Trung Quốc: Bất ổn vì xung đột đất đai ngày càng gia tăng
Trung Quốc tăng cường cưỡng chế lấy đất của dân |
Thông báo trên được tổ chứcÂn Xá quốc tế (Amnesty International) đưa ra vào ngày hôm nay (11/10).
Những tranh chấp về quyền sở hữu đất đai đang là nguyên nhân làm tăng tính bất ổn và mâu thuẫn sâu sắc trong xã hội Trung Quốc – một trong những thách thức mà các nhà lãnh đạo tương lai của nước này như phó thủ tướng Tập Cận Bình sắp phải đối mặt.
Trong khi đó theo luật pháp, toàn bộ đất đai trên lãnh thổ Trung Quốc đều thuộc quyền sở hữu của chính phủ.
Bản báo cáo dài 85 trang của tổ chức Ân Xá quốc tế được tiến hành nghiên cứu từ tháng 2/2010 – 1/2012 cho thấy bằng biện pháp sử dụng vũ lực để lấy đất mà nhiều dân thường Trung Quốc đã bị thiệt mạng, ngồi tù và thậm chí phải tự sát.
Nicola Duckworth – giám đốc cấp cao của tổ chức Ân Xá quốc tế cho biết: "Khả năng, tính mạng của hàng triệu dân Trung Quốc đang nằm trong vòng nguy hiểm trong các đợt đàn áp di dời. Ngoài ra, hoạt động biểu tình phản đối việc buộc phải di dời khỏi nơi cư trú hiện nay mới chỉ được xem là một vấn đơn lẻ tại Trung Quốc. Nó sẽ dần biến thành chủ đề gây tranh cãi lớn khi Trung Quốc tiếp tục tiến hành biện pháp trên trong vòng những năm tới".
Hoạt động kinh doanh đất đai của các chính quyền địa phương Trung Quốc ngày càng gia tăng khi giới quan chức tranh giành tăng quỹ vốn nhằm đạt được những mục tiêu đầy tham vọng trong việc xây dựng cơ sở hạ tầng do Bắc Kinh đề ra ngay trong kế hoạch thúc đẩy kinh tế trị giá 4 ngàn tỷ Nhân dân tệ (586 tỷ USD), chính thức phát động vào cuối năm 2008 – đúng thời điểm bùng phát cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu.
Hoạt động đầu cơ tích trữ điên cuồng đã tạo ra hiện tượng bong bóng bất động sản khiến chính quyền tại các địa phương rơi vào khoản nợ 10,7 ngàn tỷ Nhân dân tệ (1,7 ngàn tỷ USD) giai đoạn cuối năm 2010 khi vay mượn để xây dựng các công trình hạ tầng. Kết quả là các quan chức địa phương buộc phải dùng tới phương án bán thêm đất để trả nợ.
Năm 2010, Bắc Kinh đã phát động một chiến dịch để hạn chế hoạt động buôn bán và phát triển đầu cơ. Biện pháp đã tỏ ra khá hiệu quả khi tỷ lệ bán đất của các nhà kinh doanh Trung Quốc trong vòng 8 tháng đầu năm 2010 đã giảm 16,2% so với năm 2011 và doanh thu giảm 7,6% so với cùng kỳ.
Ngoài ra, Trung Quốc cũng ban hành những quy định mới trong năm 2011 để hạn chế hoạt động thu hồi đất, cũng như hứa chi trả mức bồi thường hợp lý cho người dân mất đất.
Theo tổ chức Ân Xá quốc tế, những quy định trên mới chỉ được áp dụng cho một bộ phận dân cư sinh sống trong các khu vực thành phố. Bởi qua 40 đợt buộc di dời được tổ chức này điều tra, thì có tới 9 người tử vong do biểu tình hoặc chống lại lệnh di dời.
Điển hình, trong một đợt cưỡng chế lấy đất vào tháng 3/2010, cụ bà Wang Cuiyan (70 tuổi) đã bị chôn sống khi một đoàn công nhân khoảng 30 – 40 người tới phá dỡ ngôi nhà của bà tại thành phố Vũ Hán thuộc trung tâm tỉnh Hồ Bắc.
Các nhóm nhân quyền cũng liên tiếp lên tiếng chỉ trích chính phủ Trung Quốc đã không làm đủ trọng trách để ngăn chặn các vụ cưỡng chế lấy đất, phục vụ các sự kiện lớn như Olympics Bắc Kinh năm 2008 và Hội chợ quốc tế Thượng Hải năm 2010.