Trung Quốc đề nghị Mỹ “chấm dứt trò chơi nguy hiểm”
Tướng Đỗ Hữu Ca chỉ bị 5 phiếu "tín nhiệm thấp"
Người CSGT 30 lần giải cứu các thiếu nữ dại dột
Gần đây, các tranh chấp nổi bật nhất và có khả năng tạo ra nguy hiểm đã xảy ra giữa Trung Quốc và Nhật Bản trên quần đảo Senkaku/Điếu Ngư. Đi cạnh là những bất đồng âm ỉ giữa Trung Quốc với Việt Nam, Philippines và các nước khác có liên quan đến chủ quyền các vùng biển ở Biển Đông.
Người dân Trung Quốc biểu tình bài Nhật khi Nhật Bản tuyên bố quốc hữu hóa quần đảo Senkaku/Điếu Ngư hồi tháng 9/2012 |
Trước đó, chính quyền của Tổng thống Barack Obama đã nhấn mạnh rằng Mỹ đứng trung lập trong mọi tranh chấp. Tuy nhiên, tờ China Daily cho rằng các hành động của Mỹ, đặc biệt là trong 3 năm qua thì không hề đúng với vị trí trung lập của Washington. Theo tờ báo, “Washington đã ngày càng dấn sâu tham gia vào tranh chấp. Và trong mọi trường hợp, chính sách của Mỹ là nghiêng về bất kỳ phía nào nhưng không phải là Trung Quốc”.
“Đó là một chính sách không khôn ngoan, vì nó khuyến khích một số quốc gia, đặc biệt là các đồng minh hiệp ước của Mỹ như Nhật Bản và Philippines, áp dụng lập trường kiên quyết và làm giảm triển vọng cho giải pháp thỏa hiệp. Một chính sách tạo nên thành kiến chống lại Trung Quốc cũng có khả năng đầu độc mối quan hệ kinh tế, ngoại giao và chiến lược quan trọng của Mỹ trong việc tái thiết vị trí cường quốc trong hệ thống quốc tế”, tờ China Daily bình luận.
Mối quan tâm của Washington trong tranh chấp Biển Đông đã tăng lên đáng kể trong những năm gần đây. Trong tháng 7/2010, phát biểu trước một cuộc họp của ASEAN, Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton đã nhấn mạnh rằng Washington có lợi ích quan trọng ở Biển Đông và lợi ích này bị đe dọa bởi những căng thẳng đang diễn ra, bà cũng đề xuất một “giải pháp khu vực tập thể” và dự kiến Mỹ sẽ đóng vai trò hòa giải.
Các hoạt động sau đó của quân đội Mỹ đều thống nhất một mục đích là gia tăng sự ảnh hưởng của Washington lên khu vực. Cựu Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ cũng từng lên tiếng về vai trò của Washington: “Có một tầm quan trọng trong việc bảo vệ quyền lợi hàng hải cho tất cả các quốc gia ở Biển Đông”
Chính sách thiên vị “bất cứ ai nhưng không phải Trung Quốc” được Washington thể hiện rõ trong nhiều dịp khác. Trong khi tham dự một hội nghị thượng đỉnh kinh tế ở Bali vào tháng 11/2011, Tổng thống Obama đã làm nổi bật tầm quan trọng của liên minh quốc phòng giữa Mỹ và Philippines. Bình luận của ông theo sau tuyên bố mạnh mẽ ủng hộ Philippines của bà Clinton về Biển Đông, chẳng hạn như "Hoa Kỳ sẽ luôn luôn đứng bên cạnh Philippines".
Tác giả bài báo này trên tờ China Daily là một thành viên cao cấp của Trung tâm nghiên cứu chính sách đối ngoại quốc phòng, tại Viện Cato có trụ sở ở Washington. Nhà báo Ted Galen Carpenter cũng là tác giả của 9 quyển sách về các vấn đề quốc tế. Trong bài báo thể hiện quan điểm của mình, ông cho thấy những tư tưởng khá đồng nhất với quan điểm của chính phủ Trung Quốc trong các vấn đề tranh chấp trên biển hiện nay.
Ông Carpenter cho rằng hoạt động của Washington trên Biển Đông vẫn còn ít nhiều “sự cân bằng và trung lập” hơn so với lập trường của chính họ về tranh chấp giữa Trung Quốc và Nhật Bản trên quần đảo Senkaku/Điếu Ngư.
Trong năm 2010, Ngoại trưởng Clinton đã tuyên bố rằng Hiệp ước quốc phòng năm 1960 giữa Mỹ và Nhật Bản có bao gồm cả bảo vệ các hòn đảo thuộc chủ quyền của nước này. Đồng nhất về lập trường, vào tháng 9/2012, Trợ lý Ngoại trưởng đặc trách Đông Á Kurt Campbell khẳng định thẳng thừng rằng các đảo tranh chấp là "rõ ràng" được bao phủ bởi các hiệp ước, buộc Mỹ sẽ viện trợ cho Nhật Bản nếu bị tấn công.
Bài báo của China Daily liên tục khẳng định chính sách của chính quyền Obama là mâu thuẫn và vô ích. Tác giả cho rằng khi Mỹ áp dụng các hiệp ước phòng thủ trên quần đảo Senkaku/Điếu Ngư, Washington không thể nói họ “không có vai trò gì” trong cuộc tranh chấp này.
Sự hỗ trợ của Mỹ đã khuyến khích chính phủ Nhật Bản và người dân của họ kiên quyết hơn trong cuộc tranh chấp với Trung Quốc. Nhật và Mỹ đã tổ chức tập trận chung liên tục trong 6 tháng đầu năm 2013 nhằm cải thiện khả năng của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản.
Trong phần kết luận, bài báo của China Daily tiếp tục khẳng định luận điểm của mình, cho rằng Washington đang sai lầm trong chính sách trục ở Châu Á. “Washington đang chơi một trò chơi nguy hiểm bằng cách khuấy đều căng thẳng và ủng hộ bất cứ bên nào tạo ra sự bất đồng trong tranh chấp lãnh thổ. Nhưng trừ phi bảo toàn các quyền chuyển hướng thông qua các cơ quan có liên quan, nước Mỹ không có lợi ích quan trọng nào bị đe dọa trong những tranh chấp. Washington nên có thái độ trung lập nghiêm ngặt phù hợp hơn với hành động cũng như lời nói”.