Trung Quốc hãy “trỗi dậy hòa bình” bằng cách không bắt nạt láng giềng

Tăng chi tiêu quân sự có thể không ngăn cản Trung Quốc “trỗi dậy hòa bình”. Tuy nhiên vì thế, Bắc Kinh không tạo được cảm hứng cho bất kỳ niềm tin nào từ các nước láng giềng.

Kể từ khi ông Tập Cận Bình nắm giữ chức Chủ tịch nước Trung Quốc năm 2013, chính quyền của ông đã nỗ lực giải quyết một mâu thuẫn đang tồn tại giữa chính sách “trỗi dậy hòa bình” và việc gia tăng năng lực quân sự của đất nước. 

Ông Tập không ngừng nói về chủ đề phát triển hòa bình. Tuy nhiên, chính sách đối ngoại của Trung Quốc đã bước vào kỷ nguyên của sự "ngông cuồng khao khát lãnh thổ của láng giềng".

Trung Quốc hãy “trỗi dậy hòa bình” bằng cách không bắt nạt láng giềng - ảnh 1

Trung Quốc đang muốn phô trương sức mạnh quân sự của mình với cả thế giới.

Phương pháp thực hiện tham vọng của được thể hiện tại các vùng biển xung quanh Trung Quốc: Biển Đông và biển Hoa Đông. Trong đó, Việt Nam và Philippines là những quốc gia bực bội hơn cả bởi sự thể hiện khả năng (quân sự) của Trung Quốc ở Biển Đông.

Hồi tháng trước, Trung Quốc sử dụng tàu hải cảnh bắn vòi rồng vào tàu đánh cá của ngư dân Philippines, đuổi họ ra khỏi bãi cạn Scarborough – nơi thuộc quyền kiểm soát của Manila từ hàng chục năm qua. Vào đầu tháng Năm, điều tương tự lặp lại trên vùng đặc quyền kinh tế biển của Việt Nam, với quy mô đáng quan ngại hơn, chỉ rõ hơn tình trạng căng thẳng đầy nguy cấp của khu vực này.

Foreign Policy (Tạp chí Chính sách đối ngoại) là một tạp chí của Mỹ xuất bản 2 số/tháng. Tạp chí này được thành lập vào năm 1970, hiện nay do ông David Rothkopf làm chủ biên. 
Tạp chí chủ yếu tập trung phân tích các chính sách đối ngoại của nước Mỹ và các quốc gia khác trên thế giới. Nhiều nhân vật nổi tiếng trong chính trường Mỹ đã tham gia viết bài cho tạp chí này như Thượng nghị sỹ John McCain, nhà báo từng giành giải Pulitzer Tom Ricks…

Bài viết gốc có tựa đề “Trung Quốc: Sức mạnh và sự hài hòa” được đăng trên tạp chí Foreign Policy của tác giả Piero Sarmiento. Infonet xin được biên dịch và đăng tải tới bạn đọc để hiểu rõ hơn quan điểm của các chuyên gia nước ngoài về “sự trỗi dậy hòa bình” của Trung Quốc trong bối cảnh hiện nay.

Mặc dù những khẩu pháo hầu như không chứng minh đầy đủ tiềm năng của Hải quân Trung Quốc, họ vẫn cho thấy sự sẵn sàng để khẳng định chủ quyền lãnh thổ bằng vũ lực.

Cho đến nay, hải quân yếu kém, không thể hiện được sức mạnh trong chiều dài lịch sử chính là gót chân Achilles của Trung Quốc. Theo ông Lý Khắc Cường, Thủ tướng Trung Quốc, quân đội nước này đang cố gắng tạo ra các loại vũ khí công nghệ cao nhằm cải thiện hệ thống phòng thủ bờ biển và phòng không.

Các hệ thống bao gồm: tên lửa chống vệ tinh, khả năng chiến tranh mạng, tên lửa đạn đạo chống tàu, nâng cấp lực lượng hạt nhân chiến lược… nhằm cản trở Mỹ tiếp cận với khu vực mà Trung Quốc cho rằng mình có một phần phạm vi ảnh hưởng.

Phải nhấn mạnh rằng, Trung Quốc hiện đại hóa hải quân, muốn xác định lại chủ quyền hàng hải ở Biển Đông là một phần nỗ lực lớn hơn nữa để thay đổi toàn bộ vị thế quân sự của nước này.

Dù còn khá thấp so với Mỹ, ngân sách quốc phòng Trung Quốc đã được gia tăng mạnh mẽ. Bắc Kinh đã chi từ 139,2 tỷ USD trong năm 2013 lên đến 188 tỷ USD trong năm 2014, đó chỉ là con số được công khai. Mặc dù ngân sách quốc phòng chỉ chiếm 2% GDP Trung Quốc, trong khi Mỹ là 4,4%, thì sự gia tăng đột ngột này đã gây ra căng thẳng đáng kể trong khu vực.  

