Trung Quốc rút một tàu khỏi khu vực "nóng"

Trung Quốc đã rút một trong ba tàu tham gia vụ lùm xùm với Philippine ở vùng tranh chấp trên biển Đông sáng nay và hai nước vẫn tuyên bố sẽ theo đuổi đàm phán để giải quyết tranh chấp đợt này.

Trung Quốc rút một tàu khỏi khu vực "nóng"

Trung Quốc điều Hải giám thứ 3, Philippines rút lui?

Philippines điều thêm tàu đến điểm tranh chấp với Trung Quốc

Chiến hạm Philippines đụng độ tàu Trung Quốc ở biển Đông

Trung Quốc rút một tàu khỏi khu vực nóng

Tàu chiến của Philippines rút về cảng để tiếp nhiên liệu nhưng vẫn được đặt trong tình trạng trực chiến. Ảnh: Reuters

Vụ om sòm này đánh dấu mối căng thẳng lớn hơn kéo dài hàng thập kỷ nay về mặt pháp lý ở khu vực này trên biển Đông, nơi được cho là địa điểm rất giàu tài nguyên biển, dầu và khí đốt, đồng thời là một trong những tuyến hàng hải quan trọng của thế giới.

"Đại sứ quán Trung Quốc ở Manila đã thông báo cho chúng tôi rằng họ đã giao một nhiệm vụ mới cho một trong ba tàu", Raul Hernandez, người phát ngôn Bộ ngoại giao Philippines phát biểu trên đài tiếng nói nước này.

Bộ trưởng ngoại giao Philippine, ông Alberto del Rosario nói rằng cả hai bên đang thúc đẩy việc đưa ra các đề xuất để giải quyết tranh chấp này nhưng vẫn chưa đạt được một thỏa thuận nào.

Ông không đưa ra thêm thông tin cụ thể về các đề xuất nhưng cho hay sẽ gặp gỡ Đại sứ Trung Quốc Mã Khắc Thanh trong ngày hôm nay để đàm thoại.

"Chúng tôi đã có thể đạt được một số bước tiến trong quá trình đàm phán nhưng còn có một số khúc mắc nữa vì thế chúng tôi hy vọng sẽ tiếp tục thảo luận", ông Del Rosario nói.

Ngày 8/4, Manila đã điều tàu chiến lớn nhất do Mỹ tặng đến bãi cạn Scarborough, cách bờ biển Philippine 125 hải lý sau khi một chiến đấu cơ của nước này phát hiện ra 8 tàu đánh cá Trung Quốc neo đậu trong khu vực này.

Các quan chức an ninh Philippines đã tìm thấy các loại san hô và hải sản cấm đánh bắt trên một trong những tàu đánh cá này và khi định bắt giữ thì hai tàu tuần giám của Trung Quốc áp sát gây khó dễ.

Hôm qua, Trung Quốc đã điều thêm một tàu đến khu vực này. Manila đã cố xoa dịu căng thẳng bằng cách thay tàu chiến bằng một tàu tuần dương.

Phó đô đốc Alexander Pama nói rằng, tàu chiến của Philippines đến neo đậu tại một cảng gần đó để tiếp nhiên liệu và trang bị thêm vũ khí. Ông này cho hay tuy neo đậu tại cảng nhưng tàu chiến luôn được đặt trong tình trạng báo động.

"Nếu có chỉ thị gửi đến chúng tôi thì luôn là không gây thêm căng thẳng", ông Pama nói.

Biểu tình

Các cuộc biểu tình ngoại giao về vụ ì xèo này đã nổ ra ở cả hai nước hôm thứ Tư. Đây là vụ nổi cộm gần đây nhất về xung quanh vấn đề biển Đông.

Tháng 3 năm ngoái, một số tàu hải quân Trung Quốc đã đe dọa đâm tàu thăm dò của Philippines trong một khu vực tranh chấp khác trên bãi cỏ rong. Để đáp lại, Philippines đã điều một loạt tàu chiến và một chiến đấu cơ ra nghiêng tiếp.

Do thiếu cơ sở vật chất quân sự để có thể bao quan vùng biển có hơn 7.000 đảo lớn nhỏ, Philippines đã tìm cách hợp tác chặt chẽ hơn với đồng minh hùng mạnh của mình là Mỹ. Về phần mình, gần đây Mỹ đã tuyên bố sẽ tái tập trung quân sự tại Châu Á.

Philippines đã đề xuất cho phép Washington có thể sử dụng các cơ sở quân sự và sân bay để đổi lấy các thiết bị và các đợt tập huấn kỹ năng quân sự nhằm tăng cường năng lực quân sự của nước này.

Trong tháng này, Philippines và Mỹ sẽ cùng tiến hành một đợt tập trận trung gần bãi Cỏ rong.

Tại hội nghị thượng đỉnh các nước Đông Nam Á diễn ra tại thủ đô Phnom Penh, Campuchia đầu tháng này, Manila đã tìm cách đưa các vấn đề tranh chấp trên biển ra thảo luận tại diễn đàn. Tuy nhiên, Trung Quốc đã từ chối "quốc tế hóa" các tranh chấp và muốn đối thoại riêng lẻ với từng nước trong khu vực.

Hoa Tạ

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Nữ hành khách người Việt khỏa thân ở sân bay Philippines vì bị phạt quá hạn visa

Một nữ hành khách người Việt đã bất ngờ khỏa thân tại sân bay Ninoy Aquino (Philippines) sau khi được yêu cầu trả thêm phí quá hạn visa.

Video lữ đoàn biệt kích Ukraine vô hiệu hóa xe tăng ‘mai rùa’ Nga bằng UAV

Chỉ với những chiếc UAV cảm tử, Lữ đoàn biệt kích biệt lập số 71 Ukraine đã khiến xe tăng ‘mai rùa’ của Nga hư hại nặng.

Video Ukraine phóng tên lửa nước ngoài, phá hủy S-400 của Nga ở Donetsk

Quân đội Ukraine đã phóng tên lửa đạn đạo ATACMS, phá hủy hệ thống phòng không S-400 Triumf của Nga ở khu vực Donetsk.

Đang cập nhật dữ liệu !