Trung Quốc - "Kẻ quyết định" kết quả bầu cử tổng thống Mỹ 2012?

Infonet - Các chính sách của tổng thống Barack Obama trong mối quan hệ với Trung Quốc sẽ trở thành một mấu chốt trong chiến dịch tái tranh cử năm nay. Ngược lại, ảnh hưởng của Mỹ trên Biển Đông cũng khiến cho Trung Quốc đau đầu định hướng các bước đi đúng đắn của mình trong mối quan hệ song phương giữa hai nước.

Chiến dịch bầu cử gần đây nhất của Mỹ sẽ là cuộc bầu cử tổng thống thứ 11 kể từ khi Richard Nixon bình thường hóa quan hệ với Cộng hòa nhân dân Trung Hoa. Đây cũng là cuộc bầu cử thứ 6 mà vị tổng thống đương nhiệm đi tìm một nhiệm kỳ thứ hai của mình. Một trong 6 cuộc bầu cử đó, các chính sách đối ngoại với Trung Quốc được xem là một lợi thế cho người đương nhiệm tái đắc cử (năm 1972), 2 nhiệm kỳ khác (1984 và 2004) thì lợi thế về điều này ít hơn, còn 3 nhiệm kỳ còn lại các vị ứng viên tái cử cố gắng để đưa ra các chính sách đã không thể đại diện cho các lợi ích và giá trị của Mỹ khi chống lại Bắc Kinh.  

Các chính sách của tổng thống Barack Obama trong mối quan hệ với Trung Quốc sẽ trở thành một mấu chốt trong chiến dịch tái tranh cử năm nay. Dưới thời của các Tổng thống Jimmy Carter hay George H.W.Bush, "yếu tổ Trung Quốc" cũng có sự ảnh hưởng khá lớn nhưng tất cả đều không thấm vào đâu so với những cuộc tranh cãi về Trung Quốc dưới thời Obama. Sự phát triển "thần kỳ" gần đây của Trung Quốc đã trở thành một thách thức đối với Mỹ lớn hơn bao giờ hết.

Trung Quốc -
Tổng thống Barack Obama và Chủ tịch nước Trung Quốc Hồ Cẩm Đào

Các nhà lãnh đạo Trung Quốc và các nhà phân tích nước này đã khá tự tin về vị thế của nước mình trong các cuộc bầu cử tổng thống Mỹ. Họ đã kết luận rằng thậm chí ngay cả khi những ứng cử viên tranh cử tổng thống đứng trên lập trường chống Trung Quốc trong suốt chiến dịch của mình và sau đó chiến thắng, họ sẽ phải dần dần thay đổi quan điểm khi nhậm chức, họ sẽ hiểu ra được sự phức tạp của vấn đề, thay đổi các mối quan hệ nhằm thúc đẩy các nhóm lợi ích và xây dựng mối quan hệ có lợi đôi bên giữa hai nước.

Trong ngắn hạn, những chính sách được đưa ra trong các chiến dịch bầu cử cho một nhiệm kỳ 4 năm của tổng thống Mỹ chỉ tạo ra những phản ứng tạm thời trong mối quan hệ của Mỹ đối với Trung Quốc. Vì vậy Bắc Kinh không cần phải phản ứng thái quá với những lời lẽ căng thẳng trong những chiến dịch này, bởi vì theo thời gian, mọi thứ sẽ lại ổn mà thôi.

Cuộc bầu cử trong năm nay ở Mỹ có thể lại củng cố thêm cho logic này của Trung Quốc. Nếu Barack Obama thắng nhiệm kỳ thứ 2, ông sẽ gần như tiếp tục mối quan hệ cân bằng và tích cực với Bắc Kinh thời gian gần đây. Và mặc cho bất cứ điều gì mà ứng cử viên đảng Cộng Hòa Mitt Romney nói trong suốt chiến dịch thì Trung Quốc vẫn có thể tin rằng sẽ không, hoặc rất ít những thay đổi lớn sẽ xảy ra trong mối quan hệ giữa hai nước.

Trung Quốc đã khá yếu ớt và nhiều biến cố nội bộ trong quá khứ, nhưng giờ đây nước này đang ngày một mạnh lên, và mạnh hơn nhiều so với cả năm 2008.

Và một lần nữa, vị tổng thống nhiệm kỳ tới không thể quay trở lại vấn đề cũ. Các nhà nghiên cứu về mối quan hệ Trung-Mỹ đã khẳng định rằng xung đột lợi ích đang trở nên nóng hơn bao giờ hết giữa Mỹ và Trung Quốc, các lĩnh vực cùng hợp tác đang được thu hẹp dần.

Sự phát triển của sức mạnh kinh tế, ngoại giao và quân sự đã đặt ra câu hỏi về bốn thập kỷ cũ mà mối quan hệ song phương giữa hai nước là “đôi bên cùng có lợi”. Các nhà lập luận cũng cho rằng sự thịnh vượng của Trung Quốc đang trở thành cái giá khá đắt cho Mỹ và Bắc Kinh sẽ thách thức vai trò của mỹ ở Đông Á khi nước này đang có một ảnh hưởng rộng lớn chưa từng có trước đây đối với khu vực này. Trong năm 2012, cả Obama và đối thủ của mình sẽ phải “tích cực” chống Trung Quốc hơn.

Các nhà nghiên cứu cũng đem ra những lưu ý đến xu hướng “xen vào việc của nhau” của cả Bắc Kinh và Washington. Sự không tin tưởng lẫn nhau này đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến hợp tác song phương, điều mà hai nước đang cố gắng thúc đẩy.

