Trung Quốc - Nước đông dân nhất thế giới nhưng cần có thêm trẻ em

Hội nghị trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc lần thứ 3 đã kết thúc vào tuần trước tại Bắc Kinh. Ngoài câu chuyện về kinh tế và chính trị nổi cộm, chính sách một con nổi tiếng được nới lỏng là điều được người dân nước này mong đợi nhất.
Trung Quốc - Nước đông dân nhất thế giới nhưng cần có thêm trẻ em - ảnh 1
Một bể bơi ngày hè tại Trung Quốc, người ta không thể nhích được trong từng mét bể bơi bởi người quá đông.

Một cải cách kế hoạch hóa gia đình cho phép các cặp vợ chồng Trung Quốc từ chỉ được phép có duy nhất một con trong tương lai sẽ được có 2 người con. Cơ quan nhân khẩu học Trung Quốc cho biết, mỗi năm, dự đoán sẽ có khoảng 1 triệu gia đình ở Trung Quốc gửi đơn đề nghị lên chính quyền để mong được có thêm con.

Theo một ghi chú trong câu chuyện trang bìa quốc tế tuần này của tạp chí TIME, mặc dù chính sách một con của Trung Quốc đã được nới lỏng, chính quyền đã tỏ ra thoải mái hơn thì nó cũng không đủ để chống lại một thực tế rằng “quốc gia đông dân nhất thế giới, 1,35 tỷ người, sẽ sớm thiếu thốn – hoặc đúng hơn, sẽ thiếu trầm trọng người trong độ tuổi lao động”.

Cải cách tuần trước cho thấy, các nhà lãnh đạo Trung Quốc sau nhiều năm trì hoãn, đang bắt đầu phải đối mặt với những hậu quả không mong muốn của chính sách một con. Chính sách ra đời năm 1979 nhằm kích thích một xã hội đông dân nhưng nghèo đói, các chương trình kế hoạch hóa gia đình được cho là góp phần giúp Trung Quốc chuyển đổi nền kinh tế nghèo nàn trở thành một quốc gia có thu nhập bình quân đầu người ở mức trung bình của thế giới.

Tuy nhiên, khi xã hội trở nên phát triển phong phú và có học thức hơn, quy mô gia đình có xu hướng giảm dần. Trong câu chuyện trên tạp chí TIME, hơn 3 thập kỷ áp dụng chính sách một con đã ảnh hưởng trầm trọng đến xu hướng phát triển dân số tự nhiên của Trung Quốc.

Trung Quốc - Nước đông dân nhất thế giới nhưng cần có thêm trẻ em - ảnh 2
Bìa tạp chí Time với câu chuyện chủ đề quốc tế bàn về chính sách một con của Trung Quốc

Trích tạp chí TIME có đoạn:

“Dân số bị bóp méo: Có quá ít thanh niên, phụ nữ nhưng lại có quá nhiều người già. Được viết trên Tạp chí Dân số và Phát triển, một ấn phẩm do Hội đồng dân số New York xuất bản, 3 nhà nhân khẩu học hàng đầu của Trung Quốc đã đưa ra dự đoán rằng: ‘Chính sách một con sẽ thêm vào lịch sử Trung Quốc một sai lầm chết người, bên cạnh sự hỗn loạn của Cách mạng Văn hóa và nạn đói khủng khiếp năm 1959-1961’; ‘Trong khi những sai lầm nghiêm trọng của việc phá thai có thể giết chết hàng chục triệu mạng sống, tác hại của nó có vẻ tương đối ngắn ngủi và người ta nhanh chóng khắc phục sau đó. Tuy nhiên, tác hại của chính sách một con lớn hơn thế rất nhiều’.

Trong khi thực hiện ‘một thí nghiệm xây dựng mô hình xã hội lớn nhất lịch sử loài người’, Trung Quốc đã đơn thuần là chuyển quả bom dân số từ thời đại này sang thời đại khác. Trung Quốc hiện đang phải đối mặt với vô số tai ương xã hội thường được thấy trong các nền kinh tế phát triển hơn và được trang bị tốt hơn để xử lý thử thách này. Dân số già cỗi trước khi đất nước trở nên giàu có, có nghĩa là một sự bùng nổ của lớp người cao tuổi Trung Quốc ngay cả khi chính quyền đã cố gắng để đảm bảo an sinh xã hội cho đất nước.

