Trung Quốc ngày càng 'đẩy châu Á về phía Mỹ'
Một số ngân hàng lớn của Trung Quốc đã hủy kế hoạch tham gia hội nghị thường niên của WB và IMF diễn ta ở Nhật Bản vào tuần này. |
Theo tờ Wall Street Journal, quyết định này của Trung Quốc là kết quả của cuộc tranh chấp gần đây nhất giữa nước này và Nhật Bản về chủ quyền quần đảo Senkaku/ Điếu Ngư trên biển Hoa Đông.
Các ngân hàng lớn Trung Quốc có mối liên hệ mất thiết với chính phủ cùng các doanh nghiệp nhà nước đã rút lui khỏi cả hội thảo ở Tokyo và các sự kiện khác của giới ngân hàng ở Osaka.
Cũng giống như nhiều động thái ngoại giao gần đây của Trung Quốc, việc các ngân hàng nước này khỏi các sự kiện ở Nhật Bản sẽ khiến dư luận tức giận và là hồi chuông cảnh báo các nước láng giềng Trung Quốc trong khi đó chẳng thể khiến họ thay đổi chính sách của mình.
Nhận định của Nhật Bản và các nước khác trong khu vực rằng Trung Quốc là một kẻ chuyên bắt nạt sẽ càng được củng cố. Họ sẽ lo sợ và không tin tưởng Trung Quốc nữa và Nhật Bản cũng như các nước láng giềng của Trung Quốc sẽ càng có lí do để đẩy mạnh hợp tác quốc phòng và kinh tế với Hoa Kỳ - và đó lại chính là kết quả mà Trung Quốc không mong đợi.
Động thái này của Trung Quốc thực ra lại thể hiện thế yếu chứ không phải sức mạnh. Bằng cách thừa nhận rằng mình sẽ tiếp tục cách hành xử vụng về và thô lỗ như vừa qua, chính phủ Trung Quốc đang thừa nhận với thế giới rằng nước này không thể đảm bảo rằng trong tương lai họ sẽ không kích động tinh thần dân tộc của dư luận trong nước.
Điều đó có thể là bằng chứng cho thấy các nhà kỹ trị Trung Quốc đang ngày càng mất khả năng điều hành với tư duy thực dụng và hiệu quả.
Cơ sở biện hộ cho mô hình chính phủ Trung Quốc hiện nay là nhóm các nhà lãnh đạo cấp cao theo Khổng giáo có thể đưa ra các quyết định khôn ngoan nhất vì lợi ích của đất nước mà không cần làm hài lòng ý muốn của quảng đại quần chúng.
Đảng Cộng sản Trung Quốc thể hiện trước đất nước rằng mình là hệ thống chiêu mộ các nhân tài theo những lí luận của đạo Khổng và chỉ ra rằng tăng trưởng kinh tế nhanh chóng của đất nước là minh chứng cho sự thành công của hệ thống này.
Bức tranh tươi đẹp đó đã bị xây xước nghiêm trọng sau những sự kiện như bê bối Bạc Hy Lai, một vụ việc phơi bày tình trạng tham nhũng chứ không phô bày sự khôn ngoan và lẽ phải trong nhóm đỉnh cao của hệ thống điều hành Trung Quốc; hay như những gì đã xảy ra trong thời gian vừa qua cho thấy các nhà kỹ trị Trung Quốc đang tỏ ra sợ hãi khi động đến vấn đề tranh chấp chủ quyền của nước này.
Nhiều nhà quan sát Trung Quốc đang ngày càng tin rằng xét về khía cạnh quản lý kinh tế, các nhà kỹ trị nước này cũng đang cúi mình trước sức ép từ các nhóm lợi ích đặc biệt có đầy quyền lực - điều đó cho thấy hệ thống này đang ngày càng mất khả năng tập trung vào các vấn đề quản lý rộng lớn mà đang chuyển sang hệ thống vận động hành lang và cơ chế xin cho.
Nếu điều đó là sự thật, thì đó chính các dấu hiệu cho thấy hệ thống chính quyền Trung Quốc đang ngày trở nên suy đồi và thiếu hiệu quả ngay cả khi các sức ép nội tại của nước này ngày càng gia tăng.
Các láng giềng của Trung Quốc đủ trí thông minh để hiểu ra điều này và việc nhận định tình hình khủng hoảng trong nội tại hệ thống chính quyền Trung Quốc lại là một lí do khác giải thích tại sao nhiều nước châu Á đang ngả về phía Mỹ trong thời gian vừa qua.