Trung Quốc: Dấu hỏi trong cuộc chiến chống tham nhũng

Thời báo NewYork bình luận: Các nhà lãnh đạo Trung Quốc nói về tham nhũng như thể nó chỉ đơn thuần là một thất bại trong việc gìn giữ kỷ luật của Đảng Cộng sản.

Tổng bí thư mới của Đảng Cộng sản Trung Quốc là Tập Cận Bình trở thành người gần đây nhất nhắc đến điều này trong một bài phát biểu ngay sau khi được bầu ngày 17/11. “Chúng ta phải thận trọng”, ông Tập Cận Bình tuyên bố, kèm theo đó là những lời cảnh báo về việc tham nhũng có nguy cơ ăn mòn cả Đảng Cộng sản lẫn Nhà nước Trung Quốc.

Ông Tập Cận Bình đã đúng khi nói về mối đe dọa nguy hiểm này. Nạn tham nhũng đang tràn lan trong các doanh nghiệp Trung Quốc, chính phủ và xã hội nước này, phát triển tỷ lệ thuận với sự tăng trưởng kinh tế trong thập kỷ này của Trung Quốc. Nhưng lời cảnh báo của ông Tập Cận Bình không có nghĩa là hành động thiết thực để ngăn chặn tham nhũng. 

Trung Quốc: Dấu hỏi trong cuộc chiến chống tham nhũng - ảnh 1
Ông Tập Cận Bình - Tân Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc

NewYork Times nêu lý do vì sao Trung Quốc không thể thực hiện được nhiệm vụ cần thiết này. Trung Quốc sở hữu một hệ thống pháp luật có vẻ ngoài hoàn hảo bao gồm tòa án, các luật sư và các phiên tòa được đem ra xét xử. Nhưng điều đó không tạo ra nguyên tắc trung thực cho hệ thống pháp luật đó. Định nghĩa về nguyên tắc trung thực trong pháp luật là không ai, thậm chí không có sự ưu tiên nào được phép đứng trên pháp luật.

Ví dụ gần đây thể hiện rõ sức mạnh của Đảng Cộng sản Trung Quốc trong thực thi pháp luật. Vụ việc đầu tiên phải kể đến là sự sụp đổ quyền lực của ông Bạc Hy Lai – Bí thư thành ủy Trùng Khánh, một biểu tượng rất điển hình của tầng lớp thượng lưu cho đến khi người ta tố giác vợ ông ta đã tham gia vào một vụ bê bối giết người xung quanh cái chết của một doanh nhân người Anh.

Sự lạm dụng chức vụ của ông Bạc Hy Lai khiến phần lớn người Trung Quốc cảm thấy sốc nặng khi họ được tiết lộ về vị trí của ông này trong hệ thống quyền lực cực mạnh mẽ và trong việc bảo vệ hệ thống quyền lực này. Bạc Hy Lai bị cách chức, khai trừ khỏi đảng và bị cầm tù. Tuy nhiên, trường hợp của ông này giống như là một ngoại lệ đặc biệt hơn là quy tắc chính thống của pháp luật Trung Quốc.

Ông Tập Cận Bình có vẻ đã ghi nhận điều này thông qua bài phát biểu của mình khi nói rằng: “Trong những năm gần đây, đã có những hành vi vi phạm nghiêm trọng nội quy kỷ luật và pháp luật trong nội bộ đảng, gây ảnh hưởng nghiêm trọng và hoàn toàn có tính chất phá hoại tới chính trị, gây sốc cho nhân dân và làm lung lay nền móng đất nước”.

Trung Quốc: Dấu hỏi trong cuộc chiến chống tham nhũng - ảnh 2
Đại hội Đảng Cộng Sản 18 của Trung Quốc đã đề ra một vấn đề: Chống tham nhũng và trong sạch Đảng

Để có thể hỗ trợ và tạo tiền đề cho một thắng lợi trong cuộc chiến chống tham nhũng, tự do báo chí là một tiêu chí cực kỳ quan trọng. Trong khi các nhà báo hoạt động tự do ở Trung Quốc hiện nay là khá nhiều khi họ vẫn thường được ủng bộ bởi chính quyền trong việc đưa tin các vụ bê bối kiểu như các vụ bê bối ô nhiễm sữa hay các nhà máy.

Tuy nhiên, vẫn có những ranh giới mà họ không được vượt qua, điều này bao gồm các quan chức cao cấp, các tổ chức chính phủ và một số vấn đề liên quan. Có vẻ như sẽ có một giới hạn riêng cho khẩu hiệu “Chúng ta phải thận trọng” của ông Tập Cận Bình.

Việc thiếu hụt những quy định nghiêm ngặt của pháp luật đã tạo ra một lỗ hổng sâu làm suy yếu những trụ cột trong sự vươn lên tiến bộ ở Trung Quốc. "Cũng như các câu chuyện nói trên, những lời cảnh báo về tham nhũng của ông Tập Cận Bình có thể sẽ chỉ vang vọng trong một hội trường trống rỗng mà thôi", Thời báo NewYork viết.

PHAN SƯƠNG

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Nữ hành khách người Việt khỏa thân ở sân bay Philippines vì bị phạt quá hạn visa

Một nữ hành khách người Việt đã bất ngờ khỏa thân tại sân bay Ninoy Aquino (Philippines) sau khi được yêu cầu trả thêm phí quá hạn visa.

Video lữ đoàn biệt kích Ukraine vô hiệu hóa xe tăng ‘mai rùa’ Nga bằng UAV

Chỉ với những chiếc UAV cảm tử, Lữ đoàn biệt kích biệt lập số 71 Ukraine đã khiến xe tăng ‘mai rùa’ của Nga hư hại nặng.

Video Ukraine phóng tên lửa nước ngoài, phá hủy S-400 của Nga ở Donetsk

Quân đội Ukraine đã phóng tên lửa đạn đạo ATACMS, phá hủy hệ thống phòng không S-400 Triumf của Nga ở khu vực Donetsk.

Đang cập nhật dữ liệu !