Trung Quốc: "Đại chiến lược" bá chủ thế giới bủa vây Mỹ

Vòng vây đại chiến lược bá chủ thế giới của Trung Quốc đang khiến Mỹ lo sợ mất đi vị thế nền kinh tế số 1 thế giới và tầm ảnh hưởng toàn cầu. Vậy ông Obama có thể đưa ra giới hạn đỏ cho Trung Quốc?
Hồi tháng Tư, 57 quốc gia đã chính thức trở thành thành viên của Ngân hàng Đầu tư Phát triển châu Á (AIIB) do Trung Quốc sáng lập. Mục tiêu ra đời của AIIB là giúp tạo ra nguồn tài chính hỗ trợ cho các quốc gia châu Á cải thiện hệ thống cơ sở hạ tầng quốc gia. Tuy nhiên, sự ra đời của AIIB cũng chính là nguyên nhân khiến Mỹ lo lắng về vị thế số 1 toàn cầu của mình. 

Một số người thì bày tỏ sự hoan nghênh trước việc Trung Quốc san sẻ phần trách nhiệm ngày càng lớn với cộng đồng quốc tế và đặc biệt là sự phát triển của khu vực châu Á. Tuy nhiên, không ít người lại cho rằng sự ra đời của AIIB là cách để Trung Quốc soái ngôi vị nền kinh tế số 1 của Mỹ và Bắc Kinh sẽ sử dụng nguồn tài trợ làm công cụ để đạt được các mục tiêu tham vọng đã đề ra. 

Trung Quốc:

Sự xuất hiện của AIIB là mối đe dọa cho vị thế nền kinh tế số 1 thế giới của Mỹ.

Trong bài viết mang tựa đề "Who’s Afraid of the AIIB?" (tạm dịch: Quốc gia nào phải sợ AIIB?) đăng trên tạp chí Foreign Affairs, tác giả Phillip Lipscy nhận định Bắc Kinh đã sẵn sàng "cắt giảm bớt chất lượng và điều kiện mà các tổ chức viện trợ hiện thời quy định để chuyển hoạt động viện trợ song phương và ở nước ngoài cho các doanh nghiệp nhà nước Trung Quốc". Đây là lý do mà Mỹ nên tham gia AIIB để cùng xây dựng những chính sách và quy tắc theo đúng tiêu chuẩn quốc tế. 

Cũng theo ông Lipscy, Trung Quốc đã vượt ra ngoài tầm kiểm soát của Mỹ và có thể đơn phương tái cấu trúc trật tự thế giới. Bởi AIIB sẽ không chỉ giúp Trung Quốc tạo ra một vòng xoay lợi nhuận mà còn giúp Bắc Kinh mở rộng tầm ảnh hưởng chính trị và kinh tế ở châu Á cũng như biến đồng nhân dân tệ trở thành nguồn tiền dự trữ quốc tế. Trong đó, các công ty quốc doanh của Trung Quốc chính là lực lượng được hưởng lợi từ số vốn ban đầu của AIIB lên tới 100 tỷ USD.  

Phát triển kinh tế

Có thể nói, Bắc Kinh hiện đang cần tăng trưởng kinh tế hơn bao giờ hết để làm dịu những tác động từ tình trạng tham nhũng, đấu đá nội bộ, bất ổn chính trị và xã hội, ô nhiễm môi trường cùng áp lực dân số đông. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng GDP của Trung Quốc hiện đã giảm xuống mức thấp nhất trong 25 năm qua. 

Về bề ngoài, hoạt động nhập khẩu năng lượng vốn giúp Bắc Kinh duy trì nền kinh tế, hiện đang bị ảnh hưởng do các tàu chở hàng của nước này không thể đi qua những con đường tắt vốn đang được Hải quân Mỹ tuần tra và qua các điểm kiểm soát hải quân ở eo biển Malacca. Đối với các nhà hoạch định chiến lược Trung Quốc, điều này là không thể chấp nhận được. 

Trung Quốc:

Trung Quốc thúc đẩy hoạt động xuất khẩu sang các thị trường châu Á.

Mục tiêu trong đại chiến lược của Trung Quốc có thể được tóm gọn lại là đa dạng hóa và đảm bảo nguồn cung năng lượng; muốn đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế nhanh chóng thì cần thúc đẩy hoạt động xuất khẩu sang các thị trường châu Á. Và AIIB sẽ giúp Trung Quốc đạt được hai mục tiêu này. 

