Trùng Khánh tập trung phá bỏ cây gai “Nhật Bản”

Những năm gần đây, nhân dân ở một số xã trên địa bàn huyện Trùng Khánh đưa một loại cây lạ (người dân địa phương thường gọi là cây gai Nhật Bản) từ vùng biên giới Việt - Trung về trồng làm hàng rào vườn, ruộng, rẫy để ngăn trâu, bò phá hoại cây trồng

Tuy nhiên, do tốc độ phát triển, lây lan nhanh, loại cây này đang gây ảnh hưởng đến việc đi lại, canh tác, lấn chiếm đất nông, lâm nghiệp.

    Trùng Khánh tập trung phá bỏ cây gai “Nhật Bản” - ảnh 1

    Cây gai “Nhật Bản” được nhân dân xã Đình Phong (Trùng Khánh) trồng làm hàng rào đã lấn chiếm đất canh tác, gây cản trở giao thông.

    Hiện nay, trên địa bàn các xã, thị trấn của huyện Trùng Khánh, tỉnh Cao Bằng đã xuất hiện cây gai Nhật Bản, với tốc độ lây lan nhanh. Theo thống kê chưa đầy đủ, toàn huyện hiện có gần 2 ha cây gai. Cây gai thuộc loài cây bụi, họ đậu, sinh trưởng, phát triển nhanh; thân cao 2 - 3 m, thân và lá có gai cứng từ gốc đến ngọn, hoa màu trắng, quả đầy lông ngứa. Khi quả chín, hạt có thể trôi theo dòng nước, phân tán theo gió..., hạt rơi ở đâu là nảy mầm ở đó. Quá trình phát triển của loài gai này rất nhanh, đã xâm lấn vào đất canh tác, một số diện tích đất nông nghiệp không thể canh tác được.

    Để ngăn chăn và hạn chế những tác động bất lợi do sự phát triển mạnh của loài gai trên, ngày 13/7/2015, UBND huyện Trùng Khánh đã ban hành Chỉ thị số 03/CT-UBND về việc tổ chức ngăn chặn sự phát triển và tiến tới diệt trừ cây gai. Theo đó, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Trạm Khuyến nông - Khuyến lâm huyện thường xuyên theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc tổ chức triển khai diệt trừ cây gai tại địa bàn các xã, thị trấn. Đưa việc tổ chức thực hiện diệt bỏ cây gai này vào chỉ tiêu thi đua giữa các xóm trên địa bàn. Huy động mọi lực lượng tiến hành chặt sát gốc cây, đào rễ phơi khô đem đốt. Hướng dẫn các hộ nông dân thay thế cây gai này bằng những loại cây trồng khác (như: cây cốt khí, thân cây cỏ VA06, tre, nứa...). Tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho nhân dân diệt trừ loại gai này từ khi mới mọc, ngăn ngừa không để phát triển và lan ra diện rộng... Huyện phấn đấu đến năm 2016, trên địa bàn không còn loại gai này.

    Phó Chủ tịch UBND xã Đình Phong Nông Văn Tuấn cho biết: Những năm trước đây, trên địa bàn xã có một số hộ dân đem cây gai từ khu vực biên giới về trồng, rào vườn. Nhân dân nhận thấy trồng cây gai này làm bờ rào hiệu quả, gia súc không phá hoại cây trồng được. Đến nay, 12/12 xóm trồng loài gai này, thấy không đem lại lợi ích, nhân dân đã chủ động chặt phá, nhưng chỉ ngăn chặn tạm thời. Hiện nay, các địa phương đã triển khai thực hiện tốt quy ước, hương ước của xóm cấm thả rông gia súc. Đồng thời xuất phát từ những bất lợi do cây gai gây ra, xã đã lập kế hoạch triển khai thực hiện chỉ thị của UBND huyện đến các xóm và tổ chức ra quân chặt phá loại cây gai này. Tuy nhiên với mức độ lây lan nhanh, quá trình chặt phá phức tạp, để chặt phá triệt để phải mất 1 - 2 năm.

    Theo Trưởng xóm Ta Liêng - Hát Pan Hoàng Văn Loan, cây gai phát triển nhanh, cản trở việc đi lại và canh tác, nhiều hộ dân đã chủ động chặt phá, đào gốc. Để ngăn chặn sự phát triển của cây gai, vừa qua xóm đã vận động nhân dân đóng góp trên 30 ngày công triệt phá cây gai trên địa bàn xóm bằng cách chặt, đào gốc phơi khô để đốt.

