Trung Quốc chỉ trích Mỹ ủng hộ Nhật Bản trong vụ Senkaku
Bản dự thảo lần này của Hạ Viện Mỹ cho biết, sẽ xem xét chi 633 tỉ USD cho quốc phòng Mỹ trong năm 2013. Một điều khoản trong bản dự thảo viết rằng, “Mỹ không có quyền gì tại Senkaku”, nhưng công nhận quyền quản lý của Nhật Bản tại quần đảo đang tranh chấp quyết liệt này giữa Trung Quốc và Nhật Bản này.
Mỹ công nhận quyền quản lý của Nhật Bản tại đảo Senkaku/Điếu Ngư |
Một độc giả của Tân Hoa Xã, cơ quan thông tấn nhà nước Trung Quốc cho biết, đó là sự “vi phạm trắng trợn chủ quyền của Trung Quốc”.
Đảo Điếu Ngư/Senkaku là quần đảo nằm trên vùng giáp ranh và được cả Trung Quốc, Đài Loan và Nhật Bản tuyên bố chủ quyền, và đều tiến hành tuần tra hải quân xung quanh các đảo này.
Cách đây hai tuần, Trung Quốc điều máy bay hải giám đến gần khu vực Điếu Ngư/Senkaku, Nhật lập tức điều máy bay chiến đấu ra ngăn chặn. Việc Trung Quốc cho máy bay bay tới khu vực này “đánh dấu sự khởi đầu giám sát trên không của Trung Quốc” tại quần đảo Điếu Ngư/Senkaku.
Bài báo phân tích, tình hình khu vực rất có thể sẽ bị cuốn vào một cuộc đụng độ quân sự nghiêm trọng. Cuối tuần trước, Trung Quốc lại cho máy bay hải giám này bay đến khu vực cách đảo Điếu Ngư 100km, và lại gặp sự ngăn chặn của chiến đấu cơ phía Nhật Bản. “Nếu Tokyo vẫn tiếp tục ngăn chặn các máy bay tuần tra của Trung Quốc, một cuộc đối đầu sẽ diễn ra trong nay mai”, bài báo phân tích.
Ông Shinzo Abe dự kiến sẽ chính thức được bầu làm Thủ tướng Nhật Bản trong tuần này. Ông Abe tuyên bố có thể cử các nhân viên chính phủ hoặc nhân viên cảnh sát biển đến bảo vệ Senkaku, động thái để khẳng định chủy quyề tại khu vực này ở cả trên biển, trên không lẫn đất liền.
Tài liệu cho thấy, để thúc đẩy tuyên bố không “các cơ sở hạt nhân của Nhật Bản đi xa hơn nữa, các hiệp ước an ninh giữa Mỹ và Nhật Bản được kí kết và các hòn đảo bị tấn công”- theo bài viết trên tờ China Daily. “Đây là một sự vi phạm trắng trợn chủ quyền của Trung Quốc”, bài báo viết.
“Việc Mỹ can thiệp vào vụ tranh chấp tại quần đảo Điếu Ngư đã làm tổn hại đến hòa bình và ổn định trong khu vực”.
Các điều khoản được công bố về dự thảo của Mỹ cho phép cung cấp hàng chục chiến đấu cơ F-16C/D cho phía Đài Loan. Bản dựa thảo này được các nhân sĩ thân Đài Loan hết sức ủng hộ. Một nghị sỹ tại Đài Loan cho hay, Đài Loan là “đồng minh chiến lược của Mỹ tại Thái Bình Dương, Trung Quốc phải giữ vững vai trò bạn bè, không dọa nạt”.
"Đài Loan là một phần không thể tách rời của Trung Quốc, Mỹ bán vũ khí cho Đài Loan là vấn đề nhạy cảm nhất trong các quan hệ song phương".
Từ cuối năm ngoái, chính quyền của Tổng thống Obama từ chối cấp cho Đài Loan 66 chiếc F-16 phiên bản mới, chấp nhận việc nâng giá lạoi máy bay này.
Thượng nghị sĩ John Cornyn của bang Texas cho rằng, vào thời điểm đó “chính quyền Obama đầu hàng trước Đảng cộng sản Trung Quốc là một vết nhơ trong chính sách đối ngoại của Mỹ, là một cái tát mạnh vào người đồng minh, người bạn lâu năm”.
Còn Trung Quốc, họ triệu tập ngay Đại sứ Mỹ và tùy viên quân sự Mỹ tại Bắc Kinh đến để “phản đối mạnh mẽ”. Và nếu ông Obama kí thông qua dự thảo luật lần này thì chắc chắn sẽ có một giấy triệu tập nữa được gửi đến Đại sứ quán.
Ông Lưu Á Vĩ, Giám đốc chương trình Trung Quốc tại Trung tâm Carter ở Atlanta cho biết: “Tất cả người chơi đều biết luật của họ”.
Trong một bài bình luận, Tân Hoa Xã cho biết: “Lịch sử của bốn thập kỷ qua đã chứng minh rằng Trung Quốc và Mỹ có thể phá vỡ luật của trò chơi ... thông qua việc xây dựng một quan hệ đối tác hợp tác dựa trên sự tôn trọng lẫn nhau và cùng có lợi”.