Trung Quốc sợ hãi khi Philippines nâng cấp căn cứ Hải quân vịnh Ulugan

Lo ngại trước sự ngang ngược tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông của Trung Quốc, Philippines đã quyết định biến ngôi làng yên bình trên vịnh Ulugan thành căn cứ Hải quân lớn – nơi các tàu chiến Mỹ có thể tới neo đậu.

Vịnh Ulugan – khu vực vốn có khung cảnh hữu tình với rừng đước rậm rạp, đã được chính phủ Philippines quy hoạch thành một căn cứ quân sự bờ biển nhằm bảo vệ các quần đảo và hải phận quốc gia trên Biển Đông trước mối đe dọa xâm phạm chủ quyền từ Trung Quốc. 

"Đây là phòng tuyến đầu trong hoạt động bảo vệ chủ quyền nhóm đảo Kalayaan", hãng tin AFP dẫn lời Tổng thống Philippines Benigno Aquino tuyên bố hồi tháng trước trong khi đi thị sát quá trình nâng cấp căn cứ hải quân quy mô nhỏ trên vịnh Ulugan. 

Trung Quốc sợ hãi khi Philippines nâng cấp căn cứ Hải quân vịnh Ulugan - ảnh 1

Binh sĩ Mỹ và Philippines tham gia một cuộc tập trận gần vịnhUlugan.

Vịnh Ulugan là một trong những hòn đảo rộng lớn trên hòn đảo Palawan, phía tây Philippines, cách nhóm đảo nhỏ thuộc quần đảo Trường Sa trên Biển Đông của Việt Nam mà người dân địa phương gọi là nhóm đảo Kalayaan khoảng 160 km. 

Lâu nay, Biển Đông là tuyến đường biển quan trọng bậc nhất thế giới với hơn một nửa hoạt động thương mại đường thủy đi qua khu vực này. Ngoài ra, Biển Đông còn là khu vực giàu tài nguyên khí đốt tự nhiên và trữ lượng cá dồi dào. 

Tuy nhiên, trong những năm gần đây, việc ngang nhiên tuyên bố chủ quyền trên phần lớn diện tích Biển Đông và có những hành động xâm lấn trái phép của Trung Quốc đã vấp phải sự phản đối mạnh mẽ của nhiều quốc gia trong khu vực đặc biệt là Philippines và Việt Nam. 

Mới đây, Philippines đã lên tiếng cáo buộc Trung Quốc chiếm một bãi cạn nhỏ trên quần đảo Trường Sa xây thành đảo nhân tạo sau đó xây trái phép một đường sân bay và căn cứ quân sự. 

Ngoài ra, do lo ngại năng lực quân sự ngày càng lớn mạnh của Trung Quốc, Philippines đã chủ động kết thân với Mỹ nhằm nâng cao năng lực cho lực lượng vũ trang yếu kém. 

Trong chuyến thăm tới Manila hồi tháng Tư của Tổng thống Barack Obama, Philippines và Mỹ đã tiến hành ký kết một hiệp ước an ninh mới cho phép quân đội Mỹ gia tăng sự hiện diện cũng như mở rộng các căn cứ quân sự trên đất Philippines. 

Hiện nay, vịnh Ulugan mới chỉ có một căn cứ hải quân quy mô nhỏ được dùng làm trung tâm chỉ huy cho đơn vị quân sự chịu trách nhiệm bảo vệ hải phận quốc gia trên Biển Đông. Trong vịnh Ulugan còn có một vịnh nhỏ mang tên Oyster - nơi có trữ lượng cá dồi dào, nuôi sống 1.700 cư dân tại ngôi làng Macarascas.

Theo kế hoạch nâng cấp, một cầu cảng quy mô lớn hơn cùng nhiều cơ sở liên quan sẽ được xây dựng và phục vụ làm nơi neo đậu cho lực lượng tàu thuyền lớn nhất của hải quân Philippines bao gồm 2 tàu khu trục cũ được Mỹ chuyển giao từ năm 2011. 

Theo Tổng thống Aquino, kế hoạch nâng cấp sẽ cho phép hải quân Philippines kiểm soát các đoàn tàu thuyền qua hệ thống radar và giám sát đường biển qua các vệ tinh. Từ đó, hải quân Philippines sẽ nâng cao năng lực kiểm soát và bảo vệ các vùng hải phận tuyên bố chủ quyền trên Biển Đông. 

