Trung Quốc chế giễu Ấn Độ, cảnh cáo Đài Loan
Trung Quốc coi thường Hải quân Ấn Độ
Tờ Thời báo Hoàn Cầu, một tờ báo thuộc Đảng Cộng sản Trung Quốc, đã mô tả lực lượng hải quân Ấn Độ là “hổ giấy”. Những lời lẽ coi thường này được đưa ra trong bối cảnh có một cuộc đua khốc liệt giữa lực lượng hải quân của hai nước.
Tàu sân bay INS Vikrant - niềm tự hào nội địa của Ấn Độ |
Tờ báo này đã tỏ ra thách thức khi chế giễu tuyên bố của Ấn Độ rằng INS Vikrant là sản phẩm “nội địa”, gọi tàu sân bay đầy tự hào của New Dehli là “thương hiệu của 10.000 quốc gia” vì con tàu được cho là đã sử dụng bản thiết kế của Pháp, hệ thống lọc khí của Nga và động cơ do Mỹ chế tạo.
Khi nhắc đến chiếc tàu ngầm lớp Kilo bị nổ, tờ Thời báo Hoàn Cầu đã sử dụng ngôn từ khá hả hê về rủi ro của Ấn Độ: “Vụ nổ đã làm rõ năng lực hải quân thực tế của Ấn Độ”.
Ấn Độ có tàu sân bay hoạt động từ những năm 1950, với kinh nghiệm lâu năm trong việc quản lý con tàu khổng lồ này. Nước này cũng có hẳn một đơn vị không quân với kinh nghiệm dày dặn hoạt động trên tàu sân bay. Tuy nhiên, cho đến nay, tất cả các tàu sân bay của Ấn Độ đều là mua của nước ngoài. Các hoạt động kỹ thuật của chúng như cho ngừng hoạt động, sửa chữa tàu đều do lực lượng hải quân phương Tây hoặc Nga thực hiện. Nga hiện đang tân trang lại một chiếc tàu sân bay từ thời Xô Viết và sẽ được chuyển giao cho Ấn Độ vào năm tới.
Trong khi đó, Trung Quốc chưa hề có kinh nghiệm điều hành tàu sân bay hay bất cứ hoạt động không quân nào trên tàu sân bay. Vào tháng Chín năm ngoái, trong một sự vội vàng khẩn trương, Trung Quốc đã hạ thủy chiếc tàu sân bay đầu tiên, Liêu Ninh. Con tàu nặng 60.000 tấn, là tàu sân bay Varyag thuộc Liên Xô cũ.
Trung Quốc đã mua lại con tàu này từ Ukraine với giá 20 triệu USD khi Varyag được hoàn thành trong nửa đầu những năm 1990, ngay sau sự sụp đổ của Liên Xô. Tuy nhiên, tại thời điểm được vận hành, Liêu Ninh chỉ giống như một con tàu đầy đủ vỏ bọc của tàu sân bay hơn là một tàu sân bay đầy đủ. Nó cần thêm vô số các chương trình xây dựng và thử nghiệm.
Sau 1 năm ra mắt, Liêu Ninh vẫn đang trong quá trình thử nghiệm mạnh mẽ và chưa chính thức có một đội không quân hoạt động.
Lên tiếng cảnh cáo nhà lãnh đạo Đài Loan
Tổng thống dân cử Đài Loan Mã Anh Cửu, nổi tiếng với chính sách mềm mỏng đối với Trung Quốc, sẽ không được tham dự Diễn đàn Hợp tác kinh tế châu Á – Thái Bình Dương (APEC) được tổ chức vào năm tới ở Trung Quốc. Một quan chức cấp cao của Trung Quốc đã công bố lý do là bởi vì ông Mã đã đăng ký tham gia với chức danh là Tổng thống Trung Hoa Dân Quốc, tên chính thức của Đài Loan.
Tổng thống dân biểu Đài Loan - Mã Anh Cửu |
Ông Ni Yongjie, quan chức Trung Quốc, cho biết trên một bài báo của Thời báo Hoàn Cầu rằng ông Mã sẽ vẫn được chấp nhận tại diễn đàn APEC nếu xưng danh là “nhà lãnh đạo Đài Loan”.
Chính phủ Trung Quốc kiên quyết phản đối bất kỳ cuộc gặp mặt chính thức nào giữa các nhà lãnh đạo Trung Quốc và Đài Loan tại mọi hội nghị quốc tế. Hiện tại, Bắc Kinh vẫn cứng rắn theo đuổi nguyên tắc “Một Trung Quốc” – nguyên tắc cho rằng Đài Loan là một phần của Trung Quốc và chính phủ ở Bắc Kinh là chính phủ hợp pháp duy nhất của nước này.
Tuy nhiên, việc tổ chức APEC vào năm tới của Trung Quốc không nhất thiết phải liên quan đến bất cứ tuyên bố “chủ quyền” nào liên quan đến Đài Loan. Bắc Kinh hoàn toàn có thể thiết lập các điều kiện để ông Mã Anh Cửu có thể tham gia hội nghị này.
Trung Quốc tuyên bố chủ quyền đối với toàn bộ Đài Loan. Chính quyền Bắc Kinh luôn nhấn mạnh rằng Mã Anh Cửu chỉ là một nhà lãnh đạo địa phương dưới sự kiểm soát của thể chế chính trị Trung Quốc, không phải là người đứng đầu của một quốc gia có chủ quyền.
Điều này đặt ra một thách thức đặc biệt đối với ông Mã, người có chính sách ủng hộ Trung Quốc. Tuy nhiên, hầu hết người Đài Loan nhất quyết ủng hộ việc Đài Loan là một thể chế hoàn toàn độc lập với Trung Quốc. Mức tín nhiệm của các cử tri Đài Loan đối với ông Mã đã đạt mức thấp nhất trong năm nay, khi chỉ có 15% số người tham gia thăm dò dư luận tỏ ra ủng hộ ông.