Vì sao nâng cấp quân sự? Trung Quốc có nhiều mục đích. Đầu tiên là để bảo vệ an ninh quốc gia. Tiếp đến, Trung Quốc muốn củng cố danh tiếng về một cường quốc kinh tế mới nổi. Đồng thời, chính quyền trung ương Trung Quốc muốn thúc đẩy tinh thần dân tộc, xua tan ý nghĩ về sự yếu đuối kéo dài hàng nhiều thế kỷ qua của quốc gia này. Chính phủ Trung Quốc nhận thức sâu sắc rằng đất nước đã bị lạc hậu hàng thế kỷ khi bị các cường quốc phương Tây đô hộ. Và để tham gia vào trật tự quốc tế, Trung Quốc đã nhấn mạnh chính sách đối ngoại không can thiệp của nó ngay cả trong việc bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ của mình.

Tuy nhiên, việc Trung Quốc tăng chi tiêu quân sự đã thúc đẩy một cuộc chạy đua vũ trang trong khu vực khi các nước Đông Á khác cố gắng để cân bằng tiềm năng quân sự với Bắc Kinh. Lần đầu tiên trong lịch sử hiện đại, chi tiêu quân sự châu Á đã sẵn sàng vượt qua châu Âu.

Chỉ riêng khu vực Đông Á, mức chi tiêu quân sự đã đạt mức 282 tỷ USD, vượt qua Trung Đông (150 tỷ USD), Nam Mỹ (67 tỷ USD) và châu Phi (45 tỷ USD). Phần lớn trong tổng số chi tiêu của Đông Á được tạo thành từ chi tiêu của Trung Quốc.

Trung Quốc hãy “trỗi dậy hòa bình” bằng cách không bắt nạt láng giềng - ảnh 2

Giàn khoan HD981 của Trung Quốc đang ngang nhiên xâm phạm chủ quyền biển đảo Việt Nam. Đây là một biểu tượng cho sự trỗi dậy không hề hòa bình của Bắc Kinh.

Tuy nhiên, nhiều nhà phân tích hoài nghi về con số này, cho rằng Trung Quốc chi nhiều hơn những gì mà họ báo cáo, dự đoán ở mức 200 tỷ USD. Trong khi các quốc gia khác, như Mỹ, thường công khai tiết lộ các mục chi tiêu của mình trong các báo cáo về quân sự thì Trung Quốc lại chọn cách che dấu khía cạnh này.

Sự quanh co của Trung Quốc vừa là “vũ khí của kẻ yếu”, vừa là phương tiện để duy trì sự hài hòa. Nhưng chính sự hiện đại hóa đầy bí mật mà lại có tốc độ nhanh chóng của nước này đã cảnh báo cộng đồng quốc tế và hủy hoại các mối quan hệ đối tác quân sự, tạo ra sự nghi ngờ và căng thẳng không cần thiết.

Với Lầu Năm Góc, khi mà việc cắt giảm ngân sách mạnh được nhìn thấy trong tương lai gần, một số quan chức Bộ Quốc phòng Mỹ đang lo lắng về khoảng cách thu hẹp chi tiêu giữa hai gã khổng lồ.

Nhiều nhà phân tích phương Tây cho rằng sự hiện đại hóa quân sự của Trung Quốc dự kiến ​​một lập trường chủ động hơn. "Trung Quốc sẽ nhất thiết phải kích động một giai đoạn chuyển tiếp quyền lực", tác giả John Mearsheimer nói, "Bất cứ ai muốn tìm hiểu ý định tương lai của Trung Quốc thông qua quan sát quân sự cũng có thể kết luận rằng Bắc Kinh đang hướng đến việc xâm lược".

Cũng có người tin rằng Trung Quốc đang tăng chi tiêu cho cả lĩnh vực văn hóa vì lý do lịch sử, bao gồm cả mong muốn không bị xâm lược. Vì thế, Trung Quốc có niềm tin trong việc tích lũy sự giàu có và quyền lực.

Từ quan điểm này, Trung Quốc muốn thúc đẩy uy tín quốc tế của mình bằng sự hiện diện quân sự lớn hơn trong khu vực châu Á -Thái Bình Dương. Tuy nhiên, Trung Quốc đã chọn con đường thể hiện bằng sự hung hăng, bắt nạt và can thiệp. Muốn “trỗi dậy hòa bình”, Trung Quốc cần lựa chọn một con đường khác để đi, không phải như cách làm của hiện nay.

PHAN SƯƠNG (lược dịch)

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Nữ hành khách người Việt khỏa thân ở sân bay Philippines vì bị phạt quá hạn visa

Một nữ hành khách người Việt đã bất ngờ khỏa thân tại sân bay Ninoy Aquino (Philippines) sau khi được yêu cầu trả thêm phí quá hạn visa.

Video lữ đoàn biệt kích Ukraine vô hiệu hóa xe tăng ‘mai rùa’ Nga bằng UAV

Chỉ với những chiếc UAV cảm tử, Lữ đoàn biệt kích biệt lập số 71 Ukraine đã khiến xe tăng ‘mai rùa’ của Nga hư hại nặng.

Video Ukraine phóng tên lửa nước ngoài, phá hủy S-400 của Nga ở Donetsk

Quân đội Ukraine đã phóng tên lửa đạn đạo ATACMS, phá hủy hệ thống phòng không S-400 Triumf của Nga ở khu vực Donetsk.

Đang cập nhật dữ liệu !