Trung Quốc cảnh báo Ấn Độ “ngừng thử thách sự kiên nhẫn”
Trung Quốc yêu cầu Ấn Độ rút khỏi Tây Tạng vì đã xâm phạm lãnh thổ |
Ria Novosti đưa tin, Chính quyền Trung Quốc một lần nữa yêu cầu Ấn Độ ngừng thử thách sự kiên nhẫn của Bắc Kinh và ngay lập tức rút quân đội nước này khỏi lãnh thổ cao nguyên Doklam thuộc Khu tự trị Tây Tạng, nơi đã bị quân đội Ấn Độ xâm phạm biên giới quốc gia từ hơn một tháng trước.
Hôm thứ Năm vừa rồi (3/8), Bộ Ngoại giao và Quốc phòng Trung Quốc đã phát đi một tuyên bố, trong đó quan chức hai Bộ trên nhấn mạnh, rằng cho đến thời điểm này Trung Quốc vẫn tuân thủ các phương pháp ngoại giao như một nỗ lực để giải quyết tình hình đang ngày càng căng thẳng giữa Trung Quốc và Ấn Độ, tuy nhiên sự kiên nhẫn của họ chỉ có giới hạn.
Ngoại giao và gây hấn
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lục Khảng tuyên bố rằng: "hiện nay phía Ấn Độ liên tục đề cập tới từ "hòa bình" nhưng chúng tôi không chỉ nghe nói suông, mà chúng tôi còn nhìn vào hành động". Theo ông, Trung Quốc đang thể hiện thiện chí và sự kiên nhẫn, và ngay trước khi xây dựng đường qua cao nguyên Doklam, hôm 18/5 và 8/6 phía Trung Quốc đã gửi Ấn Độ cảnh báo về ý định tiến hành dự án của mình.
Qua đó, nhà ngoại giao Trung Quốc khẳng định rằng, phía Ấn Độ đã không đưa ra bất kỳ phản ứng qua một kênh thông tin nào cả. Ông này cho biết, thay vào đó New Delhi lại cử quân đội vũ trang qua biên giới vào ngày 18/6.
Ông Lục Khảng nhấn mạnh: "Sự việc xảy ra hơn một tháng trước, nhưng phía Ấn Độ không chỉ tiếp tục xâm phạm lãnh thổ Trung Quốc bất hợp pháp, mà còn sửa chữa hậu tuyến của mình, thu mua vật tư, lôi kéo nhóm vũ trang quần chúng, tất cả điều này được thực hiện không phải vì lợi ích hòa bình".
Theo ông, Ấn Độ không những không đáp trả lời kêu gọi của Trung Quốc về việc rút quân đội của mình và giải quyết vấn đề, mà thay vào đó còn viện đến nhiều lý do cũng như đưa ra cáo buộc đối với Bắc Kinh.
"Nếu phía Ấn Độ thực sự tôn trọng hòa bình, thì họ phải ngay lập tức rút quân" - nhà ngoại giao cho biết.
Ông Lục Khảng nhấn mạnh rằng Ấn Độ đã bỏ qua các cơ chế và các kênh thông tin liên lạc hiện có với Trung Quốc và việc không có bất kỳ thông tin liên lạc nào trên lãnh thổ của quân đội vũ trang Trung Quốc là một việc làm "vô trách nhiệm và liều lĩnh", và phía Ấn Độ phải chịu trách nhiệm về vấn đề này.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình |
Sự kiên nhẫn không vô hạn
Về phần mình, đại diện Bộ Quốc Phòng Trung Quốc- ông Nhậm Quốc Cường cho biết :"kể từ đầu vụ việc, Trung Quốc đã nỗ lực để giải quyết thông qua các kênh ngoại giao".
Ông Nhậm khẳng định: "Quân đội Trung Quốc đã luôn luôn xuất phát từ lợi ích của việc duy trì quan hệ song phương với Ấn Độ và hòa bình trong khu vực, nhưng ý định tốt đẹp đều phải dựa trên các nguyên tắc và sự ôn hòa chỉ có giới hạn".
Theo ông, không một nước nào nên đánh giá thấp khả năng của quân đội Trung Quốc trong việc bảo vệ hòa bình, cũng như không nên đánh giá thấp quyết tâm của Bắc Kinh trong việc bảo vệ chủ quyền của đất nước mình.
Đại diện quân đội tuyên bố: "Chúng tôi mạnh mẽ yêu cầu phía Ấn Độ ngay lập tức rút quân sự trên lãnh thổ của chúng tôi, để giải quyết vụ việc và khôi phục hòa bình cũng như bình yên trong khu vực biên giới giữa hai nước càng sớm càng tốt".
Kể từ giữa tháng Sáu đã nổ ra căng thẳng giữa Trung Quốc và Ấn Độ liên quan đến khu vực cao nguyên Doklam, một khu vực khai thác khoáng sản nằm trên ngã ba giao cắt các đường biên giới của Trung Quốc, Ấn Độ và Bhutan. Các công nhân Trung Quốc đã bắt đầu xây dựng một đường cao tốc xuyên qua cao nguyên, khiến Bhutan kịch liệt phản đối. Một vài ngày sau, quân đội Ấn Độ - một nước có quan hệ bằng hữu với Bhutan, đã vượt qua biên giới quốc gia và sau một cuộc giao tranh ngắn đã buộc quân đội Trung Quốc phải rời khỏi khu vực Doklam.
Sau đó, Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã tuyên bố rằng khu vực xây dựng con đường lại một lần nữa nằm dưới sự kiểm soát của quân đội Trung Quốc. Bộ Ngoại giao và Quốc phòng của Trung Quốc nhiều lần yêu cầu Ấn Độ rút quân khỏi lãnh thổ Trung Quốc và không khiêu khích khiến căng thẳng leo thang hơn nữa.
Nhân dịp kỷ niệm 90 năm Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA), Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, cho biết: Bắc Kinh vẫn cam kết hòa bình và đối thoại, Trung Quốc không phải là kẻ xâm lăng hay xâm lược, tuy nhiên cũng sẽ không cho phép bất cứ kẻ nào lấy được của mình dù một phần nhỏ lãnh thổ.