Điển hình, trong chiến lược mang tên "Chuỗi ngọc trai", Bắc Kinh đã đầu tư vào hàng loạt công trình cầu cảng dọc vành đai Ấn Độ Dương. Hồi tháng 2/2014, một công ty nhà nước Trung Quốc còn giành được quyền vận hành cảng biển nước sâu Gwadar của Pakistan, vốn được ví là "viên ngọc lớn nhất trong chuỗi ngọc trai". 

Ngoài ra, Trung Quốc còn mở rộng mạng lưới các đường ống dẫn dầu và khí đốt mới từ Myanmar tới Kazakhstan cùng các tuyến đường sắt thương mại và công nghiệp trải dài từ phía tây Trung Quốc tới châu Âu. Ví dụ, hồi năm ngoái, một chuyến tàu chở hàng của Trung Quốc đã thực hiện hành trình liên tục dài nhất trong lịch sử suốt 21 ngày trên quãng đường 8.000 dặm (13.000 km) từ tỉnh Chiết Giang của Trung Quốc tới Tây Ban Nha và quay trở lại. 

Gần đây, Trung Quốc và Nga còn tiến hành thảo luận và đi tới ký kết một thỏa thuận mua bán khí đốt lớn nhất giữa hai nước trị giá 400 tỷ USD với thời hạn lên tới 30 năm. Và giờ đây, Bắc Kinh đang cho công bố những chi tiết về sáng kiến Con đường Tơ lụa trong chiến lược "Một con đường, một vành đai". Đây là một tầm nhìn tham vọng kết nối toàn châu Á tới trung tâm kinh tế của Trung Quốc. 

Sự trỗi dậy của chủ nghĩa dân tộc 

Đối với những người theo chủ nghĩa dân tộc cực đoan ở Trung Quốc, quân đội Mỹ đã "hoàn toàn chặn đường" hoạt động của quốc gia này dọc khu vực "chuỗi đảo thứ nhất " trải dài từ Hàn Quốc tới Indonesia. Thậm chí, những người này còn cho rằng Washington đang âm thầm kích động căng thẳng trong mối quan hệ giữa Bắc Kinh và các nước láng giềng nhằm kiềm chế sự trỗi dậy của Trung Quốc. Nhóm này cũng phản đối việc quân đội Mỹ tăng cường hiện diện tại khu vực châu Á cũng như phản đối các tàu tuần tra Mỹ hoạt động trong vùng đặc quyền kinh tế mà Trung Quốc tự vạch ra.  

Trung Quốc:

Bức ảnh tố cáo Trung Quốc bồi đắp và xây dựng trái phép tại quần đảo Trường Sa.

Thậm chí, những người theo chủ nghĩa dân tộc cực đoan ở Trung Quốc còn mặc nhiên cho rằng cần "tăng cường trừng phạt" đối với các quốc gia láng giềng như Nhật Bản, Việt Nam, Philippines và cả Ấn Độ vì đối đầu với Bắc Kinh trong cuộc các tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông, biển Hoa Đông và khu vực biên giới trên bộ của Trung Quốc. Theo họ, nếu cần thiết, Trung Quốc có thể dùng vũ lực để giải quyết tranh chấp. Về lâu dài, chính sự phụ thuộc quá lớn vào mối quan hệ với Bắc Kinh đặc biệt trong lĩnh vực kinh tế, sẽ trở thành rào cản lớn nhất khiến các quốc gia có tranh chấp chủ quyền với Trung Quốc, bị hạn chế trong phương hướng đáp trả. 

Theo Trung Quốc, giai đoạn khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008 là dấu hiệu suy thoái của Mỹ và cũng là lúc chiến lược "tái cân bằng châu Á" của Washington phải rút lui. Đó là lý do mà trong những năm gần đây, Trung Quốc liên tiếp có những hành động đơn phương gây căng thẳng ở Biển Đông và biển Hoa Đông. Dưới quan điểm của những người theo chủ nghĩa dân tộc cực đoan, tăng trưởng GDP giúp Trung Quốc có cơ hội đầu tư lớn vào lĩnh vực quân sự và sẵn sàng đối đầu với những cuộc chiến tiềm năng ở khu vực biên giới Trung - Ấn hay các tàu hải quân Mỹ ở vùng đặc quyền kinh tế mà Trung Quốc tự tuyên bố, cũng như đẩy mạnh khai hoang và xây dựng trái phép tại quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa của Việt Nam. 

