Trung Quốc sẽ tặng "quà" gì cho tân Tổng thống Mỹ?
Trở lại năm 2008, Tổng thống Mỹ Barack Obama nhậm chức và “thừa hưởng” một cuộc khủng hoảng tài chính Mỹ mà theo Bloomberg, cuộc khủng hoảng này có nguồn gốc từ Trung Quốc ở một mức độ nào đó. Năm nay, tân Tổng thống Mỹ cũng có thể sẽ phải đối đầu với một “mớ bòng bong” tài chính liên quan đến Trung Quốc ở Mỹ.
Nguyên nhân của cuộc khủng hoảng năm 2008 rất nhiều và đa dạng, trong đó có lỗi của các nhà hoạch và điều hành chính sách Mỹ cũng như các hành vi không tuân thủ các quy tắc trong ngành ngân hàng và bất động sản. Tuy nhiên, theo Bloomberg, những chiến lược hám lợi của Trung Quốc cũng góp phần không nhỏ trong việc gây ra cuộc khủng hoảng đó.
Hai ứng viên Tổng thống Mỹ Donald Trump và Hillary Clinton. |
Việc Trung Quốc cố duy trì giá trị của đồng nhân dân tệ ở mức thấp hơn so với đồng USD đã tạo thặng dư thương mại và phục hồi xuất khẩu cho Trung Quốc. Biện pháp Trung Quốc dùng để giữ giá đồng nhân dân tệ thấp hơn so với đồng USD là mua trái phiếu Mỹ.
Điều đó khiến cho lãi suất của Mỹ quá thấp trong một thời gian quá dài. Đây chính là “mảnh đất màu mỡ” cho các cuộc khủng hoảng về bất động sản. Và tất nhiên, cuộc khủng hoảng này đã đẩy Mỹ vào suy thoái và đẩy hệ thống tài chính toàn cầu đến bờ vực sự sụp đổ.
Và cái cách Trung Quốc đối mặt với cuộc khủng hoảng năm 2008 lại đang tiếp tục gây ra nhiều rắc rối. Các nhà hoạch định chính sách ở Bắc Kinh đã nới lỏng khoảng cách giá trị giữa đồng nhân dân tệ và đồng USD, tình trạng mất cân đối kinh tế đối ngoại của Trung Quốc tiêu tan. Thặng dư tài khoản vãng lai đã giảm từ cao đỉnh điểm 10 % GDP trong năm 2007 xuống còn khoảng 2,5 % trong năm 2016. Và rồi, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc đang phải giảm chi tiêu nguồn dự trữ ngoại hối để chống đỡ lại áp lực từ việc đồng nhân dân tệ mất giá.
Tuy nhiên, thứ đã không thay đổi là lãi suất tiết kiệm cao đằng sau sự mất cân bằng đó. Theo Bloomberg, Trung Quốc tiếp tục “cất” đi tới 47% thu nhập quốc dân. Bất kỳ nhà kinh tế nào cũng cho rằng, lãi suất tiết kiệm cao sẽ gây ra khoảng trống về nhu cầu.
Dù hiện tại, thay vì dựa vào người tiêu dùng Mỹ để lấp đầy khoảng trống đó, Trung Quốc đang nghiêng về chính sách đầu tư trong nước. Tỷ trọng xuất khẩu ròng trong GDP đã giảm xuống còn 2,7% trong năm 2014, giảm mạnh từ 8,7% trong năm 2007. Trong khi đó, tỷ trọng đầu tư đã tăng lên đến 47% từ 41,5% so với cùng kỳ.
Tăng trưởng đã tổ chức ổn định, nhưng do các khoản đầu từ xuất phát từ các khoản vay tăng nên dư nợ tín dụng hiện đã tăng lên tới khoảng 250% GDP. Cả Ngân hàng Thanh toán quốc tế tới các cố vấn riêng của Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc đều đã lên tiếng báo động về tình trạng trên.
Nếu cứ tiếp tục theo quỹ đạo hiện tại, đến khi nhiệm kỳ Tổng thống Mỹ tiếp theo kết thúc vào đầu năm 2021, tỷ lệ tín dụng trên GDP của Trung Quốc có thể cao hơn 300%.
Theo Bloomberg, Trung Quốc không thể tránh khỏi một cuộc khủng hoảng tín dụng trong 4 năm tới. Tân Tổng thống Mỹ sẽ phải đối mặt với một loạt những viễn cảnh tài chính không tốt đẹp có nguồn gốc từ Trung Quốc.