Trung Quốc 'đã sẵn sàng' với Philippines trên Biển Đông
Trung Quốc 'đã sẵn sàng' với Philippines trên Biển Đông
Trung Quốc "nổi giận" vì Philippines đổi tên đảo
Trung Quốc xây nhà máy đóng tàu ở biển Đông
Trung Quốc triển khai dàn khoan khủng ở Biển Đông
Thứ trưởng ngoại giao Trung Quốc Phó Huỳnh. |
Vụ đối đầu kéo dài hàng tháng về bãi cạn Scarborough là một trong những biến cố lớn và ầm ĩ nhất trong nhiều năm qua giữa hai quốc gia trong cuộc tranh chấp về chủ quyền trên Biển Đông, vùng biển giàu có về dầu mỏ và khí đốt.
Theo trang web của Bộ ngoại giao Trung Quốc, hôm qua bà Phó Huỳnh đã nói với một nhà ngoại giao Philippines rằng "Phía Trung Quốc đã tiến hành tất cả các công tác chuẩn bị để đáp trả lại bất kỳ hành động nào của phía Philippinies khiến tình hình leo thang".
Hai quốc gia đã sa lầy vào một cuộc tranh chấp kể từ ngày 8/4 khi các tàu hải giám Trung Quốc ngăn không cho tàu chiến Philippines bắt giữ các ngư dân Trung Quốc đánh bắt tại khu vực bãi cạn Scarborough mà cả hai quốc gia đều tuyên bố chủ quyền.
Cả Bắc Kinh và Manila đều giữ lại tàu ở khu vực tranh chấp, khiến căng thẳng trong khu vực leo leo thang.
Hiện 4 tàu hải giám và 10 tàu cá Trung Quốc vẫn ở lại khu vực bãi cạn, đối đầu với 2 tàu tuần dương và tàu của Cục ngư nghiệp Philippines.
Hôm qua, bà Phó Huỳnh đã triệu tập ông Alex Chua đại diện của Đại sứ quán Philippines tại Trung Quốc đến để bà thực hiện một cuộc "nói chuyện nghiêm túc" về tình hình.
"Rõ ràng là phía Philippines đã không nhận thấy rằng mình đang mắc những sai lầm nghiêm trọng và đang làm cho căng thẳng leo thang", bà Phó Huỳnh nói với ông Alex Chua.
"Phía Philippines đã không ngừng đưa ra những nhận xét không đúng khiến dư luận Philippines và cộng đồng quốc tế hiểu sai tình hình, khuấy động cảm xúc của công chúng và do đó đã làm tổn hại nghiêm trọng bầu không khí của mối quan hệ song phương giữa Trung Quốc và Philippines", bà nói.
"Vì thế chúng tôi khó có thể lạc quan về tình hình được", bà Phó Huỳnh kết luận.
Philippines tranh cãi rằng bãi cạn nằm trong khu vực đặc quyền kinh tế rộng 200 hải lý của mình và được luật quốc tế thừa nhận.
Nhưng Bắc Kinh tuyên bố chủ quyền trên gần như toàn bộ khu vực Biển Đông thậm chí cả những khu vực sát đất liền của các quốc gia khác và các đất liền Trung Quốc hàng trăm km.
Tuần trước, Philippines đã tuyên bố sẽ kiềm chế trong tranh chấp này.
"Chúng tôi không muốn khiến căng thẳng leo thang vào lúc này", phát ngôn viên của Tổng thống Philippines Benigno Aquino nói, "Vì thế, việc chúng tôi đang làm lúc này là chuẩn bị hồ sơ và sau đó sẽ đưa vấn đề này ra tòa án (quốc tế)".
Hôm qua, bà Phó Huỳnh tuyên bố các tàu hải giám của chính phủ Trung Quốc sẽ "tiếp tục cảnh giác" tại khu vực bãi cạn và thúc giục Philippines rút tàu về. Tuy vậy, bà cũng nhấn mạnh rằng Bắc Kinh vẫn muốn giải quyết cuộc khủng hoảng bằng con đường ngoại giao.
Một bài xã luận trên tờ Nhân dân nhật báo của Trung Quốc đã cảnh cáo rằng Philippines không nên "coi ý tốt của Trung Quốc là dấu hiệu của sự yếu thế"
'Khi đối mặt với các cuộc tranh chấp như vậy, chúng tôi có đủ sự khôn ngoan và các phương tiện để đánh bại kẻ thù mà không cần phải chiến đấu và buộc họ phải dừng lại", bài xã luận tuyên bố.
Lê Dung