Tuy nhiên, với mức chi phí 500 triệu peso (11,4 triệu USD) để nâng cấp căn cứ hải quân vịnh Ulugan, giới phân tích cho rằng Philippines chưa thể đủ sức ngăn chặn Trung Quốc – quốc gia đầu tư 119,5 tỷ USD cho ngân sách quân sự hồi năm ngoái.

Trung Quốc sợ hãi khi Philippines nâng cấp căn cứ Hải quân vịnh Ulugan - ảnh 2

Việc Trung Quốc hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương-981 trong vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam khiến Philippines tập trung nâng cao năng lực bảo vệ hải phận trên Biển Đông.

Chiểu theo "thỏa thuận hợp tác quốc phòng tăng cường" ký kết giữa Mỹ và Philippines hồi tháng Tư, quân đội Mỹ sẽ được phép tiếp cận 5 căn cứ quân sự tại Philippines và xây thêm một số căn cứ khác cũng như luân chuyển hàng ngàn binh sĩ. Thậm chí, quân đội Mỹ còn có cơ hội điều động thêm máy bay, tàu thuyền và thiết bị tới những căn cứ này. 

Philippines cũng cho biết Mỹ được phép tái tiếp cận vịnh Subic – một căn cứ quân sự cũ của Mỹ, cách Manila 100 km về phía bắc nhằm giám sát Biển Đông. 

Trả lời hãng tin AFP, cư dân làng Macarascas cho biết quân đội Mỹ đã xây dựng một phòng tập thể dục, một tòa nhà đa năng và cơ sở dự trữ nước tại đây. 

Trong khi đó, hồi tháng trước, Tham mưu trưởng quân đội Philippines, Tướng Emmanuel Bautista cho biết quân đội Mỹ sẽ được phép sử dụng căn cứ tại vịnh Oyster và giúp Manila nâng cấp cở sở hạ tầng tại đây. 

"Với thỏa thuận tăng cường quốc phòng với Mỹ, kế hoạch tái thiết vịnh Oyster sẽ diễn ra nhanh chóng", ông Bautista phát biểu trong buổi phỏng vấn kênh truyền hình ABS-CBN. 

Trung Quốc cần ngừng xây dựng trái phép trên Biển Đông

Hôm nay (16/6), Philippines cho biết nước này sẽ đệ trình yêu cầu Trung Quốc ngừng xây dựng trái phép trên Biển Đông lên Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). 

Quyết định này được công bố sau thông tin Bắc Kinh bắt đầu xây dựng một trường học trên một hòn đảo xa xôi ở Biển Đông hôm 14/6 để phục vụ con em của binh lính và dân mà họ đưa đến khu vực này.

AP nhận định, đây là một bước đi nhằm mở rộng tiền đồn mà Trung Quốc đã tạo ra cách đây 2 năm nhằm tăng cường yêu sách đối với các vùng biển tranh chấp, hải đảo.

Trung Quốc đã thành lập cái gọi là “thành phố Tam Sa” và đưa 1.443 dân thường trú ra đảo Phú Lâm (thuộc Việt Nam) để quản lý hàng ngàn kilomet vuông vùng biển mà Bắc Kinh muốn tăng cường kiểm soát. Đây là khu vực được cho là giàu tiềm năng dầu mỏ. Đảo Phú Lâm nằm cách tỉnh cực nam của Trung Quốc 350 km (220 dặm) và nằm trong quần đảo Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam.

Bộ trưởng Ngoại giao Philippines Albert del Rosario khẳng định ông sẽ đệ trình lên ASEAN về việc yêu cầu Trung Quốc ngừng xây dựng trái phép trên Biển Đông. Tuy nhiên, hành động này có thể sẽ bị Trung Quốc phớt lờ bỏ qua. 

"Tôi cho rằng chúng ta sẽ đưa cộng đồng quốc tế tới can thiệp và khẳng định chúng ta cần giải quyết tình hình căng thẳng trên Biển Đông trước khi nó vượt ngoài tầm kiểm soát", hãng tin AFP dẫn lời ông del Rosario. 