    Với các biện pháp chỉ đạo quyết liệt của các cấp ủy Đảng, chính quyền, sự vào cuộc nhiệt tình của nhân dân, trong thời gian tới, huyện Trùng Khánh sẽ loại bỏ hoàn toàn cây gai gây bất lợi cho nhân dân trong canh tác và đời sống; là mô hình để các địa phương khác cũng có loại cây gai này học tập, làm theo.

    Văn Hiếu/Báo Cao Bằng

    Truyền thông Hồng Kông hết lời ca ngợi Sa Pa

    Sa Pa (Lào Cai) với vẻ đẹp hoang sơ và văn hóa đa dạng, từ lâu là điểm đến hấp dẫn du khách trong và ngoài nước. Mới đây, nhật báo South China Morning Post (SCMP - Hồng Kông, Trung Quốc) dành nhiều lời “có cánh” cho mảnh đất Tây Bắc này.

    Hẻm khu Cây Da Sà: Dân một thời không dám khai địa chỉ, cố thoát ‘ả phù dung’

    Một thời, sống ở nơi được mệnh danh là "thủ phủ ma túy" ở TPHCM, người dân lương thiện ra ngoài không dám khai địa chỉ, cố mưu sinh để thoát khỏi những cám dỗ từ "ả phù dung".

    Bánh tôm hồ Tây - Món ăn nức tiếng của Hà Nội 'gây thương nhớ' cho du khách quốc tế

    Đến với Thủ đô Hà Nội, du khách nước ngoài không chỉ thích thú với các địa điểm du lịch nổi tiếng, mà còn nhớ mãi món ăn, đặc sản nức tiếng bất cứ ai cũng đã từng thưởng thức, đó chính là bánh tôm hồ Tây.

    Sự kiện ‘FWD Box Sống đầy’ thu hút đông đảo người dân TP.HCM

    Trong 2 ngày 12 và 13/10, sự kiện “FWD Box Sống đầy” do Bảo hiểm Nhân thọ FWD Việt Nam tổ chức đã diễn ra tại Bưu điện TP.HCM, với nhiều hoạt động tương tác hấp dẫn.

    Tiến sĩ Tân Nhàn trẻ đẹp tuổi 42, vợ chồng Lã Thanh Huyền tình tứ

    Tiến sĩ, ca sĩ Tân Nhàn trẻ đẹp tuổi 42. Vợ chồng diễn viên Lã Thanh Huyền tình tứ trời Tây.

    Một thời ở hẻm 'Năm Cam', trai khó lấy được vợ nơi khác, gái không thể gả đi xa

    Một thời, sống trong con hẻm là nơi ở của trùm giang hồ Năm Cam, người dân lương thiện gặp nhiều phiền toái, khó khăn. Họ bị hiểu lầm, kỳ thị. Nhưng nay, mọi thứ đã đổi thay.

    Điểm hẹn du lịch miền Bắc Việt Nam những ngày đẹp nhất năm

    Miền Bắc đang bước vào mùa đẹp nhất năm với những trải nghiệm du lịch lôi cuốn. Nếu bạn đang tìm một kỳ nghỉ thu đông thú vị, hãy cân nhắc Hạ Long và Sa Pa, 2 điểm đến lọt top thịnh hành nhất thế giới năm 2024 do TripAdvisor bình chọn.

    Thức uống từ mãng cầu được giới trẻ yêu thích

    Quả mãng cầu, hay còn gọi là quả na hoặc mãng cầu xiêm, vốn là loại quả nổi tiếng với giới trẻ bởi những món uống cực hot như trà mãng cầu, sinh tố mãng cầu... Đây còn là loại quả chứa nhiều lợi ích cho sức khỏe nhờ hàm lượng dinh dưỡng phong phú.

    Diễn viên Thanh Hương sau đổ vỡ: Tôi không thiếu những người đàn ông theo đuổi

    Diễn viên Thanh Hương cho biết muốn kín tiếng trong chuyện riêng tư và hiện chưa nghĩ tới việc kết hôn dù không thiếu người theo đuổi.

    Cảnh lạ ở hẻm ‘nhà thùng’ TPHCM: Trăm năm ngăn đôi 2 cảnh đời trái ngược

    Hẻm "nhà thùng", có từ thời Pháp thuộc như ngăn đôi 2 cảnh đời trái ngược với một bên là dãy nhà cao cửa rộng trong khi phía đối diện là những căn nhà bé tí, lụp xụp rộng chưa đầy 10m2.

    Đang cập nhật dữ liệu !