Ngoài ra, nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình cũng đã từ bỏ câu châm ngôn nổi tiếng "Ấn giấu sức mạnh, chờ đơi thời cơ" của cố lãnh đạo Đặng Tiểu Bình, để theo đuổi "giấc mơ Trung Hoa". Chính khẩu hiệu mới của ông Tập Cận Bình "một châu Á của người châu Á" cũng đã phần nào nói nên nỗ lực xóa bỏ sự hiện diện của Mỹ ở khu vực.  

Giới hạn đỏ

Do đó, trong thế kỷ 21, Washington đã có những chính sách và cách tiếp cận thận trọng hơn với Trung Quốc. Những mối quan ngại về nhân quyền và tự do chính trị, chính sách thương mại phân biệt đối xử hay quân sự hóa dường như bị lép vế trước viễn cảnh lớn hơn đó là" đưa Trung Quốc hội nhập một cách hòa bình vào trật tự quốc tế do phương Tây cầm đầu. 

Trung Quốc:

Nhiều luồng dư luận ở Washington kêu gọi Tổng thống Obama có cách tiếp cận mới với Trung Quốc.

Phương pháp tiếp cận này đã giành được sự thành công khá lớn dưới thời cựu Tổng thống Mỹ George W. Bush thay vì dưới thời Tổng thống đương nhiệm Barack Obama. Đây cũng chính là lý do khiến ngày càng nhiều ý kiến ở Washington hối thúc chính quyền Mỹ thay đổi phương pháp tiếp cận đối với Trung Quốc. 

Theo bản báo cáo gần đây của hai nhà nghiên cứu Ashley Tellis đến từ Hội đồng Carnegie và Robert Blackwill thuộc Hội đồng Các mối quan hệ nước ngoài, Washington cần từ bỏ chủ nghĩa duy tâm ngoại giao và thi hành một chính sách khuyến khích như các thỏa thuận thương mại ưu đãi "với mục đích loại dần Trung Quốc"; một chế độ kiểm soát công nghệ nhằm ngăn Trung Quốc ăn trộm những công nghệ quân sự "có thể ảnh hưởng tới các chiến lược cấp cao" của Mỹ; cũng như tăng cường mối quan hệ giữa Mỹ và các đồng minh quân sự. 

Bản báo cáo này cũng bày tỏ sự bi quan khi cho rằng "sẽ không có viễn cảnh về việc cùng tồn tại trong hòa bình hoặc thấu hiểu song phương" với Trung Quốc. Ngoài ra, Mỹ cần đặt ra những giới hạn đỏ cho Trung Quốc. Tuy nhiên, nếu những giới hạn đỏ này không có hiệu lực, chúng sẽ trở thành động lực để Trung Quốc tiếp tục cuộc phiêu lưu và Bắc Kinh sẽ vẫn tiếp tục thay đổi hiện trạng nhiều khu vực theo ý muốn của mình. 

Tham gia để kiềm chế 

Ngay cả những dự án như AIIB dù không mang tính đe dọa nhưng mang lại lợi thế chiến lược cho Trung Quốc. Bởi hiện nay, luồng tư tưởng phản đối AIIB ở Mỹ dường như không có và khả năng sắp tới các đối tác thương mại ở Mỹ sẽ nhanh chóng gia nhập tổ chức này bất chấp sự phản đối của chính quyền Washington. 

Trung Quốc:

Tăng trưởng kinh tế nhanh giúp Trung Quốc có cơ hội đầu tư lớn vào lĩnh vực quân sự.

Một điều không thể phủ nhận là sự ra đời của AIIB và sáng kiến Con đường Tơ lụa có thể giúp nâng cao chất lượng cuộc sống của hàng triệu người dân đang sinh sống ở các quốc gia kém phát triển trên đại lục Á – Âu. Do đó, thay vì tìm cách cô lập, Washington nên coi những sáng kiến này là một phần trong đại chiến lược của Trung Quốc và chấp nhận những thách thức cũng như cơ hội để cùng tham gia. 