Trung Quốc sợ hãi khi Philippines nâng cấp căn cứ Hải quân vịnh Ulugan - ảnh 3

Trung Quốc biến đảo Phú Lâm thuộc quần đảo Hoàng Sa thành trung tâm hành chính của thành phố cấp địa khu Tam Sa, phục vụ mưu đồ bành trướng và hợp thức hóa chủ trương lấn chiếm Biển Đông.

Trả lời hãng tin ABS-CBN News, ông del Rosario nhấn mạnh Trung Quốc đang đẩy nhanh "mở rộng chủ quyền" trên Biển Đông trước thời điểm các quốc gia ASEAN và Bắc Kinh hoàn thiện Bộ quy tắc ứng xử của các bên trên Biển Đông (COC) nhằm ngăn chặn nguy cơ xảy ra xung đột tại vùng biển chiến lược này. 

Khi Trung Quốc tạo ra Tam Sa vào tháng 7/2012, tiền đồn đã có một bưu điện, ngân hàng, siêu thị, bệnh viện và một dân số khoảng 1.000 người. Tính đến ngày, nó đã có một dân số thường trú  khoảng 1.443 người. Sắp tới Trung Quốc còn dự định đưa thêm dân ra đây, tăng con số thường trú tới 2.000 người.

Hiện nay, Trung Quốc đã xây dựng một sân bay, khách sạn, thư viện, 5 tuyến đường giao thông chính, bảo hiểm và một đài truyền hình vệ tinh 24h tại đây. Nó cũng có thêm một tàu vận chuyển riêng của mình để nhận cung cấp thực phẩm, nước, vật liệu xây dựng.

Căng thẳng trên Biển Đông đã liên tiếp dậy sóng kể từ khi Trung Quốc lai dắt và hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương-981 vào vùng biển thuộc Vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, chỉ cách đảo Lý Sơn 119 hải lý và gần quần đảo Hoàng Sa. Thậm chí, Trung Quốc còn điều động một lực lượng tàu thuyền hùng hậu để bảo vệ hoạt động trái phép của Hải Dương-981. Nhiều lần tàu thuyền Trung Quốc đã cố tình áp sát, tấn công gây hư hỏng cho tàu chấp pháp của Việt Nam. 

Hôm 15/6, Philippines tuyên bố họ phản đối hành động Trung Quốc xâm chiếm hòn đảo nằm trên bãi đá Ken Nan thuộc quần đảo Trường Sa trên Biển Đông của Việt Nam. Hồi tháng Tư, các quan chức Philippines cũng đã phản ứng mạnh mẽ trước hành động tàu thuyền Trung Quốc xâm phạm hòn đảo trên bãi đá Gạc Ma. 

Cũng theo quan chức Philippines, Trung Quốc còn xâm phạm trái phép 2 bãi đá khác thuộc quần đảo Trường Sa mang tên Châu Viên và Ga Ven để xây dựng căn cứ quân sự, đường sân bay nhằm tăng cường sự hiện diện của quân đội. 

Nội dung được thực hiện qua tham khảo nguồn tin từ thông tấn xã AFP. AFP là trung tâm tiếng Pháp lớn nhất và thông tấn xã lớn thứ ba trên thế giới sau AP và Reuters. Hiện AFP có văn phòng đại diện tại hầu hết các quốc gia trên thế giới.

Có thể bạn quan tâm:

* Tàu ngầm lớn nhất của hải quân Triều Tiên lộ diện

MINH THU (lược dịch)

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Nữ hành khách người Việt khỏa thân ở sân bay Philippines vì bị phạt quá hạn visa

Một nữ hành khách người Việt đã bất ngờ khỏa thân tại sân bay Ninoy Aquino (Philippines) sau khi được yêu cầu trả thêm phí quá hạn visa.

Video lữ đoàn biệt kích Ukraine vô hiệu hóa xe tăng ‘mai rùa’ Nga bằng UAV

Chỉ với những chiếc UAV cảm tử, Lữ đoàn biệt kích biệt lập số 71 Ukraine đã khiến xe tăng ‘mai rùa’ của Nga hư hại nặng.

Video Ukraine phóng tên lửa nước ngoài, phá hủy S-400 của Nga ở Donetsk

Quân đội Ukraine đã phóng tên lửa đạn đạo ATACMS, phá hủy hệ thống phòng không S-400 Triumf của Nga ở khu vực Donetsk.

Đang cập nhật dữ liệu !