Họ đã đúng khi cho rằng thế hệ lãnh đạo mới của mỗi nước ( Trung Quốc cũng đang có quá trình chuyển biến nội bộ trong năm 2012 – 2013) nên có sự lưu ý đặc biệt đến việc giảm bớt sự không tin tưởng lẫn nhau. Dù các lời khuyên của các chính trị gia Mỹ có đúng hay không thì vẫn phải đưa ra các đề nghị hành động cho chính quyền trong nước. Và việc chính phủ hai nước đều công khai thừa nhận việc không tin tưởng nhau là một vấn đề phức tạp mặc dù các mục tiêu của mỗi vấn đề là khác nhau.

Đối với Trung Quốc, vấn đề nằm ở Đài Loan, Tây Tạng và Tân Cương; còn với Mỹ, khả năng xung đột nằm ở các lĩnh vực an ninh mới như là: hàng hải, an ninh mạng và vũ trụ. Sự hoài nghi có thể xuất phát từ nhiều nguồn gốc khác nhau, và một số vấn đề hiện tại có vẻ như đang trở nên trầm trọng hơn so với các vấn đề khác.

Đầu tiên và đơn giản nhất là sự hiểu lầm thuần túy. Bên này có một hành động và bên kia cho rằng đó là hành động hung hăng trong khi trên thực tế thì không phải vậy. Trung Quốc tin rằng Mỹ là nguyên nhân khiến cho nước này không thể thống nhất Đài Loan, trong khi Washington cho rằng Trung Quốc đã không để cho Đài Loan có cơ hội đưa ra một lời đề nghị rất đáng để xem xét.

Trung Quốc -
Tranh chấp trên Biển Đông đang gia tăng căng thẳng giữa Trung Quốc và Mỹ

Trường hợp thứ hai là một bên cam kết hoặc có ý định hành động theo cách không có hại cho người khác, nhưng lại xảy ra một số vấn đề trong quá trình thực hiện, và sau đó bị kết tội là có động cơ tiêu cực. Cam kết theo thời kỳ của Trung Quốc trong việc bảo vệ tài sản trí tuệ của các công ty Mỹ nhưng đã thất bại chính là một ví dụ điển hình cho trường hợp này. 

Trường hợp thứ ba là khi cả hai bên hợp pháp có thể chia sẻ cùng một mục tiêu nhưng lại khác nhau trong cách thực hiện và do đó lại kết luận rằng mục tiêu là thực sự khác nhau. Sự khác biệt giữa Washington và Bắc Kinh ở Triều Tiên và Iran là điển hình cho việc này.

Cuối cùng, trong một số tình huống Mỹ và Trung Quốc thực sự có những mục tiêu hoàn toàn mâu thuẫn nhau. Quân đội giải phóng Nhân dân của Trung Quốc đang xây dựng khả năng mở rộng chu vi chiến lược từ bờ biển phía đông cho đến tận bờ biển phía nam. Đó là khu vực tuần tra giám sát truyền thống của Hải quân và Không quân Hoa Kỳ và là nơi Washington tin tưởng là mình góp phần vào ổn định khu vực.

Việc giảm thiểu sự nghi ngờ lẫn nhau rõ ràng là phụ thuộc vào các nhà lãnh đạo có thể giả vờ hiểu nhau. Nhưng nếu họ có vấn đề trong việc đảm bảo việc thực hiện đúng cách, điều này chỉ làm gia tăng thêm các hiểu nhầm.

Tầm nhìn lạc quan về quan hệ Mỹ-Trung trong các chính quyền kế cận cùng với các cường quốc khác, có thể hợp tác để giải quyết những thách thức lớn đối với trật tự thế giới. Điều đó sẽ có tác dụng tích cực khuyến khích mỗi quốc gia có cái nhìn ôn hòa hơn với những ý định của nước khác. Nhưng mục tiêu đó sẽ rất khó cho các nước nhận ra trong điều kiện luôn có những xung đột hiện nay.

Thậm chí còn khó khăn hơn nếu Trung Quốc tin rằng Hoa Kỳ cần Trung Quốc hơn là Trung Quốc cần Mỹ, và ngược lại. Nếu chính quyền kế cận ở cả Washington và Bắc Kinh muốn giảm bớt sự nghi ngờ, khi họ cần, họ sẽ phải thông minh hơn trong cách tiếp cận vấn đề.

Phan Sương

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Nữ hành khách người Việt khỏa thân ở sân bay Philippines vì bị phạt quá hạn visa

Một nữ hành khách người Việt đã bất ngờ khỏa thân tại sân bay Ninoy Aquino (Philippines) sau khi được yêu cầu trả thêm phí quá hạn visa.

Video lữ đoàn biệt kích Ukraine vô hiệu hóa xe tăng ‘mai rùa’ Nga bằng UAV

Chỉ với những chiếc UAV cảm tử, Lữ đoàn biệt kích biệt lập số 71 Ukraine đã khiến xe tăng ‘mai rùa’ của Nga hư hại nặng.

Video Ukraine phóng tên lửa nước ngoài, phá hủy S-400 của Nga ở Donetsk

Quân đội Ukraine đã phóng tên lửa đạn đạo ATACMS, phá hủy hệ thống phòng không S-400 Triumf của Nga ở khu vực Donetsk.

Đang cập nhật dữ liệu !