aquino (Philippines) sau khi được yêu cầu trả thêm phí quá hạn visa.

Video lữ đoàn biệt kích Ukraine vô hiệu hóa xe tăng ‘mai rùa’ Nga bằng UAV

Chỉ với những chiếc UAV cảm tử, Lữ đoàn biệt kích biệt lập số 71 Ukraine đã khiến xe tăng ‘mai rùa’ của Nga hư hại nặng.

Video Ukraine phóng tên lửa nước ngoài, phá hủy S-400 của Nga ở Donetsk

Quân đội Ukraine đã phóng tên lửa đạn đạo ATACMS, phá hủy hệ thống phòng không S-400 Triumf của Nga ở khu vực Donetsk.

Đang cập nhật dữ liệu !