Năm 2012, lần đầu tiên dân số trong độ tuổi lao động của Trung Quốc bị giảm xuống, theo số liệu của Cục Thống kê quốc gia nước này. Đó thực sự là một vấn đề lớn đối với đất nước phụ thuộc vào nguồn lao động dồi dào rất cần thiết cho việc tăng trưởng kinh tế - động lực dập tắt bất ổn xã hội ngày càng lớn ở Trung Quốc.

Khi cấm các gia đình ở đô thị chỉ được sinh một con, trong khi cho phép người dân nông thôn có 2 con, Trung Quốc đã làm sai lệch dân số tự nhiên, ảnh hưởng đến lớp công dân cần thiết để đưa nước này vào hàng ngũ các nước phát triển. Và với suy nghĩ lạc hậu buộc phải có con trai trong các gia đình, mức chênh lệch nam nữ đã tăng cao với việc thừa đến 25 triệu nam giới.

‘Tôi không nghĩ rằng chính sách một con có giá trị’, Mu Guangzong, một chuyên gia dân số tại Đại học Bắc Kinh nói, ‘Những người thực hiện chính sách không bao giờ tưởng tượng được tất cả các vấn đề mà chúng ta phải đối mặt hiện nay. Kiến thức nhân khẩu học quá nông cạn. Xã hội hiện phải trả giá rất nhiều cho sự thiếu hiểu biết của họ’.”

Hiện Trung Quốc vẫn chưa công bố ngày bắt đầu thực hiện chính sách mới này. Trên thực tế, nó sẽ được thực hiện phụ thuộc vào chính quyền địa phương. Lịch trình cho cải cách vấn đề kế hoạch hóa gia đình không rõ ràng, dẫn đến lo ngại rằng sự thay đổi này sẽ quá muộn để chống lại khủng hoảng kinh tế và xã hội đang âm ỉ bùng phát ở Trung Quốc.

Trong khi đó, người có thu nhập cao ở Trung Quốc đang tìm mọi cách để trốn khỏi chính sách một con. Họ thậm chí chấp nhận trả mức tiền phạt rất cao để có được đứa con thứ hai. Thậm chí, nhiều người Trung Quốc giàu có còn sang nước ngoài sinh con và đăng ký quốc tịch nước khác – một cách làm được cho là rẻ hơn so với việc chi trả các khoản phạt vì vi phạm chính sách kế hoạch hóa gia đình tại quê nhà.

Vào ngày 19/11, tờ Tân Hoa Xã đã đưa tin về đạo diễn Trương Nghệ Mưu, người đã bị cáo buộc là cha của ít nhất 7 người con với nhiều phụ nữ khác nhau. Các nhà chức trách ở Vô Tích, quê hương của vợ Trương Nghệ Mưu, đã cố gắng liên lạc với vị đạo diễn nổi tiếng này trong nhiều tháng qua để có để điều tra chính xác những tin đồn nói trên. Theo như Tân Hoa Xã đưa tin, nếu việc Trương Nghệ Mưu có 7 người con là thật, ông này sẽ có khả năng phải chịu một khoản tiền phạt lên đến 26 triệu USD.

Kể từ khi chính sách một con ra đời, theo ước tính của một nhà nhân khẩu học trong nước, Trung Quốc đã thu được một khoản tiền lên đến 330 tỷ USD từ cái gọi là “phí hỗ trợ xã hội”. Một con số quá ấn tượng cho một chính sách xã hội. 

Phan Sương

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Nữ hành khách người Việt khỏa thân ở sân bay Philippines vì bị phạt quá hạn visa

Một nữ hành khách người Việt đã bất ngờ khỏa thân tại sân bay Ninoy Aquino (Philippines) sau khi được yêu cầu trả thêm phí quá hạn visa.

Video lữ đoàn biệt kích Ukraine vô hiệu hóa xe tăng ‘mai rùa’ Nga bằng UAV

Chỉ với những chiếc UAV cảm tử, Lữ đoàn biệt kích biệt lập số 71 Ukraine đã khiến xe tăng ‘mai rùa’ của Nga hư hại nặng.

Video Ukraine phóng tên lửa nước ngoài, phá hủy S-400 của Nga ở Donetsk

Quân đội Ukraine đã phóng tên lửa đạn đạo ATACMS, phá hủy hệ thống phòng không S-400 Triumf của Nga ở khu vực Donetsk.

Đang cập nhật dữ liệu !