Theo Foreign Affairs, dù khó khăn nhưng việc vạch ra những giới hạn đỏ là điều quan trọng bởi bất cứ nỗ lực tiếp cận cứng rắn tới Trung Quốc sẽ chỉ khiến Mỹ không thể thiết lập liên minh đối tác ở nước ngoài. Nói cách khác, nếu kiềm chế được hoạt động mở rộng tầm ảnh hưởng ở khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương, Mỹ mới có cơ hội tăng cường sự hiện diện ở khu vực này. Một khi sức mạnh và tầm ảnh hưởng của Bắc Kinh ngày càng lớn sẽ khiến cách tiếp cận cứng rắn hơn với Trung Quốc của Mỹ gặp vô vàn khó khăn. Do đó, Mỹ cần từ bỏ vai trò là người ra phán quyết mà thay vào đó đảm nhận trọng trách của người duy trì một trật tự dựa trên các quy tắc công bằng và nhất quán.   

Nội dung được thực hiện qua tham khảo nguồn tin từ tạp chí Foreign Affairs (FA), chuyên về phân tích các mối quan hệ quốc tế và các chính sách đối ngoại Mỹ. FA thuộc Hội đồng Quan hệ Đối ngoại (Council on Foreign Relations), một trong những trung tâm tham vấn uy tín nhất nước Mỹ về chính sách ngoại giao.

MINH THU (lược dịch)

Khoảnh khắc lính dù Nga bắn hạ UAV 'khủng' của Ukraine

Một lính dù Nga đã tìm được cách dùng súng ngắn bắn hạ thành công một máy bay không người lái (UAV) mang chất nổ của Ukraine.

Video Nga công phá 2 hệ thống tên lửa Mỹ ở tây nam Ukraine

Bộ Quốc phòng Nga vừa công bố đoạn video quay cảnh quân đội nước này tấn công, phá hủy 2 hệ thống tên lửa đất đối không Patriot do Mỹ chế tạo ở vùng Odessa, tây nam Ukraine.

Dàn tên lửa hiện đại của Nga trở thành ‘khắc tinh’ của F-16 ở Ukraine

Dàn tiêm kích F-16 mà các nước NATO hứa chuyển cho Ukraine sẽ bị các tên lửa hiện đại của Nga săn lùng, và tiêu diệt giống như cuộc tấn công đã phá hủy 5 chiếc Su-27 gần đây.

Nga hé lộ phiên bản xuất khẩu của hệ thống phòng không tầm ngắn Komar

Hệ thống tên lửa phòng không tầm ngắn Komar của Nga cung cấp khả năng phòng thủ tầm ngắn cho tàu chiến nhỏ và tàu hỗ trợ có lượng giãn nước lên tới 50 tấn.

Nga lần đầu ra mắt xuồng không người lái tại triển lãm quốc phòng

Nga vừa ra mắt xuồng không người lái “Vizir”, “Orkan”, “BEK-1000” tại Triển lãm Quốc phòng Hàng hải quốc tế FLEET-2024.

Video UAV Nga phóng lưới 'tóm gọn' UAV của Ukraine

Quân đội Nga đã triển khai loại máy bay không người lái (UAV) mang tên Setkomet có khả năng phóng lưới để "bắt" các UAV của Ukraine.

FPV Nga truy đuổi, hạ gục xe tăng Mỹ viện trợ cho Ukraine trong đêm

Một binh sĩ điều khiển máy bay không người lái góc nhìn thứ nhất (FPV) của Nga kể lại vụ truy đuổi, tấn công phá hủy xe tăng Abrams do Mỹ viện trợ cho Ukraine vào ban đêm.

Nữ hành khách người Việt khỏa thân ở sân bay Philippines vì bị phạt quá hạn visa

Một nữ hành khách người Việt đã bất ngờ khỏa thân tại sân bay Ninoy Aquino (Philippines) sau khi được yêu cầu trả thêm phí quá hạn visa.

Video lữ đoàn biệt kích Ukraine vô hiệu hóa xe tăng ‘mai rùa’ Nga bằng UAV

Chỉ với những chiếc UAV cảm tử, Lữ đoàn biệt kích biệt lập số 71 Ukraine đã khiến xe tăng ‘mai rùa’ của Nga hư hại nặng.

Video Ukraine phóng tên lửa nước ngoài, phá hủy S-400 của Nga ở Donetsk

Quân đội Ukraine đã phóng tên lửa đạn đạo ATACMS, phá hủy hệ thống phòng không S-400 Triumf của Nga ở khu vực Donetsk.

Đang cập nhật dữ liệu !